Lỗ hổng bảo mật là gì? 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay

09/05/2023

Lỗ hổng bảo mật là gì? 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay

Nội dung

Trong hệ thống thông tin, lỗ hổng bảo mật là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu bởi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Nó là điểm yếu mà tin tặc có thể xâm nhập để lợi dụng truy cập trái phép, khai thác thông tin bất hợp pháp.

Khi khai thác được lỗ hổng, sẽ phát tán các mã độc hoặc ăn cắp thông tin nhạy cảm. Dưới đây là những thông tin cơ bản về những vấn đề liên quan đến lỗ hổng bảo mật và 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay.

I. Lỗ hổng bảo mật là gì?

Lỗ hổng bảo mật (security vulnerability) được hiểu là yếu điểm trong quá trình lập trình hoặc cấu hình bị sai hệ thống. Qua đó tạo ra lỗ hổng dẫn dến việc các tin tặc, kẻ tấn công mạng có thể tấn công, xâm nhập trực tiếp vào các dữ liệu mà không cần theo quy trình thông thường.

Exploit (khai thác lỗ hổng bảo mật) sẽ giúp cho các Hacker tận dụng để đạt được mục đích.

Lỗ hổng bảo mật là gì?

Lỗ hổng bảo mật trong việc lưu trữ và xử lý thông tin

Với lỗ hổng bảo mật, nó là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm và định nghĩa với nhiều lý giải khác nhau nhưng hiểu đơn giản là nó là điểm hạn chế của một phần cứng, phần mềm, giao thức, hệ thống thông tin kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật mà thông qua đó các thông tin dễ bị đối tượng bên ngoài kiểm soát, phát tán mã độc hoặc đánh cắp dữ liệu.

II. Nguyên nhân tạo ra lỗ hổng bảo mật

Trong thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra lỗ hổng bảo mật. Đó có thể là do việc thêm quyền đối với người dùng hoặc cho phép các người dùng không hợp pháp được nhưng truy nhập vào hệ thống.

Lỗ hổng cũng có thể tồn tại ngay chính tại các hệ điều hành như Windows XP, Windows NT, UNIX, các thiết bị router, modem hoặc trong các ứng dụng như word processing, các hệ Databases.

Ngoài nguyên nhân thuộc về lỗi của hệ thống, kỹ thuật, các cài đặt thông tin, cấu hình và bảo vệ của người lập trình thì sự yếu kém, thiếu hiểu biết của người dùng cũng là một con đường để kể xấu dễ dàng tấn công vào hệ thống thông tin.

Nguyên nhân tạo ra lỗ hổng bảo mật

Nguyên nhân chính dẫn tới lỗ hổng thông tin

III. Khi nào lỗ hổng bảo mật bị xâm nhập?

Nếu lỗ hổng trong bảo mật có ít nhất một vectơ đã biết và đang hoạt động thì nó có thể bị khai thác.

Trong thuật ngữ chuyên ngành “Window of vulnerability” sẽ là cụm từ được dùng để chỉ khoảng thời gian từ khi một lỗ hổng được biết đến khi được sửa.

Khi nào lỗ hổng bảo mật bị xâm nhập?

Xâm nhập và đánh cắp thông tin thông qua lỗ hổng bảo mật

IV. Cách ngăn chặn lỗ hổng bảo mật hiệu quả

Mỗi một lỗ hổng bảo mật sẽ có những cách ngăn chặn khác nhau. Tuy nhiên, ngoài việc dựa vào yếu tố kỹ thuật thì việc thiết lập các tường rào bảo vệ thông tin ngay từ ban đầu là vô cùng quan trọng. Trong khi lập trình, trong khi cài đặt các kỹ sư hệ thống phải tránh được tối đa các rủi ro trong việc tạo kẽ hở cho các tin tặc xâm nhập vào với mục đích xấu.

Nếu đơn vị, tổ chức, ca nhân đó có các phương pháp bảo mật mạnh, thì sẽ có ít lỗ hổng. Và nếu tổ chức được bảo mật S3 đúng cách thì dữ liệu bị rò rỉ sẽ thấp hơn.

Tương tự, cũng có thể hạn chế các rủi ro ở bên thứ ba bằng các chiến thuật quản lý (third-party risk management và vendor risk management).

Không những thế, khi sử dụng, người dùng cũng phải cẩn trọng tuyệt đối. Cảnh giác trước các đăng nhập vào thông tin để hạn chế được những lợi dụng của kẻ xấu trong việc đột nhập thông tin.

Cách ngăn chặn lỗ hổng bảo mật hiệu quả

Cách ngăn chặn những lỗi bảo mật thông tin hiện nay

V. 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay:

1. SQL injection

Trong SQL injection, các hacker sẽ gửi code bằng cách điền các biểu mẫu gửi đến ứng dụng. Ví dụ, hacker có thể nhập SQL database code vào form yêu cầu username ở dạng plaintext. Nếu điền các form đó không được bảo mật, điều này sẽ dẫn đến việc SQL code đó sẽ được thực thi. Kiểu tấn công này khá đơn giản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Chính vì vậy, dù nó đã được nghiên cứu từ cách đây hàng chục năm nhưng đến nay nó vẫn rất phổ biến.

