Có hai phương pháp chuẩn hóa, được quốc tế công nhận để xác định tài khoản ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền xuyên biên giới, đó là mã IBAN và mã SWIFT (BIC code). Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai mã này? Và mã IBAN là gì? Cùng Vega Fintech tìm hiểu ngay nhé!
IBAN là từ viết tắt của International Bank Account Number, dịch nghĩa là số tài khoản ngân hàng quốc tế, sử dụng để chuyển tiền trong phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, IBAN chỉ đang sử dụng giữa các nước khu vực Châu u. Vì vậy, tại Việt Nam, không sử dụng IBAN.
Mã số IBAN (International Bank Account Number) là một hệ thống mã số tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để xác định một tài khoản ngân hàng cụ thể trong các giao dịch ngân hàng quốc tế. IBAN cung cấp thông tin về số tài khoản và quốc gia nơi tài khoản đó được mở.
Tìm hiểu về khái niệm IBAN trong ngân hàng
IBAN ra đời để giảm lỗi và cải thiện việc xác minh các khoản thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các giao dịch chuyển tiền được diễn ra nhanh chóng. Mã SWIFT hay mã BIC được sử dụng để xác định ra ngân hàng cụ thể trong một giao dịch quốc tế. Trong khi, IBAN được sử dụng để xác định một tài khoản ngân hàng cá nhân đã tham gia vào giao dịch quốc tế. Có thể tra cứu IBAN thông qua sao kê ngân hàng, hoặc trực tiếp tới ngân hàng trong khu vực sử dụng IBAN hay tra cứu trực tuyến trên ứng dụng Banking của ngân hàng, thông qua IBAN calculator.
Tính đến tháng 08/2017, có 71 nước sử dụng IBAN theo file đính kèm có thể tham khảo tại đây.
Năm 1997, ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) lần đầu phát triển một hệ thống tiêu chuẩn hóa cho IBAN. Nhưng Ủy ban Châu u về Tiêu chuẩn Ngân hàng (ECBS) đã lo ngại rằng hệ thống tiêu chuẩn hóa này có quá nhiều lỗ hổng, vì vậy, theo phiên bản ECBS, IBAN được quy định lại, yêu cầu mỗi quốc gia phải có độ dài mã số này cố định, đồng thời chỉ các chữ cái viết hoa mới có thể được sử dụng.
Cấu trúc của mã số IBAN có thể thay đổi tùy theo quốc gia. Cấu trúc tổng quát của một số mã số IBAN có tối đa 34 kí tự chữ và số, bao gồm các thành phần như sau:
Mã quốc gia (Country Code): là mã quốc gia theo tiêu chuẩn ISO, mỗi quốc gia có một mã chỉ định riêng, gồm 2 chữ cái. Mã số IBAN bắt đầu bằng một mã quốc gia định rõ, ví dụ: "GB" cho Vương quốc Anh, "DE" cho Đức, "FR" cho Pháp.
Số kiểm tra (Check Digits): Đây là các chữ số được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của mã số IBAN. Chúng giúp xác định xem mã số IBAN có hợp lệ hay không.
Ngân hàng (Bank Code): Đây là mã số định danh ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Nó có thể bao gồm các ký tự chữ cái và/hoặc chữ số.
Số tài khoản ngân hàng cơ bản (BBAN): là mã xác định tài khoản cá nhân tại ngân hàng cụ thể ở một quốc gia cụ thể, là 10 chữ số còn lại.
Ví dụ cụ thể về một mã số IBAN của Vương quốc Anh (GB) là: GB29NWBK60161331926819. Trong đó, "GB" là mã quốc gia, "29" là số kiểm tra, "NWBK" là mã định danh ngân hàng và "60161331926819" là số tài khoản.
Cấu trúc chi tiết và độ dài của mã số IBAN có thể khác nhau cho mỗi quốc gia. Do đó, khi kiểm tra mã số IBAN, bạn nên tham khảo thông tin chính xác từ ngân hàng hoặc sử dụng công cụ kiểm tra số IBAN của quốc gia đó.
Cấu trúc mã số IBAN
IBAN cho phép dễ dàng xác định quốc gia nơi đặt ngân hàng và số tài khoản của người nhận tiền;
Hoạt động như một phương pháp kiểm tra xem các chi tiết giao dịch có chính xác không;
IBAN được phát triển để giảm lỗi và cải thiện việc xác minh các khoản thanh toán quốc tế bằng cách lọc ra các khoản thanh toán bị từ chối, chậm trễ chuyển khoản cũng như giảm thiểu các khoản phí và lệ phí ngân hàng liên quan, đặc biệt là các khoản phí ẩn cùng chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa các ngân hàng;
Đảm bảo tính thống nhất về một cách chuyển tiền duy nhất giữa các quốc gia sử dụng mã này. Người sử dụng chỉ việc nhớ một mã IBAN duy nhất;
Tạo điều kiện thuận lợi để các giao dịch chuyển tiền được diễn ra nhanh chóng.
