Bảo mật thông tin là gì? 5 vấn đề vấn đề bảo mật thông tin

11/05/2023

Bảo mật thông tin là gì? 5 vấn đề vấn đề bảo mật thông tin

Nội dung

Bảo mật thông tin là một trong những vấn đề luôn được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong thời đại phát triển công nghệ số như hiện nay. Vậy, chúng ta cần hiểu bảo mật thông tin là gì và các giải pháp bảo mật thông tin tốt nhất được tiến hành ra sao. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Bảo mật thông tin là gì?

Bảo mật các thông tin là khả năng duy trì tính bảo mật, toàn vẹn, toàn diện và sẵn sàng cho các dữ liệu, thông tin. Bảo mật thông tin được chia thành bảo mật thông tin doanh nghiệp và bảo mật thông tin apps.

Bảo mật thông tin doanh nghiệp sẽ được diễn ra với các hoạt động như phòng ngừa đánh cắp, sao chép thông tin nội bộ; Ngăn chặn tin tặc lấy cắp danh tính và cài các phần mềm độc hại vào hệ thống; Đảm bảo trao đổi dữ liệu, các giao dịch, kinh doanh ở trạng thái an toàn cao nhất;

Bảo mật thông tin là gì?

Vấn đề bảo mật thông tin ngày càng được chú trọng

Bảo mật thông tin apps được hiểu là bảo mật các thông tin liên quan đến khách hàng, các đối tác, các giao dịch để đảm bảo không bị các phần mềm độc hại và hacker tấn công.

Xem thêm: Bảo mật dữ liệu khách hàng - Yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên số

2. Bảo mật thông tin được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Để tạo nên bảo mật thông tin thì nó được tạo nên bởi những yếu tố sau:

- Tính bảo mật: Thông tin sẽ được đảm bảo là duy nhất, người muốn tiếp cận cần phải được phân quyền truy cập.

- Tính toàn vẹn: Hệ thống thông tin sẽ cần được bảo vệ toàn vẹn và hoàn chỉnh nhất.

- Tính chính xác: Các thông tin phải chính xác, không được phép sai lệch và vi phạm bản quyền.

- Tính sẵn sàng: Bảo mật thông tin cần phải sẵn sàng, được thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Bảo mật thông tin được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Các yếu tố tạo nên hệ thống thông tin bảo mật

3. Phân biệt bảo mật thông tin và an ninh mạng

Bảo mật thông tin (Information Security) và an ninh mạng (IT Security) được phân biệt với nhau như sau:

Bảo mật thông tin bao hàm rất rộng, nó là quá trình dùng các công cụ để bảo vệ dữ liệu, thông tin khỏi các tác nhân vật lý hay kỹ thuật độc hại.

Còn an ninh mạng lại tập trung nhiều hơn về vấn đề bảo mật thông tin phần mềm. Cụ thể là bảo mật các dữ liệu số thông qua bảo mật hệ thống mạng máy tính. Nó là một phần nhỏ trong bảo mật thông tin.

Phân biệt bảo mật thông tin và an ninh mạng

Sự khác nhau giúp bảo mật thông tin và an ninh mạng

4. 5 vấn đề trong bảo mật thông tin tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các khái niệm về bảo mật thông tin hầu hết chưa được người dùng nhận thức rõ ràng về vai trò của nó.

Đó cũng chính là lý do mà có rất nhiều các loại giấy tờ tùy thân được đưa ra công khai, lộ thông tin cá nhân hàng loại.

Với những rủi ro của việc an toàn thông tin hiện nay, các nhà lập trình và bảo vệ thông tin cũng đang tiếp cận các công nghệ mới để nâng cấp, bảo vệ cho thông tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Đối với những hệ thống dữ liệu lớn sẽ có đội ngũ IT Security chuyên ứng phó với sự cố và thiết lập các công cụ quản lý rủi ro để kiểm soát tốt nhất tình hình.

Tuy nhiên, số lượng hệ thống mới trên thị trường hiện nay tăng trưởng cực nhanh trong khi cơ sở hạ tầng lại chưa thể đáp ứng đủ. Đây cũng chính là thách thức mà chúng ta phải đối mặt.

