An ninh mạng là gì? Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

06/04/2023

An ninh mạng là gì? Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

Nội dung

Với sự phát triển của khoa học công nghệ an ninh mạng ngày càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó mức độ phụ t vào các công cụ trực tuyến cũng đòi hỏi các quy định về bảo mật và an toàn khi sử dụng mạng của mỗi cá nhân. Cùng tìm hiểu các thông tin quan trọng về vấn đề an ninh mạng.

I. An ninh mạng là gì?

An ninh mạng là phương pháp bảo vệ an toàn cho máy tính, mạng, phần mềm, hệ thống và dữ liệu khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số. Các tổ chức chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu duy trì lòng tin của khách hàng, đáp ứng việc tuân thủ quy định.

Họ sử dụng các biện pháp an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép cũng như ngăn chặn gián đoạn trong kinh doanh gây ra bởi hoạt động mạng ngoài ý muốn.

An ninh mạng là gì?

An ninh mạng là một trong những khái niệm quan trọng trong thời đại số

II. Đặc điểm của an ninh mạng

An ninh mạng còn được gọi là bảo mật công nghệ thông tin (CNTT), các biện pháp an ninh mạng được thiết kế chống lại các mối đe dọa với hệ thống và ứng dụng được nối mạng, cho dù những mối đe dọa đó từ bên trong hay bên ngoài của tổ chức.

An ninh mạng là các biện pháp bảo mật để bảo vệ máy tính khỏi những kẻ xâm nhập, bao gồm cả kết nối có và không dây (Wi-Fi).

Đặc điểm của an ninh mạng

Những đặc điểm cơ bản của hệ thống an ninh mạng

An ninh mạng được các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng để chống lại việc truy cập trái phép vào hệ thống máy tính, trung tâm dữ liệu. Một chiến lược an ninh mạng mạnh mẽ có thể cung cấp thế trận bảo mật tốt chống lại tấn công độc hại được thiết kế để truy cập, xóa hoặc tống tiền hệ thống và dữ liệu của tổ chức hoặc người dùng. An ninh là công cụ ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vô hiệu hóa, gián đoạn hoạt động của hệ thống.

III. Vai trò của việc bảo vệ an ninh mạng

Một cuộc tấn công mạng thành công, dữ liệu bảo mật bị lộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân, tổ chức vì thế an ninh mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng và mang lại những giá trị như.

Ngăn chặn, giảm tổn thất do vi phạm: Các tổ chức triển khai chiến lược an ninh mạng nhằm giảm thiểu hậu quả của các cuộc tấn công mạng có thể tác động tới uy tín kinh doanh, tài chính, hoạt động kinh doanh, lòng tin của khách hàng.

Duy trì tuân thủ theo quy định: Các doanh nghiệp nằm trong những ngành nghề phải tuân thủ định để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trước rủi ro mạng có thể xảy ra cần thực hiện những biện pháp an ninh mạng phù hợp đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu.

Giảm thiểu các mối đe dọa mạng: Các cuộc tấn công mạng biến hóa song song với công nghệ không ngừng thay đổi. Tội phạm sử dụng những công cụ và chiến lược mới để truy cập trái phép vào hệ thống. Các tổ chức vận dụng, nâng cấp các biện pháp an ninh mạng để bắt kịp công nghệ và công cụ tấn công kỹ thuật số mới.

Vai trò của việc bảo vệ an ninh mạng

Lợi ích mà hệ thống an toàn thông tin mang lại cho doanh nghiệp số hóa

IV. Các loại an ninh mạng hiện nay

1. Bảo mật mạng

Bảo mật mạng là biện pháp bảo vệ an ninh mạng cho máy tính và thiết bị kết nối mạng. Đội ngũ CNTT sử dụng công nghệ bảo mật mạng như tường lửa, kiểm soát truy cập mạng để điều chỉnh quyền truy cập của người dùng, quản lý quyền đối với những tài sản kỹ thuật số.

2. Bảo mật đám mây

Bảo mật đám mây mô tả các biện pháp được thực hiện để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng chạy trên đám mây. Đây là cơ chế bảo mật giúp củng cố lòng tin của khách hàng, đảm bảo các hoạt động ổn định và tuân thủ những quy định về quyền riêng tư của dữ liệu. Chiến lược bảo mật đám mây có liên quan đến trách nhiệm chung được chia sẻ giữa nhà cung cấp đám mây và tổ chức.

3. Bảo mật IoT

Internet vạn vật (IoT) là thuật ngữ đề cập tới các thiết bị điện tử hoạt động trên Internet. Ví dụ: một thiết bị cảnh báo thông minh gửi các cập nhật định kỳ tới điện thoại sẽ được coi là thiết bị IoT. Những thiết bị IoT này gây ra lớp rủi ro bảo mật do kết nối liên tục và các lỗi phần mềm ẩn giấu. Do đó, đưa ra các chính sách bảo mật cho cơ sở hạ tầng mạng là điều cần thiết để đánh giá và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của những thiết bị IoT khác nhau.

Các loại an ninh mạng hiện nay

6 dạng an ninh mạng phổ biến hiện nay

4. Bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu được truyền và đang được lưu trữ bằng một hệ thống lưu trữ mạnh. Các nhà phát triển sử dụng những biện pháp bảo vệ như mã hóa và sao lưu riêng biệt để phục hồi hoạt động trước những trường hợp vi phạm dữ liệu có thể xảy ra.

