TOP 3 công nghệ nhận dạng giọng nói thông minh nhất hiện nay

28/05/2024

TOP 3 công nghệ nhận dạng giọng nói thông minh nhất hiện nay

Nội dung

Nhận dạng giọng nói đã đánh dấu sự đột phá của của các công nghệ mới: AI, machine learning… và được ứng dụng trong các hệ sinh thái nhà thông minh, các thiết bị điện tử, smartphone,… Vậy đâu là những ứng dụng nhận dạng giọng nói thông minh hiện nay mà bạn nên sử dụng? Hãy cùng Vega Fintech tìm hiểu trong phần dưới đây!

1. Công nghệ nhận dạng giọng nói là gì?

Nhận diện giọng nói là công nghệ lần đầu xuất hiện trên các thiết bị điện toán cá nhân từ khoảng 20 năm trước, giai đoạn Windows 98 được giới thiệu. Tuy nhiên, công nghệ này đã bắt đầu được nghiên cứu từ trước đó khá lâu năm 1936.

Hệ thống nhận diện giọng nói ban đầu chỉ hiểu chữ số vì các kỹ sư cho rằng ngôn ngữ của con người quá phức tạp. Năm 1952, Bell Laboratories thiết kế ra “Audrey”, hệ thống nhận diện chữ số từ một giọng nói cố định. 10 năm sau tại triển lãm World’s Fair, IBM đã trình diễn hệ thống “Shoebox” có thể nhận diện được 16 từ tiếng Anh khác nhau.

1. Công nghệ nhận dạng giọng nói là gì?

Công nghệ nhận dạng giọng nói đang được ứng dụng rất phổ biến hiện nay

Công nghệ nhận dạng bằng giọng nói thực chất là một chương trình máy với một hệ thống vi xử lý lớn được tích hợp bên trong các thiết bị thông minh. Hiện nay công nghệ này đã được tích hợp ngay trên ứng dụng điện thoại thông minh của mọi người. Dự báo trong tương lai, công nghệ nhân tạo AI cùng công nghệ nhận dạng giọng nói vẫn còn cực nóng và được ứng dụng nhiều trong các phần mềm công nghệ nói chung.

Công nghệ nhận dạng giọng nói để nói về 2 thuật ngữ: Voice recognition và Speech recognition.

– Speech recognition tức là việc xác định những từ ngữ trong câu nói rồi sau đó dịch chúng sang ngôn ngữ máy tính.

– Voice recognition liên quan đến việc xác định giọng nói chính xác của một cá nhân nào đó, tương tự như một phương pháp nhận diện sinh trắc học.

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, ứng dụng nhận dạng giọng nói ngày càng phát triển rộng khắp và nâng cao tính chính xác hơn. Thay vì nhận dạng từng chữ cái, công nghệ nhận dạng giọng nói cùng với công nghệ nhân tạo AI còn có khả năng nhận dạng được theo ngữ nghĩa của câu nói để giảm thiểu những sai sót trong quá trình nhận dạng.

2. Mục đích của việc nhận dạng giọng nói

Mục đích của việc nhận dạng giọng nói khi được sử dụng là gì? Tốc độ là điều đầu tiên người ta nhắc đến khi được đề cập đến vấn đề này.

Thay vì phải ngồi nhập tay email, soạn văn bản gõ máy thông thường, đặt lịch hẹn,… trên điện thoại hoặc máy tính gây tốn thời gian, thậm chí có khi sẽ gặp phải những sai sót. Giờ đây chúng ta có thể sử dụng giọng nói như một phương thức để nhập liệu một cách tiện lợi. Nó nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện và vô cùng dễ dàng thực hiện.

Mục đích của việc nhận dạng giọng nói

Mục đích của việc sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói

Không chỉ dừng lại ở việc nhập liệu, nhận dạng giọng nói còn được ứng dụng trong đời sống như một hệ thống điều khiển trong hệ sinh thái smarthome. Giọng nói có thể được sử dụng để mở các thiết bị trong gia đình, mở tivi, mở nhạc, thậm chí để kết nối từ xa tới các dụng cụ gia đình và điều khiển cho nó hoạt động.

Ngoài ra, công nghệ nhận dạng giọng nói cũng được đánh giá là một sản phẩm tuyệt vời hoàn hảo dành cho người khiếm thị. Những người khiếm thị có thể tận hưởng những tiến bộ công nghệ hữu ích tương tự như những gì mà một người bình thường có thể làm, không còn khoảng cách xuất hiện do những khiếm khuyết về giác quan như trước nữa.

