Mã độc là gì? 5 loại mã độc phổ biến hiện nay

10/05/2023

Mã độc là gì? 5 loại mã độc phổ biến hiện nay

Nội dung

Mã độc là mã được chèn vào hệ thống hoặc tập lệnh nhằm gây ra các hiệu ứng không mong muốn, gây thiệt hại cho hệ thống. Hiện nay có 5 loại mã độc phổ biến mà bạn cần phải biết. Cùng Vega Fintech tìm hiểu nhé.

I. Mã độc là gì?

Mã độc chính là là phần mềm độc hại. Đây là chương trình được bí mật chèn vào hệ thống nhằm thực hiện các hành vi phá hoại. Khi xâm nhập thành công, mã độc đánh cắp thông tin, làm gián đoạn hệ thống, gây tổn hại tới tính toàn vẹn, tính bí mật của máy tính nạn nhân.

Mã độc là gì?

Mã độc là một trong những rủi ro trong thời đại số hoá

Mã độc có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động độc hại như lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, truy cập vào máy tính từ xa, thực hiện các cuộc tấn công DDoS hoặc lây lan nhiễm cho các thiết bị khác.

Xem ngay: An ninh mạng là gì? Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

II. Phân loại và các đặc tính của mã độc

1. Virus

Virus

Virus là một trong những dạng mã độc phổ biến

Nhiều người nhầm lẫn virus chính là mã độc nhưng thực tế, virus là một dạng trong các loại mã độc mà thôi. Điểm khác biệt là virus có khả năng lây lan cực nhanh. Nếu không phát hiện kịp thời, khó để dọn sạch. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại mã độc khác “lên ngôi”.

Số lượng virus chiếm chưa đến 10% trong tổng số mã độc. 3 loại virus phổ biến nhất hiện nay là:

Virus Hoax: Là những cảnh báo giả về virus. Các cảnh bảo giả núp dưới dạng yêu cầu khẩn cấp để bảo vệ hệ thống. Mục tiêu là cố gắng lôi kéo mọi người gửi cảnh báo qua email. Các thư cảnh báo có thể chứa chỉ dẫn về thiết lập lại hệ điều hành, xoá file làm nguy hại hệ thống. Kiểu cảnh báo giả này gây tốn thời gian, quấy rối bộ phận hỗ trợ kỹ thuật khi nhiều người gọi đến yêu cầu dịch vụ.

Scripting Virus: Là loại virus viết bằng các ngôn ngữ script. Các loại virus này có đặc điểm dễ viết, dễ cài đặt. Chúng tự lây lan sang các file script khác, thay đổi nội dung cả các file html.

File Virus thường lây vào các file thực thi, đoạn mã virus sẽ được kích hoạt trước và thực hiện các hành vi phá hoại.

Tìm hiểu thêm thông tin: Lỗ hổng bảo mật là gì? 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay

2. Trojan horse

Trojan horse

Trojan là dạng mã độc khó phát hiện và gây nhiều khó khăn

Các loại mã độc Trojan được “che giấu” trong phần mềm máy tính để bí mật xâm nhập vào. Tới thời điểm thuận lợi, sẽ đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm quyền điều khiển. Bản chất của Trojan là không tự lây mà sử dụng phần mềm khác để phát tán. Trojan có thể chia thành 3 loại:

Backdoor: Là loại mã độc thuộc dạng Trojan. Khi xâm nhập vào máy tính, backdoor mở ra một cổng dịch vụ cho phép tin tặc điều khiển máy tính. Tin tặc có thể cài phần mềm backdoor lên nhiều máy tính thành một mạng lưới các máy bị điều khiển.

Adware: Đây là loại Trojan nhằm mục đích quảng cáo. Adware ngụy trang dưới dạng chương trình hợp pháp để lừa người dùng cài đặt. Khi bị nhiễm adware, thiết bị sẽ bị thay đổi trang chủ tìm kiếm, bị làm phiền bởi quảng cáo…

Spyware là phần mềm đánh cắp thông tin. Một khi đã xâm nhập thành công, spyware sẽ điều khiển máy chủ và chuyển dữ liệu người dùng đến một máy khác.

3. Ransomware

Ransomware

Ransomware - dạng mã độc trên máy tính khá phổ biến

Ransomware là một loại mã độc được thiết kế để mã hóa các tệp tin trên máy tính, ngăn chặn người dùng truy cập dữ liệu, sử dụng thiết bị. Khi một hệ thống bị tấn công bằng ransomware, các tệp tin sẽ được mã hóa bởi một thuật toán mã hóa mạnh, và một tin nhắn yêu cầu trả tiền chuộc sẽ xuất hiện trên màn hình. Để lấy lại dữ liệu và quyền kiểm soát, nạn nhân cần chuyển tiền cho tin tặc. Tuy nhiên, sau khi người dùng đã trả tiền, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ nhận được chìa khóa giải mã và các tệp tin của họ.

Ransomware thường được phân tán qua các tệp tin đính kèm email, các trang web độc hại, hoặc các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống.

Để bảo vệ khỏi ransomware, người dùng cần cập nhật hệ thống và phần mềm bảo mật, sử dụng phần mềm chống virus và tránh mở các tệp tin hoặc email không rõ nguồn gốc.

