Phân loại giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu

03/06/2024

Phân loại giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu

Nội dung

Giao dịch dân sự là một khái niệm quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Mọi người có thể nghe đến loại giao dịch này nhưng không phải ai cũng biết rõ bản chất giao dịch dân sự là gì. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phân loại giao dịch dân sự và những biện pháp xác thực tối thiểu khi thực hiện loại giao dịch này. Cùng theo dõi nhé!

Giao dịch dân sự là gì?

Phân loại giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu

Giao dịch dân sự là một loại giao dịch phổ biến trong cuộc sống hàng ngày

Giao dịch dân sự được thể hiện rõ tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, là căn cứ để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Cụ thể:

- Hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. 

Ví dụ về hợp đồng có thể là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán ô tô, hợp đồng hợp tác kinh doanh…

- Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một cá nhân nhằm thay đổi, bắt đầu hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, ví dụ như giấy ủy quyền, lập di chúc, hứa thưởng…

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Phân loại giao dịch nhân sự

Phân loại giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu

Giao dịch nhân sự bằng hợp đồng

Tất cả các giao dịch dân sự đều có điểm chung tạo thành bản chất của chúng: đó là ý chí của chủ thể tham gia. Căn cứ vào các bên tham gia, giao dịch dân sự có thể được phân thành 3 loại: hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự có điều kiện

1. Hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là giao dịch thể hiện ý chí của hai hoặc nhiều bên nhằm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự là giao dịch phổ biến hàng đầu trong đời sống. Thông thường, hợp đồng có hai bên tham gia, thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể. Nhưng cũng có thể tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (như hợp đồng hợp tác – Điều 504 Bộ luật Dân sự năm 2015). Mỗi bên trong hợp đồng có thể bao gồm một hoặc nhiều chủ thể. 

Trong hợp đồng, ý chí của một bên yêu cầu sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó hình thành hợp đồng. Do đó, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận nhằm thống nhất ý chí chung của hai hoặc nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. 

"Thỏa thuận" không chỉ là nguyên tắc mà còn là đặc trưng của hợp đồng dân sự, được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn của quan hệ hợp đồng – từ giao kết, thực hiện, đến sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. 

Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất (như lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (như hai cá nhân hoặc tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Trong nhiều tình huống, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có người khác đáp ứng được các điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra.

2. Hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (như lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Cũng có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân hoặc tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). 

Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có người khác đáp ứng được các điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đặt ra. Những người này phải đáp ứng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch (như hứa thưởng, thi có giải…). Hành vi pháp lý đơn phương là một loại giao dịch nên nội dung và hình thức phải phù hợp với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015).

3. Giao dịch dân sự có điều kiện

Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào một sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra, giao dịch sẽ phát sinh hoặc bị hủy bỏ.

Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do người xác lập giao dịch định ra (trong hợp đồng, điều kiện này do các bên thỏa thuận). Nó phải là sự kiện thuộc về tương lai và việc xảy ra hay không xảy ra của sự kiện này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch. Sự kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch phải hợp pháp. Quy định về giao dịch dân sự có điều kiện (Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015) cho phép các chủ thể thực hiện tốt hơn các quyền dân sự của mình.

Giao dịch có thể được thiết lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ. Trong trường hợp giao dịch có điều kiện phát sinh, giao dịch được thiết lập trước nhưng chỉ có hiệu lực khi một sự kiện cụ thể xảy ra. Ngược lại, trong trường hợp giao dịch có điều kiện hủy bỏ, giao dịch được thiết lập và có hiệu lực, nhưng nếu sự kiện điều kiện xảy ra, thì giao dịch sẽ bị hủy bỏ.

Các biện pháp xác thực tối thiểu

Phân loại giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu

Sinh trắc học là một biện pháp xác thực được sử dụng nhiều hiện nay

Theo phụ lục 02 Quyết định 2345/QĐ-NHΝN năm 2023, các biện pháp xác thực sinh trắc học trong giao dịch trực tuyến trong các giao dịch dân sự gồm có như sau:

TT

Biện pháp

Chi tiết về biện pháp

1

OTP qua SMS, Voice hoặc Email

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking/Mobile Banking sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn SMS (SMS OTP), cuộc gọi thoại (Voice OTP), hoặc thư điện tử (Email OTP) đã đăng ký. Khách hàng nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến để hoàn thành giao dịch.

