9+ Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip thông minh, tiện lợi

07/06/2023

9+ Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip thông minh, tiện lợi

Nội dung

Thẻ ATM gắn chip có hình dáng và kích thước giống với thẻ thường (thẻ từ) nhưng có thêm một con chip gắn ở mặt trước thẻ. Hiện nay, thẻ ATM gắn chip được sử dụng rộng rãi trong thanh toán, rút tiền mặt với ưu thế về sự an toàn và bảo mật cao. Tuy nhiên, người dùng cần thận trọng và biết cách sử dụng thẻ một cách thông minh để đem lại lợi ích.

1. Đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking

Đầu tiên, để đảm bảo an toàn cho tiền trong tài khoản, chuyên gia khuyên bạn nên đăng ký dịch vụ SMS Banking để khi tài khoản biến động sẽ nhận được tin nhắn về điện thoại ngay lập tức ngay cả khi không có internet, nhờ đó sẽ có thể kịp thời ngăn chặn những giao dịch đáng ngờ.

Dịch vụ này sẽ mất một khoản phí mỗi tháng từ 11.000đ trở lên hoặc theo số lượng tin nhắn tùy từng ngân hàng quy định, tuy nhiên nó bảo vệ tài khoản của bạn cực kỳ hữu ích.

Để đăng ký sử dụng SMS Banking, bạn cần mang thẻ CMND hoặc CCCD đến chi nhánh gần nhất của ngân hàng để thực hiện đăng ký. Nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp biểu mẫu tương ứng và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục đăng ký.

Đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking

Đăng ký SMS Banking để đảm bảo an toàn cho tiền trong thẻ ATM

2. Không cho người khác biết mật khẩu của thẻ ATM gắn chip

Một điều vô cùng quan trọng mà ngân hàng luôn khuyến cáo đến người dùng là tuyệt đối không đưa thẻ ATM của mình cho người khác, cho họ biết mật khẩu để nhờ rút tiền hộ.

Khi đã biết mật khẩu của thẻ, kẻ gian hoàn toàn có thể ăn trộm thẻ của bạn và thực hiện giao dịch thanh toán, rút tiền nhanh chóng.

3. Đặt mật khẩu thẻ ATM gắn chip có độ bảo mật cao

Không nên đặt mật khẩu thẻ quá dễ đoán. Thông thường, mật khẩu thẻ sẽ là 6 chữ số, nhiều người có xu hướng lấy luôn ngày, tháng, năm sinh của mình để làm mật khẩu. Điều này rất nguy hiểm khi ngày tháng năm sinh của chủ thẻ được in ngay trên bề mặt thẻ, kẻ gian có thể lợi dụng để thử giao dịch.

Mật khẩu cũng không nên là số điện thoại, số CMND/CCCD, không nên trùng với mật khẩu của các dịch vụ khác, thẻ ngân hàng khác và cần thay đổi thường xuyên.

Khi dùng dịch vụ Internet Banking, bạn tuyệt đối không sử dụng tính năng lưu mật mã để đăng nhập tự động cho các lần sau.

Không dùng máy tính, mạng WiFi công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.

4. Thận trọng khi giao dịch online

Hiện tượng lừa đảo gửi email, tin nhắn có chứa đường link để lừa đảo rất phổ biến. vì vậy bạn tuyệt đối không click vào đường link lạ, không trả lời email lạ có nội dung không rõ ràng, không nhập tài khoản và mật khẩu lên những trang web lạ.

Một cách lừa đảo khá tinh vi là kẻ gian tạo trang web giống hệt website của ngân hàng để lừa người dùng nhập tài khoản và mật khẩu. Hãy nhớ thật kỹ địa chỉ tên miền của ngân hàng phát hành thẻ của mình, không nhập thông tin nếu phát hiện có một điều gì lạ.

Thận trọng khi giao dịch online

Nắm rõ tên miền ngân hàng cấp thẻ cho mình

Khi giao dịch trực tuyến, bạn không nên thanh toán qua các đường link không có giao thức bảo mật https, chỉ mua sắm tại những website uy tín, đáng tin cậy, không cung cấp thông tin bảo mật qua các trang mạng xã hội (Facebook, Messenger, Zalo…), không cấp OTP cho bất cứ ai tự xưng là nhân viên ngân hàng.

5. Bảo quản thẻ ATM gắn chip cẩn thận

Hãy bảo quản thẻ của bạn thật cẩn thận, không bẻ, uốn cong thẻ, không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn (dao, kéo) bởi có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong.

Do thẻ được làm từ nhựa cứng nên đảm bảo luôn bảo quản thẻ ở nhiệt độ thường, nóng quá hoặc lạnh quá có thể khiến thẻ nhanh hỏng.