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ nhận dạng giọng nói

Ưu điểm của công nghệ nhận dạng giọng nói

– Có thể kiểm tra chính tả: Ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các công cụ có thể chỉnh sửa tương tự một giải pháp xử lý được các văn bản chuẩn. Mặc dù mọi thứ sẽ không chính xác 100% nhưng phần mềm này cũng có thể nhận diện và xử lý phần lớn lỗi chính tả, ngữ pháp.

– Khả năng truy cập: Các công nghệ nhận dạng giọng nói ngày nay cũng được coi là một thuận lợi đối với người khuyết tật khi họ có thể dùng giọng nói để hệ thống chuyển thành văn bản tiện lợi, giúp nhập liệu hay điều khiển cho các thiết bị thông minh một cách dễ dàng.

– Tốc độ nhanh: Công nghệ nhận dạng giọng nói có khả năng nắm bắt được giọng nói của người dùng với tốc độ tương đối nhanh hơn so với khi nhập liệu bằng bàn phím hoặc là viết tay thông thường. Vì vậy tốc độ khi nhập liệu bằng giọng nói cũng sẽ cải thiện đáng kể.

Ưu và nhược điểm của công nghệ nhận dạng giọng nói

Ưu và nhược điểm của công nghệ nhận dạng giọng nói khi ứng dụng vào thực tế

Nhược điểm của công nghệ nhận dạng giọng nói

Mặc dù công nghệ này được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhưng vẫn có một số nhược điểm như sau:

– Mặc dù tất cả phần mềm nhận dạng giọng nói hiện nay đều hứa hẹn có thể hoạt động nhanh chóng chỉ sau vài phút cài đặt. Song thực tế quá trình ghi nhận, làm quen với giọng nói, âm điệu đi kèm với tốc độ nói của người dùng lại khá tốn thời gian. Một số ứng dụng nhận dạng giọng nói còn bắt người dùng nói đi nói lại, thậm chí là không thể nhận diện được bạn đang nói gì.

– Công nghệ nhận dạng giọng nói vẫn chưa thực sự ổn định: Việc đang nói mà bị ngắt giữa chừng không liền mạch có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, phần mềm nhận dạng giọng nói còn gặp hạn chế về nhận dạng khi người dùng thay đổi âm điệu lên xuống giọng hay bỗng dưng nói nhỏ lại.

– Mặc dù các chuyên gia đang cố gắng nâng cao và mở rộng vốn từ vựng cho công nghệ nhận dạng giọng nói nhưng quá trình vẫn còn phải mất thời gian để cải tiến được hoàn hảo hơn.

4. Cách thức hoạt động của phần mềm nhận diện giọng nói

Để chuyển giọng nói sang dạng văn bản hoặc câu lệnh máy tính, hệ thống phải thực hiện một quá trình chuyển đổi gồm nhiều bước phức tạp. Khi nói, bạn sẽ tạo ra những rung động với tần số khác nhau trong không khí. Sau đó, bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số (Analog-to-Digital Converter, ADC) chuyển các sóng tương tự (analog) được phát ra thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được.

Cách thức hoạt động của phần mềm nhận diện giọng nói

Quy trình và cách hoạt động của ứng dụng nhận diện giọng nói hiên nay

Để làm điều này, hệ thống thu thập các mẫu (hoặc số hóa) âm thanh bằng cách đo chính xác các sóng âm ở các khoảng thời gian gần nhau, sau đó lọc âm thanh đã được số hoá ở trên để loại bỏ tiếng ồn, đôi khi cũng tách chúng thành các dải tần số khác nhau.

Không phải lúc nào con người cũng nói với tốc độ bằng như nhau nên âm thanh phải được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ mà âm thanh mẫu đã được ghi nhận trong bộ nhớ máy thì mới ghi nhận được chính xác.

Tiếp theo, tín hiệu sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ (thời gian khoảng vài phần trăm giây, thậm chí là phần ngàn giây trong một vài trường hợp có phụ âm cuối khó phân biệt như “p” hoặc “t”). Chương trình sau đó đặt những phần âm thanh này vào các âm vị đã có sẵn trong ngôn ngữ thích hợp để chuyển đổi.

Có nhiều cách thức mà các công ty hiện nay đang triển khai nhận diện giọng nói. Có thể kể đến 2 phương pháp phổ biến thường được dùng như sau:

- Điện toán đám mây

Trong trường hợp này, việc nhận dạng, xử lý ngôn ngữ (chính là TTS hoặc NLP mà mình đã nói ở trên) sẽ diễn ra trên máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ. Phương pháp đám mây giúp việc nhận dạng được chính xác hơn, ứng dụng thì có dung lượng nhỏ, nhưng bù lại thì thiết bị ở phía người dùng phải luôn kết nối với Internet. Độ trễ trong quá trình gửi giọng nói từ máy lên server rồi trả kết quả từ server về lại máy cũng là những thứ đáng cân nhắc. Siri, Google Voice, Cortana hiện đang xài cách này.

