Tín dụng thương mại là gì? So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

03/10/2023

Tín dụng thương mại là gì? So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Nội dung

Hiểu về tín dụng thương mại như thế nào cho đúng? Bản chất, đặc điểm của tín dụng thương mại là gì? Tầm quan trọng của loại tín dụng này đối với nền kinh tế là như thế nào? Nó có gì khác với tín dụng ngân hàng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Vega Fintech giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Tín dụng thương mại là gì?

Tín dụng thương mại là gì?

Tín dụng thương mại được thực hiện dưới hình thức các đơn vị kinh doanh ứng vốn cho nhau hoặc cho vay lẫn nhau

Tín dụng thương mại là một loại quan hệ tín dụng được thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau dưới hình thức mua - bán chịu các loại hàng hóa.

Hành vi mua bán chịu, mua bán trả góp hay trả chậm các loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu được xem là một hình thức tín dụng mà bên bán sẽ chuyển giao cho bên mua quyền sử dụng về vốn tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đến hạn đã thỏa thuận thì bên mua cần phải hoàn lại vốn cho bên bán dưới hình thức tiền tệ và cả lãi.

Tín dụng thương mại cũng được hiểu là loại tín dụng được thực hiện dưới hình thức mà các nhà kinh doanh tiến hành ứng vốn cho nhau hoặc cho vay lẫn nhau. Nó sẽ được thực hiện bằng cách bán chịu hàng hoá hoặc qua lưu thông kỳ phiếu. Việc này sẽ giúp thúc đẩy lưu thông tư bản.

Tín dụng thương mại được ra đời và phát triển từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hóa và nhu cầu cần vốn tạm thời của doanh nghiệp trong các quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

2. Bản chất của hình thức tín dụng thương mại

Bản chất của hình thức tín dụng thương mại

Bản chất của tín dụng thương mại là bán chịu hàng hóa

Bản chất của hình thức tín dụng này chính là việc bán chịu hàng hóa. Người bán chịu sẽ chuyển nhượng tạm thời về quyền sử dụng giá trị hàng hóa đó cho người mua chịu hay còn gọi là người đi vay. Và người mua chịu sẽ được phép sử dụng số vốn đó trong một thời gian đã thỏa thuận rồi hoàn trả cho người bán chịu.

Tín dụng thương mại được ra đời, phát triển đúng với yêu cầu khách quan trong hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Nó được xuất phát từ nhu cầu cần vốn tạm thời của quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

3. Mục đích của hoạt động tín dụng thương mại

Mục đích của hoạt động tín dụng thương mại

Mục đích của hoạt động tín dụng này là để thông suốt hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa giữa các bên

Đối với việc bán chịu hàng hóa, bên bán có nguồn hàng cần bán, bên mua chưa có tiền đủ để mua nên tín dụng thương mại là một giải pháp tốt nhất cho cả hai bên.

Lợi ích của việc này chính là: người bán thì có thể đẩy nhanh việc tiêu thụ số lượng hàng hóa và thu lợi tức tiền vay hoặc chuyển nhượng thương phiếu để thu được vốn trước hạn. Còn đối với người mua thì sẽ có hàng hóa để đảm bảo được quá trình sản xuất và kinh doanh của mình được duy trì và diễn ra liên tục.

4. Đặc điểm của hình thức tín dụng thương mại

Đặc điểm của loại tín dụng này là nguồn vốn cho vay sẽ ở dưới dạng hàng hóa hay một là một bộ phận của vốn sản xuất và chuẩn bị chuyển hóa thành tiền mà không phải là tiền nhàn rỗi.

Người cho vay và người đi vay là những doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

Khối lượng tín dụng giao dịch lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào tổng giá trị mà khối lượng hàng hóa được đưa ra để mua bán chịu.

5. Các loại tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại được phân chia thành 2 loại:

Tín dụng thương mại tự do: Là khoản tín dụng mà được chấp nhận trong thời gian hưởng chiết khấu.

Tín dụng thương mại có tính chi phí: Là khoản tín dụng nằm ngoài tín dụng thương mại tự do với mức chi phí sẽ bằng đúng % chiết khấu được cho phép.

6. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tín dụng thương mại

Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tín dụng thương mại

Xây dựng mối quan hệ doanh nghiệp hợp tác lâu dài là một trong những ưu điểm nổi bật của hoạt động tín dụng thương mại

Về ưu điểm:

Sự xuất hiện của loại hình tín dụng này đã thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa bên vay (mua chịu) được diễn ra nhanh hơn, chu kỳ sản xuất sẽ ngắn lại.

Nó cũng góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh việc vòng quanh vốn, của bên cho vay (bán chịu) và mang đến các lợi ích cho hoạt động kinh doanh của xã hội.

Hoạt động tín dụng này cũng có giao dịch trực tiếp giữa hai bên mà không phải thông qua các bên trung gian, giảm bớt chi phí.

Thông qua việc mua và bán chịu giữa hai bên, tín dụng thương mại đã giúp giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, hạn chế chi phí lưu thông xã hội và giảm sự phụ thuộc nguồn vốn vào các tổ chức tín dụng.

Nó cũng mang đến cho doanh nghiệp các mối quan hệ hợp tác cùng phát triển có lợi cho nhau trong các hoạt động kinh doanh về sau.

Về hạn chế:

Về hạn chế

Hai bên doanh nghiệp ngồi lại tính các khoản vay và cho vay trong tín dụng thương mại

Sản phẩm cho vay trong hình thức tín dụng này chỉ giới hạn là những loại hàng hóa bên bán chịu có.

Thời gian cho vay thường ngắn hạn, chỉ khoảng trong vòng 1 năm.

Hoạt động vay và cho vay chỉ xảy ra khi cả hai doanh nghiệp đã từng hợp tác và thực sự tin tưởng lẫn nhau.

Đây là hoạt động đầu tư một chiều mà không diễn ra sự cho vay ngược lại.

7. So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Hai hình thức tín dụng này vừa có điểm chung vừa có điểm riêng khác biệt

Điểm chung:

Cả hai hình thức tín dụng đều diễn ra quá trình cho vay và đi vay giữa hai bên với những điều kiện hoàn trả đi kèm có phát sinh chi phí trong một khoảng thời gian.

Cả hai đều tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển với nguồn vốn vay được sử dụng đúng người và đúng thời điểm.

Điểm khác biệt:

Dưới đây là bảng so sánh về hai hình thức tín dụng, chúng ta có thể theo dõi để nhận thấy được những điểm khác nhau của hai hình thức này:

Điểm so sánh

Tín dụng thương mại

Tín dụng ngân hàng

Bản chất

Là hoạt động mua và bán chịu trong một khoảng thời gian giữa các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Là hoạt động vay và mượn tiền giữa tổ chức tài chính, ngan hàng, tín dụng với các tổ chức, cá nhân đang có nhu cầu vay vốn.

Đối tượng

Các doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất kinh doanh

Các tổ chức, cá nhân, tổ chức tài chính, ngân hàng

Sản phẩm tín dụng

Hàng hóa

Tiền

Thời hạn vay

Ngắn hạn khoảng 1 năm

Ngắn, trung và dài hạn

Quy mô

Hạn chế về hàng hóa vay khi phải phụ thuộc vào hoạt động ngành nghề kinh doanh và chỉ diễn ra trong một mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp

Quy mô lớn và sẽ không phụ thuộc loại hình kinh doanh hay quan hệ sản xuất

Chi phí phát sinh

Không mất phí

Có lãi suất

Công cụ lưu thông

Hợp đồng về việc trả chậm hoặc thương phiếu

Hồ sơ vay, hợp đồng tín dụng

Trên đây là một số thông tin về tín dụng thương mại, hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ phần nào đã giải đáp được những thắc mắc của mình trong các hoạt động tín dụng hiện nay. Để được hiểu hơn về các vấn đề tài chính – kinh tế, công nghệ tài chính quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây để được tham khảo thêm nhé!