Xem thêm: Mysql là gì? Các kiểu dữ liệu trong mysql mà bạn cần biết

SQL injection

Lỗ hổng bảo mật thông qua SQL injection

2. Buffer overflow

Buffer overflows cũng là một trong những lỗ hổng quen thuộc, nó sẽ xảy ra khi tiến trình lưu dữ liệu quá giới hạn của bộ nhớ đệm. Để bảo vệ lỗ hổng này, các ngôn ngữ Web như Java có cơ chế bảo vệ riêng. Nhưng với các ứng dụng mobile viết bằng C/C++ thì lại rất dễ gặp lỗi này.

3. Directory traversal

Hay còn gọi là path traversal – nó là một loại lỗ hổng cho phép kẻ tấn công có quyền truy cập vào các thư mục bị giới hạn, thực hiện các lệnh bên ngoài của máy chủ web. Chỉ cần gửi một yêu cầu với chuỗi ký tự “../”, trỏ đến thư mục mẹ. Lỗ hổng này sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm khi kết hợp với các lỗ hổng khác.

Directory traversal

Lỗ hổng bảo mật path traversal rất phổ biến hiện nay

4. Lộ dữ liệu nhạy cảm

Việc xâm nhập và bị lộ các dữ liệu nhạy cảm sẽ xảy ra khi các kiểm soát bảo mật như HTTPS không được thực hiện đúng và để lại lỗ hổng, các tin tặc thông qua đó có thể ăn cắp các thông tin.

5. Thư viện, dependencies

Những sự tiện lợi trong việc tái sử dụng các code trên thư viện có sẵn cũng sẽ đi kèm với các mối đe dọa về lỗ hổng bảo mật. Các tác nhân độc hại có thể xuất hiện và tiếp quản các thành phần đáng tin cậy. Và nếu không biết những thứ có trong cơ sở mã, bạn sẽ không thể theo dõi và sửa chữa được nó.

6. Web services và APIs

API càng ngày càng phổ biến bởi những ứng dụng được viết bằng JavaScript và sử dụng nó để lấy dữ liệu. API đóng vai trò liên kết giữa khách hàng và các ứng dụng hoặc dịch vụ web.

Tuy nhiên, các API lại chứa các lỗ hổng khiến ứng dụng dễ bị tấn công. Các tác nhân không tốt có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu nhạy cảm thông qua các dịch vụ và API không an toàn.

Web services và APIs

Lỗ hổng bảo mật được hình thành thông qua API

7. Cross-site scripting (XSS)

Cross-site scripting là một lỗ hổng khá quen thuộc trong các ứng dụng web. XSS cho phép các hacker xâm nhập từ phía máy khách vào trang web công cộng và sử dụng các công cụ kiểm soát việc truy cập của họ. Đây được xem là một trong những lỗ nguy hiểm hàng đầu trong các ứng dụng web.

8. Các vấn đề về đăng nhập

Nếu bạn kiểm soát quyền truy cập vào file log của mình thì việc quản lý chúng chú tâm là một lợi thế. Nó có thể giúp bạn tìm ra một cuộc tấn công và xác định những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Nhưng khi bạn không kiểm soát về quyền truy cập vào các file log thì các tin tặc rất dễ để tấn công vào các thông tin không được mã hóa của bạn.

9. Missing or broken authentication

Khi các chức năng được thực hiện không chính xác, hacker có thể dễ dàng xâm nhập, đánh cắp thông tin tài khoản, pass và khai thác các lỗ hổng khác bằng các chứng chỉ đã đánh cắp.

Missing or broken authentication

Missing or broken authentication - Lỗ hổng bảo mật đang được nhiều người quan tâm

10. Broken Access Control

Khi người dùng bị hạn chế việc kiểm soát truy cập, các tin tặc có thể truy cập các chức năng trái phép. Kiểm soát truy cập sẽ giúp kiểm soát người dùng được phép hay không được làm gì trong ứng dụng và thiết lập quyền kiểm soát một cách hợp lí. Nguyên nhân lỗi này có thể xảy ra là do các nhà phát triển bị bế tắc trong việc kiểm soát phù hợp với các quy tắc đưa ra.

Trên đây là những thông tin về lỗ hổng bảo mật và 10 lỗi lỗ hổng bảo mật thường thấy hiện nay. Theo dõi thêm các thông tin khác về thị trường, tài chính tại đây để có thêm các kiến thức hữu ích tại https://vegafintech.vn bạn nhé!

Xem thêm bài liên quan:

=>> Bảo mật dữ liệu khách hàng - Yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên số

=>> NDA là gì? Các yếu tố cần có trong thoả thuận bảo mật thông tin