Lợi ích chính là không có rủi ro bảo mật cho số tiền của bạn, mã IBAN chỉ sử dụng để nhận tiền, chứ không sử dụng để rút tiền hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác.
Vai trò chính của mã số IBAN là đảm bảo tính chính xác và duy nhất trong quá trình chuyển tiền giữa các quốc gia. Khi bạn thực hiện một giao dịch chuyển tiền quốc tế, mã số IBAN được sử dụng để xác định tài khoản ngân hàng của người nhận tiền. Điều này giúp đảm bảo rằng tiền được gửi đến đúng tài khoản mà bạn muốn. Việc sử dụng số IBAN để chuyển tiền được ECBS và các cơ quan quản lí tài chính khu vực Châu u rất tin tưởng, nhất là trong quá trình thực hiện thanh toán xuyên biên giới.
Mã số IBAN cũng giúp giảm thiểu các lỗi khi nhập thông tin ngân hàng trong quá trình chuyển tiền. Nếu bạn có mã số IBAN của tài khoản người nhận, bạn có thể chắc chắn rằng thông tin đã nhập chính xác và phù hợp với quốc gia và ngân hàng cụ thể.
Mã số IBAN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giao dịch ngân hàng quốc tế và đảm bảo tính chính xác trong việc chuyển tiền giữa các quốc gia khác nhau.
Bạn có thể yêu cầu kiểm tra số IBAN tại ngân hàng trong khu vực sử dụng IBAN. Một số ngân hàng sẽ dập nổi số IBAN trên thẻ ATM.
Ngoài ra, bạn có thể thấy số IBAN trong thông tin sao kê tài khoản, truy cập trong ứng dụng banking của ngân hàng.
Cũng có thể tra cứu trên IBAN calculator, chỉ cần nhập mã quốc gia, mã phân loại (sort code) và số tài khoản.
SWIFT và IBAN có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Cả SWIFT và IBAN đều là những thành phần thiết yếu của quy trình thực hiện giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành trôi chảy thị trường tài chính quốc tế.
Mã SWIFT hay mã BIC được sử dụng để xác định ra ngân hàng cụ thể trong một giao dịch quốc tế. Trong khi, IBAN được sử dụng để xác định một tài khoản ngân hàng cá nhân đã tham gia vào giao dịch quốc tế.
IBAN gồm 32 kí tự chữ và số, bao gồm mã quốc gia có 2 chữ số và tổng kiểm có 2 chữ số, đủ để xác định một tài khoản cá nhân cũng như ngân hàng và quốc gia người nhận.
SWIFT gồm 8 - 11 chữ và số, 4 chữ cái để xác định ngân hàng người nhận, 2 chữ cái để xác định mã quốc gia, 2 chữ số là mã địa điểm và 3 chữ số tùy chọn để xác định chi nhánh của ngân hàng. Như vậy, mã SWIFT không thể xác định số tài khoản cá nhân cụ thể.
IBAN chỉ sử dụng trong Liên minh Châu u và các nước láng giềng, mã SWIFT phổ biến hơn và mặc định bên ngoài Châu u. Ngoài ra, IBAN chỉ giới hạn sử dụng ở các ngân hàng, còn mã SWIFT được sử dụng bởi các tổ chức tài chính khác nữa, chẳng hạn như trung tâm thanh toán bù trừ hay công ti môi giới.
Vì vậy, mã SWIFT là phương thức mà phần lớn các giao dịch chuyển tiền quốc tế đang thực hiện. Hệ thống SWIFT cho phép các tổ chức tài chính và ngân hàng chia sẻ một lượng dữ liệu lớn, bao gồm trạng thái của tài khoản, số dư nợ, số tín dụng cũng như các chi tiết trong giao dịch chuyển tiền.
Như đã nói ở trên, tại Việt Nam, các ngân hàng không sử dụng mã IBAN, kể cả các ngân hàng lớn như VCB, BIDV, ACB hay TCB... Để nhận tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam, bạn chỉ cần mang CCCD/CMND/Hộ chiếu đến làm việc với ngân hàng hoặc có số tài khoản tại ngân hàng nhận tiền là được.
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có mở chi nhánh tại Đức là VietinBank (CTG), phục vụ cho các du học sinh Việt Nam ở Đức, vì vậy, cũng đã có số IBAN để thanh toán tại Châu u.
Tựu chung, IBAN chỉ được sử dụng trong các giao dịch, chuyển khoản quốc tế. Hiện tại, IBAN chỉ được sử dụng tại 82 quốc gia, nên không phổ biến bằng SWIFT. Chuyển tiền liên quốc gia khá phức tạp, nên các mã này ra đời để có thể giảm thiểu các vấn đề rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch.