Cùng với sự thịnh hành của xu hướng mua sắm trực tuyến, các hành vi ăn cắp thông tin người dùng càng trở nên tinh vi hơn. Chính vì vậy, việc bảo mật dữ liệu của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên số hiện tại. Mỗi doanh nghiệp đều cần có biện pháp để bảo mật dữ liệu khách hàng cho riêng mình.
Một số biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo mật dữ liệu khách hàng đó là: xây dựng một hệ thống mạng nội bộ an toàn bằng các chương trình, phần mềm bảo mật cao, luôn đào tạo cho nhân viên về ý thức bảo mật dữ liệu khách hàng, xây dựng nhiều kịch bản khác nhau để phản ứng với các sự cố có thể xảy ra…
Bảo mật thông tin khách hàng là việc doanh nghiệp sử dụng những phương thức bảo vệ nhằm giữ an toàn cho dữ liệu về tập khách hàng của doanh nghiệp khỏi bị truy cập hoặc thay đổi trái phép.
Dữ liệu khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nên đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, thông qua việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những nghiên cứu, phân tích để tiếp cận và quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ theo những chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.
Mục đích của việc bảo mật thông tin dữ liệu khách hàng
Một số dữ liệu đặc biệt quan trọng như thông tin khách hàng, thông tin thẻ thanh toán của khách hàng, lịch sử phát sinh hoá đơn… nếu bị đánh cắp thì sẽ gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho cả khách hàng lẫn công ty lưu trữ những dữ liệu này. Doanh nghiệp mất đi sự tin tưởng vốn có, danh tiếng bị mất, khách hàng cũng sẽ quay lưng. Khi không có khách hàng thì có thể hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cũng không còn duy trì được nữa.
Ngoài ra, việc để lộ thông tin khách hàng là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý hành chính và chịu trách nhiệm hình sự. Khoản tiền sẽ từ có thể lên đến 500 triệu đồng tuỳ theo mức vi phạm. Nặng hơn thì có thể bị các cơ quan quản lý Nhà nước có thể tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Để bảo mật dữ liệu của khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số giải pháp như:
Các giải pháp bảo vệ thông tin dữ liệu khách hàng
Spyware là một phần mềm độc hại, đánh cắp các thông tin của khách hàng. Chúng thường tấn công thông qua đường truy cập lạ, hoặc cài cắm vào một số điều khoản dịch vụ khi tải xuống một phần mềm nào đó. Trong lúc chủ quan tải tài liệu xuống không đọc rõ các thông tin đi kèm, hoặc do không thông thạo ngôn ngữ, spyware sẽ xâm nhập vào hệ thống của bạn.
Các phần mềm anti-virus và ngăn chặn spyware sẽ giữ cho hệ thống và toàn bộ nguồn dữ liệu an toàn nhờ việc phát hiện và xóa các loại virus và những phần mềm độc hại.
Hiện nay, hầu như hệ thống máy tính đều tích hợp tường lửa trong hệ điều hành để bảo mật web. Trước khi kết nối với các thiết bị lạ, thiết bị mới kết nối vào mạng như modem, máy in… thì nên bật tường lửa để ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.
Một trong những yếu tố đầu tiên trước khi cài đặt tài khoản đó là sử dụng các mật khẩu mạnh, gồm chuỗi chữ, số, ký tự, có viết hoa, có viết thường… mỗi tài khoản trên mỗi nền tảng nên có một mật khẩu khác nhau, để tin tặc không thể xâm phạm cùng một lúc nhiều tài khoản.
Thêm nữa, doanh nghiệp cũng nên cập nhật nhiều lớp bảo mật, như nhiều bức tường ngăn chặn xâm nhập từ từ để có hướng giải quyết.
Sử dụng mật khẩu đủ mạnh để bảo vệ dữ liệu khách hàng
Định kỳ, doanh nghiệp nên đào tạo cho các nhân viên của mình phải có ý thức trong việc bảo vệ nguồn dữ liệu, luôn cảnh giác trước những mối đe dọa. Nếu cẩn thận hơn, công ty nên cài đặt mật khẩu khi tải xuống bất cứ dữ liệu nào. Mật khẩu này sẽ được đội ngũ kỹ thuật của công ty nắm giữ, kiểm soát chặt chẽ việc tải hoặc kết nối với những phần mềm, thiết bị lạ.
Một trong những bước quan trọng để khôi phục dữ liệu và thông tin trong trường hợp bị đánh cắp đó là sao lưu dữ liệu. Doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu trên các đám mây hoặc tại các trung tâm dữ liệu ngoại vi.
Sao lưu dữ liệu khách hàng một cách an toàn, tối ưu
Mã hoá dữ liệu nghĩa là doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu của mình sang một ngôn ngữ khác đã được mã hoá, muốn giải khoá được thì phải sử dụng mật khẩu. Tuy cách này khá bảo mật nhưng lại tốn kém, nhân viên cần sử dụng thiết bị riêng, ổ đĩa ngoài hoặc các ứng dụng không thuộc quyền hạn quản lý của công ty, như vậy, rất khó can thiệp nếu lỗi xảy ra.
Bảo vệ các thiết bị máy móc trong công ty, kể cả luồng mail và ứng dụng cũng sử dụng riêng, quản lý trong công ty. Website là kênh giao tiếp chính giữa doanh nghiệp và khách hàng, rất dễ bị tấn công. Đối với các đơn vị có tích hợp thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và hệ thống thanh toán online, cần phải thực hiện pen-test (penetration testing - kiểm tra xâm nhập) thường xuyên, sử dụng thêm các công cụ bảo mật cao, cảnh báo có sự cố hoặc xâm nhập xảy ra;
Các cách bảo mật thông tin dữ liệu khách hàng hiệu quả
Kết nối mạng DLP (Data loss prevention - chống thất thoát dữ liệu) để bảo vệ giao thức truyền tệp (File transfer protocol - FTP) và các thuộc tính kỹ thuật số khác;
Lưu trữ cơ sở dữ liệu và máy chủ tệp thông qua công nghệ DLP;
Định kỳ kiểm tra các lỗ hổng bảo mật thông tin khách hàng;
Phân loại riêng từng loại dữ liệu, những dữ liệu quan trọng nhất thì phải có biện pháp bảo mật tốt nhất…
Như vậy, một hệ thống dữ liệu khách hàng được bảo mật tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo điều kiện cho việc tương tác giữa hai bên được thuận lợi. Doanh nghiệp có thể triển khai những sản phẩm dựa theo mong muốn của khách hàng, tăng mức độ trung thành và hài lòng với người dùng, từ đó doanh thu tăng, công việc thuận lợi thì sẽ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hơn.
Trên đây là những thông tin về việc bảo mật thông tin khách hàng cũng như những giải pháp giúp bảo mật thông tin khách hàng một cách hiệu quả mà Vega Fintech mang đến cho bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành cônng!