- Tích hợp thẳng vào app

Với phương thức này, quá trình xử lý giọng nói sẽ diễn ra trong nội bộ ứng dụng, không cần giao tiếp với bên ngoài, chính vì thế tốc độ sẽ nhanh hơn. Người dùng cũng không bắt buộc phải kết nối vào mạng thường trực.

Tuy nhiên, giải pháp này gặp nhược điểm đó là khi có cập nhật hoặc thay đổi gì đó về bộ máy nhận dạng, nhà sản xuất sẽ phải cập nhật lại cả một app, trong khi với phương thức đám mây thì những thay đổi đó chỉ cần làm ở phía server. Kích thước ứng dụng cũng sẽ tăng lên, có thể lên tới cả vài trăm MB. Hiện có Nuance và một vài app nhỏ là xài phương pháp tích hợp. Apple, Google cũng có bổ sung tùy chọn offline cho một số ngôn ngữ nhất định dùng trong việc chuyển văn bản thành chữ viết.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi văn bản thành giọng nói chất lượng cao, giàu cảm xúc

5. Tiềm năng phát triển của công nghệ nhận dạng giọng nói

Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dự đoán, trí tuệ nhân tạo AI nói chung và công nghệ nhận dạng giọng nói nói riêng sẽ phát triển vượt bậc trong thời gian tới, bởi nó có nhiều tiềm năng đầy ấn tượng:

AI là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 được nhà nước ta ủng hộ bằng nhiều chiến lược nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong đời sống, trong các lĩnh vực khác nhau.

Thực tế, người dùng Việt rất quan tâm và đón nhận các sản phẩm AI đi vào đời sống trong đó có các ứng dụng của công nghệ nhận dạng giọng nói.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về con người từ kỹ sư có kiến thức, đến đội ngũ vận hành, phát triển sản phẩm.

Các công ty công nghệ Việt Nam hiện nay đều thấu hiểu thị trường nội địa và khai thác tốt các yếu tố bản địa, văn hóa vùng miền để gia tăng lợi thế cạnh tranh với các tập đoàn trên thế giới mang lại các sản phẩm có màu sắc riêng không đụng hàng.

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của công nghệ giọng nói tới đời sống ngày càng phổ biến và được áp dụng nhiều hơn.

Tiềm năng phát triển của công nghệ nhận dạng giọng nói

Tiềm năng khi ứng dụng công nghệ nhận diện giọng nói thông minh trong tương lai

6. 3 ứng dụng nhận dạng giọng nói được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Phần mềm nhận dạng giọng nói Gboard (Google Keyboard)

Phần mềm Gboard ( Google Keyboard) hỗ trợ tới hơn 120 ngôn ngữ khác nhau và được tích hợp khá nhiều tính năng thông minh tiện ích như nhập liệu bằng giọng nói, tìm kiếm ảnh động (GIF), biểu tượng cảm xúc, tra cứu các thông tin, dịch thuật theo các ngôn ngữ, nội dung tin nhắn ngay trên bàn phím…

ứng dụng nhận dạng giọng nói được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Gboard - Ứng dụng nhận dạng giọng nói được sử dụng rất phổ biến hiện nay

Ứng dụng ListNote Speech-to-Text Notes

Với ứng dụng nhận dạng giọng nói ListNote Speech-to-Text Notes, với ưu điểm người dùng có thể tạo nhanh các ghi chú bằng giọng nói nhanh chóng. So với nhiều ứng dụng nhận dạng giọng nói khác, ListNote Speech-to-Text Notes tương đối dễ sử dụng, mọi dữ liệu (ghi chú) đều được lập chỉ mục nên việc tìm kiếm diễn ra dễ dàng khá nhanh chóng…

Công nghệ Origin-STT

Origin-STT là phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản sở hữu nhiều tính năng và ưu điểm: độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều định dạng, văn bản được chuẩn hóa, có ngôn ngữ tiếng Việt, nhận dạng được giọng nói miền Bắc, Trung Nam.

Trên đây là một số tìm hiểu về công nghệ giọng nói và ứng dụng công nghệ giọng nói trong đời sống hiện đại. Với những vai trò to lớn, trong tương lai công nghệ này sẽ còn dự báo tiềm năng cực kỳ lớn, mang lại sự thuận tiện đến cho khách hàng. Vega Fintech mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Giọng review phim - trào lưu giải trí trong thời đại số