5 vấn đề trong bảo mật thông tin tại Việt Nam

5 vấn đề chính trong việc bảo mật thông tin tại thị trường Việt Nam

Vấn đề 1: Không quản lý tài sản không xác định (Unknown Asset) trên mạng: Có khá nhiều doanh nghiệp không hề quan tâm đầu tư sở hữu một kho để lưu trữ đầy đủ tất cả các tài sản CNTT của mình. Đây chính là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp đang không nhận thức được có thể gây nhiều nguy hiểm đến từ chính người dùng và hệ thống không được bảo mật gây ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh.

Vấn đề 2: Lạm dùng tài khoản người dùng: Theo thống kê của Harvard Business Review, trong năm 2016, 60% cuộc tấn công thông tin mạng được thực hiện bởi những người trong nội bộ tổ chức, cả những hành động vô tình (ví dụ: gửi thông tin đến sai địa chỉ email hay bị mất thiết bị làm việc và rò rỉ thông tin), hành vi cố tình (tấn công phishing, có chủ ý để rò rỉ thông tin, tấn công social engineering thông qua tài khoản cá nhân). Những mối đe dọa như thế này là vô cùng nguy hiểm bởi chúng rất khó để phát hiện và ngăn chặn trước khi sự cố xảy ra và đến từ chính những người dùng và hệ thống đáng tin cậy.

Vấn đề 3: Lỗ hổng trong hệ thống bảo mật chưa được vá: Lỗ hổng zero-day là lỗ hổng phần mềm máy tính mà những người quan tâm hoặc quản lý việc giảm thiểu lỗ hổng này không biết đến. Cho đến khi lỗ hổng được giảm nhẹ hoặc phát hiện ra thì tin tặc đã đủ thời gian để khai thác nó để ảnh hưởng xấu đến các chương trình máy tính, dữ liệu, máy tính bổ sung hoặc mạng. Tuy nhiên, các lỗ hổng zero day không phải là vấn đề mà các lỗ hổng đã biết nhưng lại chưa được vá mới là vấn đề quan trọng hơn. Cách khắc phục dễ dàng nhất cho doanh nghiệp để xử lý vấn đề này là duy trì thực hiện một lịch trình nghiêm ngặt nhằm theo kịp các bản vá bảo mật.

Vấn đề 4: Thiếu sự phòng ngừa chuyên sâu: Sẽ có một ngày những kẻ tấn công thành công trong việc phá vỡ network security. Mức độ thiệt hại của cuộc tấn công sẽ phụ thuộc vào cách cấu trúc mạng của doanh nghiệp/ tổ chức. Một số doanh nghiệp sử dụng cấu trúc mạng mở, kẻ tấn công ở trong một hệ thống đáng tin cậy sẽ có quyền truy cập vào tất cả các hệ thống trên network.

Vấn đề 5: Đội ngũ quản lý bảo mật CNTT kém. Đây là một vấn đề khá phổ biến đối với nhiều công ty, ngay cả khi họ có tất cả các giải pháp an ninh tốt nhất song lại không đủ nhân lực để quản lý thì hệ thống vẫn sẽ bị tấn công như thường. Giải pháp cho doanh nghiệp là nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của một đối tác chuyên nghiệp. Điều này cho phép các doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng được đội ngũ bảo mật CNTT. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sở hữu được một nhóm đầy đủ các chuyên gia an ninh mạng có kinh nghiệm với mức chi phí hợp lý.

5. Các giải pháp bảo mật thông tin tốt nhất hiện nay

Các giải pháp bảo mật thông tin tốt nhất hiện nay

Các giải pháp bảo mật thông tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Một số giải pháp bảo mật thông tin được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến như:

- Sử dụng các phần mềm diệt virus và update liên tục từ nhà cung cấp.

- Phân quyền, giới hạn quyền thông tin với từng cá nhân

- Không tiết lộ thông tin danh tính và bí mật ra ngoài

- Cài bảo mật 2 lớp khi sử dụng các ứng dụng chứa thông tin quan trọng

- Cẩn trọng khi tải phần mềm hoặc khi ấn vào các nguồn link chưa đảm bảo an toàn

- Kiểm tra thiết bị đầu vào, đầu ra để bảo mật thông tin

- Cập nhật công nghệ mới để hạn chế các lỗi lỗ hổng của mạng

Trên đây là những thông tin về vấn đề bảo mật thông tin trong thời đại công nghệ số, nếu muốn biết thêm các thông tin về tài chính – kinh tế, kỹ thuật… hãy tìm hiểu thêm tại đây nhé!