5. Bảo mật ứng dụng

Bảo mật ứng dụng nhằm củng cố biện pháp bảo vệ ứng dụng không bị thao tác trái phép trong các giai đoạn. Các nhà lập trình phần mềm viết mã bảo mật để ngăn chặn lỗi làm gia tăng rủi ro bảo mật.

6. Bảo mật điểm cuối

Bảo mật điểm cuối giải quyết rủi ro bảo mật phát sinh khi người dùng truy cập mạng của tổ chức từ xa. Biện pháp bảo mật điểm cuối sẽ quét tệp từ thiết bị cá nhân và giảm thiểu mối đe dọa khi phát hiện.

V. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

Luật An ninh mạng năm 2018 đã 07 nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng cụ thể:

Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

VI. Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

Các chuyên gia an ninh mạng cố gắng giảm thiểu các mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống máy tính theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những loại tấn công an ninh mạng thường gặp:

- Phần mềm độc hại còn gọi là malware, bao gồm một loạt các chương trình phần mềm xây dựng để các bên thứ ba truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm, làm gián đoạn hoạt động của một cơ sở hạ tầng trọng yếu. Những phần mềm độc hại thường gặp gồm phần mềm gián điệp, Trojan, vi-rút.

- Phần mềm tống tiền là mô hình kinh doanh và các công nghệ liên quan mà những kẻ lừa đảo dùng để tống tiền.

- Tấn công xen giữa là một bên từ bên ngoài truy cập trái phép vào mạng trong khi trao đổi dữ liệu. Những cuộc tấn công này gia tăng rủi ro bảo mật với thông tin nhạy cảm điển hình như dữ liệu tài chính.

- Lừa đảo là sử dụng các kỹ thuật tấn công phi kỹ thuật để lừa người dùng tiết lộ thông tin cá nhân. Ví dụ: những kẻ tấn công mạng gửi email khiến người dùng nhấp vào, nhập dữ liệu thẻ tín dụng trên trang web thanh toán giả mạo. Các cuộc tấn công lừa đảo có thể dẫn đến việc tải xuống các tệp đính kèm độc hại, cài đặt phần mềm độc hại trên các thiết bị của công ty.

- Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) gửi một lượng lớn các yêu cầu giả mạo nhằm làm quá tải máy chủ, ngăn người dùng bình thường kết nối, truy cập vào máy chủ bị nhắm đến.

- Đe dọa nội bộ là rủi ro an ninh do nhân viên có ý định xấu trong tổ chức gây ra. Nhân sự có quyền truy cập cấp cao vào hệ thống máy tính và làm mất ổn định tính bảo mật của cơ sở hạ tầng từ bên trong.

Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

Những loại tấn công mạng thường xuyên sảy ra mà bạn nên biết

VII. Cách bảo vệ an ninh mạng hiệu quả

Thiết lập các chính sách làm sạch an ninh mạng: Nên có các chính sách công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng. Đảm bảo các biện pháp đối phó chủ động với các tính năng như giám sát, sao lưu.

Sử dụng công nghệ xác thực đa yếu tố (MFA): Xác thực đa nhân tố (MFA) là hệ thống bảo mật yêu cầu nhiều phương thức xác thực danh. Nhờ vậy, danh tính người dùng được xác minh cho thông tin đăng nhập.

Sử dụng Zero Trust: Zero Trust hoạt động dựa trên giả định các mối đe dọa đều có thể xuất hiện ở khắp nơi. Zero Trust luôn giả định mọi nỗ lực truy cập vào mạng hoặc ứng dụng đều là một mối đe dọa. Chính những giả định này sẽ thông báo cho các quản trị viên mạng, buộc họ thiết kế các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, có độ tin cậy cao.

Thay thế các chatbot AI cho các công nghệ hỗ trợ không uy tín.

Công ty cần thúc đẩy mối quan hệ giữa nhóm bảo mật và các nhà phát triển để tất cả các thành viên ICT đều tham gia và hiểu về các chính sách và quy trình bảo mật.

Bảo mật mạng theo từng cấp độ: Doanh nghiệp bảo mật theo một cấp độ duy nhất, các hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng ấy để chiếm tài nguyên doanh nghiệp. Bởi vậy, cần phải tiến hành bảo mật theo từng cấp độ cụ thể:

- Wifi: Hack wifi, chiếm đoạt thông tin hệ thống qua wifi xuất hiện rộng khắp bởi vậy mạng LAN chính là vũ khí để nâng cao chất lượng bảo mật.

- Tường lửa là cánh cổng bảo vệ hệ thống từ bên ngoài để phát đi cảnh báo khi có sự đe dọa.

- Cáp Ethernet: Loại cáp này được tạo nên từ một nền tảng vững chắc và được bảo mật nghiêm ngặt, thế nên việc đánh cắp, truy cập dữ liệu là điều vô cùng khó khăn.

Sử dụng dịch vụ bảo mật công nghệ thông tin thuê ngoài giúp các ty quy mô vừa và nhỏ có thể tiết kiệm chi phí, đảm bảo được tính chuyên môn hoá của nguồn nhân lực. Chất lượng bảo mật cũng sẽ nâng cao.

An ninh mạng luôn là mối bận tâm của tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vậy mỗi chúng ta cần đề cao vấn đề bảo mật dữ liệu. Đó là mấu chốt để đảm bảo an ninh mạng và tạo nên sự phát triển bền vững. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ thật hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!