6. Nắm rõ 4 cách khóa tài khoản thẻ

Trường hợp bị mất thẻ ATM gắn chip cũng chủ động báo ngân hàng khóa thẻ để tránh bị xâm hại lợi ích cá nhân. Có 4 cách như sau:

Cách 1. Đến quầy giao dịch ngân hàng cấp thẻ gần nhất để yêu cầu đóng tài khoản thẻ. Cách này có nhược điểm là bạn sẽ phải xếp hàng chờ đợi, thậm chí ngoài giờ hành chính hoặc cuối tuần ngân hàng không làm việc, gây chậm trễ cho việc khóa tài khoản.

Cách 2. Gọi tổng đài chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để yêu cầu khóa tài khoản thẻ. Với cách này, bạn cần nắm được số tổng đài, tiếp đó nhân viên hỗ trợ sẽ yêu cầu bạn đọc các thông tin cá nhân, tài khoản để xác minh bạn đúng là chủ thẻ.

Cách 3. Khóa tài khoản thẻ tại máy ATM. Hiện nay, nhiều cây ATM có tính năng khóa thẻ nên cách này khá tiện lợi nếu gần bạn có một chiếc ATM có tính năng này.

Cách 4. Khóa tài khoản thẻ chip bằng cách đăng nhập vào Internet Banking hoặc ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại. Đây là cách hiện đại, tiện lợi và được sử dụng phổ biến, tiết kiệm được thời gian đi lại, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể chủ động khóa/mở th trong khi vẫn giao dịch qua tài khoản được.

7. Cách rút tiền mặt bằng thẻ ATM gắn chip

Để rút tiền bằng thẻ chip AMT, bạn cho thẻ vào khe máy hoặc chạm thẻ vào khu vực nhận chip (đối với thẻ không tiếp xúc), chọn Ngôn ngữ và Mật khẩu >>> chọn Rút tiền >>> Nhập số tiền cần rút>>> Bấm Xác nhận sau đó nhận lại thẻ và nhận tiền từ khe là hoàn tất.

Lưu ý: Một số cây ATM có tính năng dùng thẻ không tiếp xúc và sẽ có biểu tượng.

Cách rút tiền mặt bằng thẻ ATM gắn chip

Thẻ ATM gắn chip có thể dùng để rút tiền mặt

8. Nạp tiền tại cây ATM bằng thẻ chip

Đối với giao dịch nạp tiền, bạn thực hiện đăng nhập như khi rút tiền, nhập mật khẩu, chọn mục Nạp tiền, bấm số tiền cần nạp, cho tiền vào khe. Tiếp đó, bạn chờ máy xác nhận và nhận lại thẻ, biên lai (nếu có) là giao dịch kết thúc.

Lưu ý:Chỉ một số cây ATM/CDM có tính năng nạp tiền. Bạn cần tìm hiểu trước. Bên cạnh đó, tiền cũng không được quá nhàu khiến máy nhận diện sai hoặc trả lại.

9. Thao tác chuyển tiền với thẻ chip tại ATM

Bạn thực hiện thao tác đăng nhập như rút tiền, chọn mục chuyển khoản >>> Nhập thông tin người nhận bao gồm số tài khoản và tên người nhận >>> Sau đó, nhập mật khẩu và chờ hệ thống xác nhận giao dịch thành công.

10. Dùng ATM chip thanh toán tại máy POS

Dùng thẻ ATM chip thanh toán khi đi mua sắm tại siêu thị, cửa hàng khá tiện lợi. Với cách này, bạn có thể hạn chế được việc phải mang theo tiền mặt và điểm thanh toán phải có máy POS.

Dùng ATM chip thanh toán tại máy POS

Dùng thẻ ATM gắn chip thanh toán khi mua sắm

Với thẻ chip không tiếp xúc, chủ thẻ không cần đưa qua nhân viên quẹt vào khe mà chỉ cần cho mặt gắn chip của thẻ tiếp xúc với máy, giao dịch sẽ được xử lý nhanh chóng. Một số hóa đơn giá trị nhỏ (tuỳ quy định mỗi ngân hàng) có thể sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán tại máy POS.

11. Lưu ý khi dùng thẻ ATM gắn chip rút tiền mặt và thanh toán

Thẻ ATM chip có một con chip điện tử trên bề mặt thẻ, chip chứa toàn bộ thông tin (Đã được mã hóa) của chủ thẻ đã được mã hóa dưới dạng dãy kí hiệu kiểu hệ nhị phân. Do được mã hóa nên thẻ có độ bảo mật cao.

Tuy nhiên, tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi hơn và luôn tìm ra cách khai thác mọi kẽ hở bảo mật, vì thế cẩn thận không bao giờ thừa. Nếu giao dịch tại ATM, POS có hỗ trợ Contactless, bạn nên ưu tiên tính năng này, chỉ chạm thẻ lên máy để hạn chế tiếp xúc qua người khác, qua khe máy.

Hy vọng những thông tin Vega Fintech chia sẻ ở trên có thể giúp bạn biết cách sử dụng thẻ ATM gắn chip một cách hiệu quả, tận dụng tối đa những lợi ích mà loại thẻ hiện đại này mang lại.