Khi tham gia vào thị trường tài chính bạn sẽ nghe nhắc đến nhiều về loại hợp đồng repo trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, chứng khoán, bất động sản,… Vậy bản chất của hợp đồng repo là gì? Nó có đặc điểm ra sao và phân loại như thế nào? Lợi ích và những rủi ro mà loại hợp đồng này mang lại là gì? Trong bài viết này Vega Fintech sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về khái niệm này một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất!
Giao dịch Repo hay còn có tên tiếng Anh là Repurchase Agreement
Giao dịch Repo (repurchase agreement) là một thỏa thuận tài chính giữa hai bên: người bán (seller) và người mua (buyer). Trong giao dịch repo, người bán đồng ý bán một tài sản (thường là chứng khoán, chẳng hạn như trái phiếu) cho người mua với một giá cố định, và đồng thời cam kết mua lại tài sản đó từ người mua với một giá cao hơn sau một khoảng thời gian xác định (thường là từ một vài ngày đến một vài tuần).
Giao dịch Repo trong tiếng Anh là Repurchase Agreement, là một loại giao dịch tài chính giữa bên mua và bên bán. Trong đó bên bán đồng ý bán lại một tài sản (chứng khoán hoặc trái phiếu…) cho người mua với giá cố định, đồng thời cam kết sẽ mua lại tài sản đó với giá cao hơn sau 1 thời gian xác định.
Định nghĩa này được quy định rõ tại khoản 4 điều 2 trong 41/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/01/2020.
Bản chất của giao dịch được thể hiện qua hợp đồng repo (thỏa thuận mua lại) là một khoản vay mà có tài sản được dùng thế chấp. Trong đó tài sản thế chấp là các công cụ tiền tệ, chứng khoán được đảm bảo bằng hợp đồng thế chấp, bằng tài sản, bằng cổ phiếu.
Mức chênh lệch giữa biên độ giá mua lại và giá bán sẽ chính là mức tiền lãi của khoản vay. Giá mua lại sẽ được xác định dựa trên căn cứ lãi suất repo đã được thỏa thuận cùng với khách hàng.
Về bản chất hợp đồng Repo là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn, có tài sản thế chấp
Kỳ hạn hợp đồng repo thông thường là các kỳ hạn ngắn, phổ biến nhất là thỏa thuận qua đêm hoặc chỉ vài ngày.
Thỏa thuận mua lại qua đêm hay còn gọi là Overnight Repo là khoản vay chỉ diễn ra trong một ngày;
Nếu khoản vay có thời hạn lâu hơn 1 ngày thì gọi là thỏa thuận mua lại có thời hạn (Term Repo).
Các hợp đồng mua lại có thời hạn sẽ được ký kết qua các kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần, hay 1, 2 tháng hay 6 tháng.
Thời hạn của hợp đồng Repo có thể được thỏa thuận dựa theo nguyên tắc mở dựa trên nhu cầu vốn của bên vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn bên cho vay. Hợp đồng cũng có thể tiếp tục giống như các loạt giao dịch repo qua đêm. Gia hạn hợp đồng mỗi ngày với mức lãi suất sẽ thay đổi theo các điều kiện thị trường.
Ví dụ: khi giá của thị trường chứng khoán giảm xuống mà nó được lấy ra để làm tài sản đảm bảo thì bên cho vay sẽ yêu cầu bên vay mua lại trước hạn hoặc đóng thêm tiền hay bổ sung thêm chứng khoán trong hợp đồng đã ký.
Giao dịch repo thường được sử dụng bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính để tăng cường lượng tiền mặt tạm thời và thực hiện các giao dịch đầu tư ngắn hạn. Nó cũng được sử dụng trong các hoạt động kiểm soát lãi suất của ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Giao dịch repo cũng có thể được sử dụng như một công cụ giảm rủi ro trong các giao dịch tài chính. Quy trình giao dịch repo diễn ra theo 3 bước:
Người bán và người mua đồng ý về điều kiện và giá trị của giao dịch repo, bao gồm giá mua ban ban đầu và giá mua lại.
Người bán chuyển tài sản (ví dụ chứng khoán, trái phiếu…) cho người mua và nhận tiền mặt tương đương giá trị của tài sản đó.
Sau một khoảng thời gian xác định theo thỏa thuận, người bán cam kết mua lại tài sản từ người mua với giá cao hơn. Giá cao hơn này thường bằng giá mua ban ban đầu cộng với lãi suất repo.
Hợp đồng Repo chứng khoán
Hợp đồng repo có đặc điểm linh hoạt hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ khác. Nó được ngân hàng nhà nước sử dụng như một công cụ điều hành nghiệp vụ thị trường mở.
Tính linh hoạt của nó được thể hiện thông qua những đặc điểm như sau:
- Người bán có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng chắc chắn phải đảm bảo thực hiện được các điều khoản gắn liền với thị trường.
- Kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng được chính xác nhu cầu đầu tư đa dạng.
- Lãi suất và giá trị vốn đầu tư được xem xét lại mỗi ngày để điều chỉnh lại cho phù hợp với thực trạng của thị trường.
- Khoản lợi nhuận từ giao dịch sẽ do 2 bên mua và bán tự thương lượng và không phụ thuộc và lãi của nguồn chứng khoán cầm cố.
Trên thị trường hiện nay có hai loại hợp đồng Repo cơ bản như sau:
Repurchase Agreement có kỳ hạn là một thỏa thuận mua thể hiện trong hợp đồng để hai bên thỏa thuận. Đến khi đáo hạn, bên bán sẽ mua lại với mức giá cao hơn ban đầu. Phần chênh lệch đó sẽ dựa vào lãi suất được thể hiện trong hợp đồng.
Điểm khác biệt chính của Term Repo là thời hạn thỏa thuận, trong đó, thời gian giữ tài sản được xác định trước và có thể kéo dài từ một thời điểm nhất định đến một số tuần, thậm chí là vài tháng.
Điều này làm cho Term Repo phù hợp với các giao dịch tài chính có tính chất ngắn hạn hơn và yêu cầu thanh toán tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Thỏa thuận này thường được sử dụng để cung cấp tiền tạm thời và hỗ trợ thanh toán cho các giao dịch tài chính hoặc để kiểm soát lãi suất trong ngành ngân hàng.
Theo hợp đồng repo, bên bán và bên mua sẽ tự thỏa thuận về mức lãi
Open Repurchase Agreement cũng giống như hợp đồng repo có kỳ hạn trong việc chuyển giao tài sản giữa bên mua và bán. Nhưng nó sẽ khác là kỳ hạn này không hẳn là không có kỳ hạn mà là nó là kỳ hạn hàng ngày. Hai bên thỏa thuận không đặt từng mốc kỳ hạn và bên nào muốn dừng hợp đồng phải thông báo với bên còn lại đúng theo thời hạn hằng ngày đã nói rõ ban đầu.
Open Repurchase Agreement nếu hai bên không chủ động chấm dứt thì sẽ tự động chuyển kỳ hạn mỗi ngày và mức lãi suất sẽ phụ thuộc và thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường sẽ gần bằng với lãi suất vay qua đêm liên ngân hàng.
Điểm khác biệt chính của Open Repo so với Term Repo là tính linh hoạt về thời hạn của hợp đồng. Trong Open Repo, thời gian giữ tài sản không được giới hạn rõ ràng và có thể kéo dài theo thỏa thuận của hai bên. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho cả người bán và người mua để thỏa thuận giữ tài sản trong một khoảng thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện thị trường.
Open Repo thường được sử dụng trong các giao dịch ngắn hạn và có tính linh hoạt cao trong việc cung cấp tiền tạm thời và hỗ trợ thanh toán cho các hoạt động giao dịch tài chính. Nó cũng là một công cụ quan trọng cho các ngân hàng và tổ chức tài chính để kiểm soát lãi suất và duy trì thanh khoản trong nền kinh tế.
Những lợi ích mà giao dịch Repo mang lại cho người dùng
Thực hiện giao dịch bằng hợp đồng repo sẽ có những lợi ích và rủi ro như sau:
Các hợp đồng repo thường được ngân hàng nhà nước sử dụng để điều hành thị trường.
Nếu các cá nhân sử dụng hợp đồng repo trên thị trường tài chính sẽ làm cho tính thanh khoản được nhanh hơn trên thị trường.
Giao dịch này còn được xem là công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều hành các chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt của ngân hàng nhà nước.
Các tổ chức tín dụng sẽ sử dụng hợp đồng repo để giảm nguồn vốn huy đông.
Khi thực hiện hợp đồng repo thì một trong hai bên vay hoặc cho vay sẽ có thể phải chịu rủi ro về tín dụng dù nó đã được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
Ví dụ: Khi anh M thực hiện giao dịch với số trái phiếu là 1 tỷ đồng với anh T. Các thỏa thuận kỳ hạn hay lãi suất đã được thống nhất.
Nhưng khi mới được một nửa kỳ hạn, mức lãi suất tăng lên sẽ làm giá trị của trái phiếu bị giảm thì rủi ro tín dụng lúc này sẽ thuộc về anh T nếu anh M không thể mua lại.
Nhưng nếu lãi suất giảm làm giá trị trái phiếu được tăng lên thì rủi ro sẽ thuộc về anh M vì nếu mua lại sẽ phải mua với giá cao hơn.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng repo cùng những kiến thức cần biết. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các loại giao dịch tài chính, công nghệ tài chính hàng đầu hiện nay thì hãy truy cập vào Vega Fintech để được hỗ trợ nhé!