Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống?

10/05/2023

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống?

Nội dung

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống nguy hiểm nhất hiện nay? Thực tế thì mã độc được phân chia thành nhiều loại tuỳ theo chức năng và cách thức lây nhiễm hay phá hoại. Hiện có 7 loại mã độc phổ biến và có khả năng lây nhiễm nguy hiểm là Virus, Trojan Horse, hay Ransomware, Worm, Rootkit, và Botnet, Biến thể.

I. Rủi ro khi bị mã độc xâm nhập

Bất kể người dùng trên thiết bị như máy tính bất kỳ nào, thậm chí là điện thoại hay thiết bị IOT có sử dụng Internet đều có thể trở thành nạn nhân của các loại mã độc. Khi bị dính mã độc, chúng có thể làm chậm kết nối, đơ chậm máy và gây ra lỗi trên máy cùng với việc hiển thị thông báo lỗi liên tục thậm chí là không thể tắt hay khởi động lại máy.

Khi máy tính, thiết bị của người dùng Internet đã nhiễm các loại mã độc, chúng có thể theo dõi hoạt động của người dùng bất cứ lúc nào; phá hủy dữ liệu (xóa dữ liệu, mã hóa dữ liệu…); đánh cắp thông tin cùng dữ liệu,, tài khoản của người dùng để đăng nhập, sử dụng khả năng lưu trữ trên máy tính, điện thoại di động, hoặc để đe dọa, hay tống tiền.

Rủi ro khi bị mã độc xâm nhập

Rủi ro khi bị mã độc xâm hại

Mã độc cũng có thể ghi âm cuộc gọi, đọc trộm các tin nhắn, thậm chí còn có thể theo dõi, chụp hình xung quanh bạn nếu thiết bị có chức năng chụp hình.

Ngoài ra, những kẻ có mưu đồ xấu sẽ lợi dụng malware để thu thập các thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng của người dùng trên máy tính. Gây ra tình trạng “cướp trình duyệt” và chuyển hướng người dùng đến những site khác có chủ đích để thực hiện nhiều cuộc tấn công khác.

Một số loại mã độc sẽ spam hộp thư đi và đến của người dùng. Dùng những Email mạo danh để gây rắc rối cho người khác hay lừa đảo, mất thông tin. Tệ hơn nữa là bạn có thể sẽ cấp quyền kiểm soát toàn bộ tài nguyên hệ thống cho kẻ tấn công.

Một số trường hợp có thể xuất hiện những thanh công cụ mới bất thường cùng biểu tượng lạ trên màn hình desktop khiến người dùng không hay biết và nhấp vào và gây mất dữ liệu.

Xem nhanh: An ninh mạng là gì? Những loại tấn công an ninh mạng thường gặp

II. Các mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống?

Mã độc cũng được phân chia thành nhiều loại tuỳ theo chức năng và cách thức lây nhiễm hay phá hoại của từng loại. Thông thường có 7 loại mã độc phổ biến bao gồm Virus, Trojan Horse, Ransomware, Worm, hay Rootkit, Botnet, và Biến thể. Sau đây là danh sách những mã độc có khả năng lây lan qua lỗ hổng bảo mật hệ thống phổ biến và nguy hiểm nhất:

Các mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống?

Các dạng mã độc thường xuyên gặp hiện nay

1. Boot Virus

Boot Virus hay còn gọi khác là Virus Boot. Đây là loại Virus có thể lây vào Boot Sector hay Master Boot Record của ổ đĩa cứng máy tính.

Mỗi khi máy bị nhiễm virus khởi động, các Virus Boot sẽ được thi hành trước khi hệ điều hành của máy được nạp lên. Vì vậy chúng sẽ độc lập hoàn toàn với hệ điều hành của máy tính. Nhược điểm của chúng là khó viết do không thể sử dụng được các dịch vụ, chức năng đã cài sẵn trên hệ điều hành. Đồng thời kích thước của virus cũng bị hạn chế bởi kích thước của các Sector (là 512 Byte/Sec).

Ngày nay, Boot Virus thường không còn quá khổ biến như thời gian trước vì lây lan chậm cũng như tính thời đại của chúng không còn phù hợp nhưng nó cũng là một trong những mã độc nguy hiểm cần người dùng phải chú ý.

2. Macro Virus

Macro là một loại mã độc có dạng Virus lây nhiễm vào những ứng dụng Microsoft Word, Microsoft Excel, hay là Microsoft Powerpoint trong Microsoft Office. Những đoạn mã được thiết kế để bổ sung tính năng cho bộ Office còn gọi chung là Macro.