2

Thẻ ma trận OTP

Thẻ ma trận là một bảng hai chiều (dòng, cột), mỗi ô tương ứng với một mã OTP. Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập mã OTP từ vị trí dòng, cột cụ thể trên thẻ ma trận để hoàn thành giao dịch.

3

Soft OTP loại cơ bản

Phần mềm tạo mã OTP (Soft OTP) được cài đặt trên thiết bị di động đã đăng ký với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian và đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến. Khi thực hiện giao dịch, khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Soft OTP để hoàn thành giao dịch.

4

Soft OTP loại nâng cao

Soft OTP loại nâng cao cũng được cài đặt trên thiết bị di động đã đăng ký. Mã OTP được tạo kết hợp với mã giao dịch (transaction signing). Khi thực hiện giao dịch, hệ thống sẽ tạo mã giao dịch và khách hàng nhập mã này vào Soft OTP để tạo ra mã OTP. Sau đó, mã OTP này được nhập vào giao diện thanh toán để hoàn thành giao dịch.

5

Token OTP loại cơ bản

Token OTP là thiết bị tạo mã OTP. Mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian và đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến. Khi thực hiện giao dịch, khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Token OTP để hoàn thành giao dịch.

6

Token OTP loại nâng cao

Token OTP loại nâng cao tạo mã OTP kết hợp với mã giao dịch (transaction signing). Khi thực hiện giao dịch, hệ thống tạo mã giao dịch và khách hàng nhập mã này vào Token OTP để tạo mã OTP. Sau đó, khách hàng nhập mã OTP này vào giao diện thanh toán để hoàn thành giao dịch.

7

Xác thực hai kênh

Khi thực hiện giao dịch, hệ thống gửi yêu cầu xác thực giao dịch đến thiết bị di động của khách hàng qua kênh thoại, mã USSD hoặc phần mềm chuyên dụng. Khách hàng phản hồi trực tiếp qua kênh đã kết nối để xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện giao dịch.

8

Sinh trắc học

Khi thực hiện giao dịch, hệ thống yêu cầu khách hàng xác thực bằng các dấu hiệu sinh trắc học như khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay, vân tay, mống mắt hoặc giọng nói để đảm bảo tính xác thực cao.

9

FIDO

Tiêu chuẩn xác thực của FIDO Alliance (tham khảo tại Fidoalliance.org). Khi thực hiện giao dịch, hệ thống yêu cầu khách hàng sử dụng thiết bị U2F/UAF (qua cổng USB, Bluetooth, NFC) hoặc phần mềm xác thực tích hợp với điện thoại hoặc trình duyệt đáp ứng tiêu chuẩn FIDO2. Thiết bị hoặc phần mềm sẽ tự động giao tiếp để xác thực địa chỉ website và giao dịch.

10

Chữ ký điện tử an toàn

Khi thực hiện giao dịch, hệ thống yêu cầu khách hàng sử dụng chữ ký điện tử an toàn đã đăng ký. Chữ ký này bao gồm chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, chữ ký số, hoặc chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định pháp luật.

Trên đây là một số thông tin về giao dịch dân sự và các biện pháp xác thực tối thiểu.  Hiểu về nội dung này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc thực hiện các biện pháp định danh trong giao dịch dân sự, đảm bảo an toàn trong các giao dịch của mình và người thân.

Vega Fintech hân hạnh giới thiệu giải pháp xác thực sinh trắc học khuôn mặt tiên tiến, mang đến trải nghiệm thanh toán an toàn, nhanh chóng và dễ dàng cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Với giải pháp của Vega Fintech, bạn có thể:

  • Nâng cao bảo mật: Xác thực sinh trắc học khuôn mặt giúp loại bỏ nguy cơ gian lận, bảo vệ thông tin tài chính của khách hàng khỏi các hành vi trộm cắp dữ liệu.
  • Tối ưu trải nghiệm: Khách hàng có thể thanh toán chỉ bằng một thao tác đơn giản bằng quét khuôn mặt, thay vì phải nhập mật khẩu phức tạp.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giải pháp tự động hóa quy trình xác thực, giúp giảm thiểu thời gian giao dịch và chi phí vận hành cho doanh nghiệp.