Bài viết sẽ đem đến thông tin quan trọng về thời hạn làm căn cước công dân và sử dụng căn cước công dân để bạn đọc kịp thời làm CCCD đúng hạn, kịp thời sử dụng khi cần thiết.
Với những người tiến hành làm căn cước công dân lần đầu thì thời hạn làm là khi đủ 14 tuổi. Từ 14 tuổi trở lên công dân sẽ phải làm căn cước.
Các trường hợp cấp đổi căn cước công dân quy định như sau:
- Công dân đã từng tiến hành làm và nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp thì trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi, phải tiến hành cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp.
- Công dân được cấp giấy chứng minh nhân dân: Giấy chứng minh nhân dân được quy định có giá trị sử dụng 15 năm nên hết hạn sử dụng thì đó cũng là thời gian công dân tiến hành cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.
- Công dân đã được cấp thẻ căn cước có mã vạch: Loại căn cước công dân có mã vạch theo quy định sẽ có giá trị sử dụng là 20 năm nên hết thời hạn sử dụng thì đó cũng là cũng là thời gian công dân cần tiến hành đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Những quy định về thời gian thực hiện làm căn cước công dân gắn chip
Bên cạnh đó công dân cũng sẽ đến thời gian cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân khi rơi vào các trường hợp như sau:
- Căn cước công dân không sử dụng được, bị hỏng.
- Thay đổi thông tin trên căn cước công dân về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính hay quê quán trên căn cước công dân.
- Trên thẻ có sai sót về thông tin.
- Công dân yêu cầu cấp lại căn cước công dân.
- Thẻ Căn cước công dân bị mất
- Trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem nhanh: 4 cách tra cứu căn cước công dân gắn chip đơn giản nhất 2023
Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 đã có quy định về giá trị sử dụng rất cụ thể về thẻ CCCD gắn chip. Nội dung quy định giá trị sử dụng căn cước công dân tại Việt Nam về cơ bản như sau:
- Căn cước công dân chính là giấy tờ tùy thân của công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để tiền hành các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
- Căn cước công dân sử dụng thay cho hộ chiếu trong ở Việt Nam và quốc gia có ký kết điều ước hay thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng căn cước công dân thay thế cho hộ chiếu.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước, sử dụng số định danh cá nhân trên Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ
- Khi công dân xuất trình Căn cước công dân theo yêu cầu thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác.
- Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định pháp luật.
Giá trị sử dụng CCCD gắp chip và thời gian sử dụng
Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã có quy định về xử phạt vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, đối với những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD”
Qua quy định trên đây thì chỉ khi nào giấy chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân mã vạch hết hạn mà công dân không đi cấp đổi lại thẻ thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh cáo hay phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Phí phạt đối với trường hợp vi phạm thời gian và quy định làm CCCD gắn chip
Khi đã nắm rõ về thời hạn làm căn cước công dân bạn nên tiến hành đổi lại nếu hết hạn theo quy định của pháp luật càng sớm càng tốt. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Giải pháp đọc và xác thực căn cước công dân gắn chip Vega Fintech