Tính năng của chúng có thể hỗ trợ ghi lại các thao tác và cho tự động lặp lại nhiều lần với một yêu cầu duy nhất của người sử dụng. Trên thực tế thì Macro gần như đã không còn xuất hiện và hiện nay không ai sử dụng đến nó nữa.

Macro Virus

Macro - một trong những dạng mã độc thường xuyên gặp phải

3. Scripting Virus

Scripting Virus cũng là loại virus được viết bằng các ngôn ngữ kịch bản – Script như JavaScript, Batch Script, hay là VBScript. Chúng thường có đặc điểm dễ viết và dễ cài đặt. Loại Virus này có khả năng tự lây lan sang các file script khác và thay đổi nội dung các file HTML để chèn thêm các thông tin khác hay banner quảng cáo. Nhờ Internet phát triển rộng rãi mà chúng phát triển ngày càng nhanh chóng hơn.

4. File Virus

File Virus là một loại mã độc dạng Virus chuyên lây vào các file chương trình, chẳng hạn file có phần mở rộng .com, .exe, .dll, .sys, hay là .exe,… Đương nhiên, khi bạn chạy chương trình trên file bị nhiễm virus đó thì cũng là lúc Virus được kích hoạt và chúng sẽ tiếp tục tìm kiếm các file khác trên máy bạn để lây lan thêm.

Đặc điểm của loại Virus này là chúng lây rất nhanh và khó diệt trừ hơn so với những con khác do phải chỉnh sửa, cắt bỏ đi các file bị nhiễm. Tuy nhiên hiện tại chúng không còn xuất hiện và lây lan nhiều nữa bởi người dùng có thể sử dụng các phần mềm diệt virus hiệu quả để loại bỏ chúng.

File Virus

File Virus mang lại nhiều khó khăn trong hệ thống xử lý thông tin

5. Trojan Horse

Trojan Horse được lấy tên từ một điển tích cổ trong cuộc chiến với người Troia. Những chiến binh Hy Lạp không thể chiếm được cổng thành khi chiến đấu nên họ nghĩ ra kế giảng hoà và tặng cho người dân Troia những con ngựa gỗ khổng lồ. Sau khi vào thành, lính Hy Lạp mới bắt đầu chui ra từ ngựa và họ đánh chiếm thành.

Những đoạn mã của Trojan được giấu trong các loại vi rút khác hay các phần mềm máy tính thông thường để xâm nhập và cài đặt vào máy của nạn nhân. Chúng là một đoạn mã chương trình không có tính chất lây lan và phải sử dụng một phần mềm khác để có thể phát tán. Khi có mặt trên máy tính, nó sẽ ăn cắp các thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng, mật khẩu để tiến hành chiếm đoạt, lấy cắp tiền, thông tin cá nhân…

6. BackDoor

Loại mã độc Trojan này khi được cài vào máy sẽ tự động mở ra cổng dịch vụ cho phép các hacker có thể xâm nhập và từ đó điều khiển máy nạn nhân. Từ đó nó sẽ nghe theo mọi mệnh lệnh, yêu cầu mà kẻ tấn công đưa ra.

Ngoài ra, hacker cũng có thể cài BackDoor lên nhiều máy tính khác nhau để tạo thành mạng lưới Botnet và thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS nguy hiểm.

BackDoor

Botnet được đánh giá là loại mã độc khá nguy hiểm

7. Adware và Spyware

Adware và Spyware cũng là một loại Trojan xâm nhập vào máy tính với mục đích làm “gián điệp” trong máy tính của bạn. Chúng sẽ cố tình thay đổi trang web, chuyển hướng hay những tìm kiếm mặc định của người dùng.

Khi bị nhiễm Adware và Spyware, máy tính của bạn liên tục hiện ra các trang web quảng cáo khi bạn đang lướt web cực kỳ khó chịu,… Chúng có thể tự cài đặt phần mềm để sao chép lại thao tác trên bàn phím, từ đó ăn cắp mật khẩu, đi kèm với thông tin cá nhân nạn nhân.

8. Worm

Sâu Internet – có tên gọi Worm là một loại vi rút có sức lây lan nhanh khủng khiếp và phổ biến nhất hiện tại. Worm là tích hợp từ đặc tính của Trojan ở trên cùng với sự lây lan nhanh, rộng khắp cực kỳ nguy hiểm.

Ban đầu, Sâu Internet được tạo ra với mục đích phát tán qua các thư điện tử Email. Sau khi vào được, chúng sẽ tìm kiếm các địa chỉ có cùng danh sách trên thư điện tử của người dùng, mạo danh họ để gửi bản thân chúng qua những địa chỉ vừa tìm được.

Các Email do Sâu tạo ra thường có title giật gân, hấp dẫn hoặc được trích dẫn từ một nội dung nào đó ở máy tính của nạn nhân. Điều này giúp chúng trở nên “thật” hơn, khó nhận ra hơn và dễ dàng lừa được người khác. Và nhờ những Email mạo danh như vậy mà chúng lây lan chóng mặt trên Internet.

Hiện nay, ngoài cách lây lan bằng cách sử dụng Email thì Worm còn sử dụng phương pháp khác là lây qua ổ cứng hay USB hay là dịch vụ gửi tin nhắn. Do USB có kích thước nhỏ, cơ động nhiều người dùng nên đây cũng chính là điểm dừng chân lý tưởng của Worm.

9. Rootkit

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống nguy hiểm nhất phải kể tới Rootkit. Chúng không phải là virus mà là (một nhóm) phần mềm được sử dụng nhằm để che giấu sự tồn tại của bản thân nó cũng như các loại phần mềm độc hại khác.

Rootkit có khả năng ẩn đi các tiến trình, file và dữ liệu trong Registry với Windows mà hầu như các phần mềm chống vi rút và walmart hiện nay đều không phát hiện ra. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ghi lại các thông số kết nối mạng và ghi lại các phím bấm của người dùng.

Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể tốt hay xấu bởi chúng có thể nghe trộm và bị lợi dụng để che giấu làm vỏ bọc cho phần mềm độc hại khác.

Rootkit

Rootkit có tốc độ xâm nhập nhanh và rất nguy hiểm

10. Botnet

Botnet thuật ngữ đầy đủ được gọi là “Bots network” dùng để chỉ một mạng lưới các máy tính bị của bạn chi phối bởi ai đó và bị điều khiển bởi một con máy tính khác từ xa. Botnet là một phần mềm độc hại, đa phần các máy tính có thể đều bị nhiễm bởi một Bot nào đó mà chúng ta không thể nào phát hiện được.

Các máy tính đang bị nhiễm Botnet thì đều gọi là các “Zombie”. Máy tính bị nhiễm sẽ bị chi phối bởi một Botmaster và điều khiển mọi hoạt động của máy tính đang bị dính mã độc làm cản trở các hoạt động, gián đoạn gây mất nhiều thời gian, làm giảm năng suất công việc của người dùng.

11. Biến thể

Virus có thể tạo ra các biến thể của chúng tương tự như các loại virus lây bệnh cho con người vậy. Nhằm tránh sự phát hiện của các phần mềm diệt virus có thể quét được, các virus sẽ thay đổi mã nguồn và thay đổi hành động của chính mình để có thể tồn tại và lây lan ra các máy tính khác.

12. Virus Hoax

Virus Hoax sẽ tạo nên các cảnh báo giả về virus dưới dạng yêu cầu khẩn cấp để bảo vệ hệ thống. Mọi người càng gửi thông báo qua Email càng nhiều thì loại virus này càng có lợi.

Cảnh báo giả tuy không gây nguy hiểm nhưng thư gửi thì có thể chứa mã độc và có khả năng lây lan. Nó chỉ dẫn người dùng thiết lập lại hệ điều hành hay xóa file gây nguy hiểm tới toàn bộ hệ thống. Đồng thời chúng gây tốn thời gian và quấy rầy bộ phận hỗ trợ kỹ thuật khi làm việc.

Với các đặc tính của mã độc như đã giới thiệu ở phần trên, chúng ta có thể thấy các loại mã độc thật sự rất nguy hiểm với người sử dụng máy tính, internet hay các thiết bị thông minh khác. Các loại mã độc đang phát triển theo xu hướng mới mẻ, có thể kết hợp lại với nhau để tạo thành những thế hệ mã độc mới nguy hiểm hơn và khó bị phát hiện hơn.

Người dùng cần thường xuyên quét virus trên các thiết bị có sử dụng Internet, cập nhật các phần mềm diệt virus mới, các bản vá hệ điều hành để tránh lỗ hổng cũng như hạn chế click vào những email, những trang quảng cáo có dấu hiệu bất thường để hạn chế nhiễm các loại mã độc. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Lỗ hổng bảo mật là gì? 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất hiện nay