4. Worm

Worm

Worm được đánh giá là dạng mã độc có tốc độ nhanh và nguy hiểm

Worm là một loại phần mềm độc hại có khả năng tự sao chép và tự lây nhiễm mà không cần sự tương tác của người dùng. Worm thường được thiết kế để lây nhiễm nhiều máy tính khác nhau và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống mạng.

Worm phát tán qua email. Các email có nội dung giật gân, hấp dẫn để thu hút lượt click của người dùng. Nhờ email giả mạo mà worm lây lan theo cấp số nhân. Một khi một hệ thống bị lây nhiễm, worm có thể sử dụng các lỗ hổng bảo mật để lây nhiễm các hệ thống khác trong cùng mạng. Worm cũng có thể tạo ra các bản sao của chính nó và truyền chúng đến các hệ thống khác, khiến cho số lượng thiết bị bị nhiễm tăng lên rất nhanh chóng.

Worm thường gây ra thiệt hại bằng cách tiêu tốn tài nguyên hệ thống, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy tính và có thể gây ra sự cố về mạng. Ngoài ra, worm cũng được tin tặc sử dụng để tấn công mạng, phá hoại các dịch vụ mạng và đánh cắp thông tin.

Để bảo vệ khỏi worm, người dùng cần thường xuyên cập nhật phần mềm bảo mật và hệ điều hành, sử dụng phần mềm diệt virus và tránh mở các email hoặc các tệp tin không rõ nguồn gốc.…

5. Rootkit

Rootkit

Rootkit là dạng mã độc nguy hiểm và khó xử lý

Đây là một trong những loại mã độc nguy hiểm nhất. Rootkit là chương trình máy tính được thiết kế để truy cập vào hệ thống máy tính mà vẫn che giấu được sự hiện diện của nó và phần mềm độc hại.

Nhờ rootkit, các phần mềm độc hại trở nên “vô hình” trước những công cụ rà quét, thậm chí trước cả phần mềm diệt virus. Việc phát hiện mã độc khó khăn hơn rất nhiều trước sự bảo vệ của rootkit.

III. Những mối đe dọa mà mã độc mang lại

Những mối đe dọa mà mã độc mang lại

Những tác hại mà mã độc mang lại cho hệ thống thông tin và dữ liệu

Mã độc là mối nguy hại trên toàn cầu. Nhiều loại mã độc nguy hiểm đến mức chuyên gia công nghệ cũng bị chúng làm đau đầu. Mã độc có nhiều loại, đặc tính và tác hại khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy tác hại chung của các loại mã độc như sau:

- Làm chậm tốc độ máy tính: Bất kể ứng dụng hay phần nào trên máy tính đều phải nhờ đến năng lực xử lý của CPU. Khi mã độc xâm nhập vào hệ thống sẽ chiếm dụng tài nguyên, gây tê liệt hệ thống máy tính. Những thiết bị sau khi bị nhiễm mã độc sẽ hoạt động chậm so với tốc độ ban đầu.

- Treo máy tính: Vô hiệu hóa máy tính là tác hại về phần cứng mà mã độc gây ra. Với khả năng vô hiệu hóa người dùng không thể hoạt động và sử dụng máy tính của mình. Để sử dụng trở lại phải mất một khoản chi phí khá lớn.

- Ảnh hưởng dữ liệu cá nhân: Tùy từng loại mã độc cũng như mục đích của người tạo ra chúng sẽ có mức độ “phá hoại” khác nhau. Có thể chỉ là xâm nhập vào máy tính, đọc trộm dữ liệu. Nhưng cũng có trường hợp đánh cắp thông tin người dùng với mục đích phạm pháp hoặc “ăn” dữ liệu.

- Tác động đến các ứng dụng: Khi mã độc xâm nhập vào máy, có thể tác động đến các ứng dụng, phần mềm, gây ra một số thay đổi trên giao diện khi thao tác. Một số virus tạo ra tình trạng các cửa số quảng cáo liên tục bật lên làm người dùng khó chịu.

IV. Các phòng tránh mã độc tối ưu nhất hiện nay

Các phòng tránh mã độc tối ưu nhất hiện nay

Cách phòng tránh các loại mã độc hiệu quả hiện nay

Một vài biện pháp phòng tránh mã độc mà bạn có thể thực hiện như:

- Luôn cài đặt, cập nhật phần mềm chống virus trên máy tính. Các phần mềm chống Virus phổ biến như: Kaspersky, CyStack, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav, … Các phần mềm này giúp phòng tránh mã độc, yên tâm hơn khi duyệt web hoặc download phần mềm.

- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành. Các bản cập nhật cho các ứng dụng đang sử dụng và cập nhật chương trình diệt virus nhằm tránh các loại mã độc lợi dụng các lỗ hổng để lây lan, giúp phần mềm diệt virus làm việc hiệu quả hơn.

- Không mở mở các tệp đính kèm, email không rõ nguồn gốc.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet tạo ra môi trường lây lan cho các loại mã độc. Các loại mã độc phát triển theo xu hướng kết hợp lại với nhau tạo thành những thế hệ mã độc mới nguy hiểm hơn. Người dùng cần quét virus trên các thiết bị sử dụng Internet, cập nhật phần mềm antivirus/antimalware… để hạn chế nhiễm các loại mã độc. Vega Fintech mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống?