Open Banking là gì? Đặc điểm và vai trò của Open Banking (ngân hàng mở)

16/01/2024

Open Banking là gì? Đặc điểm và vai trò của Open Banking (ngân hàng mở)

Nội dung

Open Banking là xu hướng tất yếu và được xem là nhân tố quan trọng trong sự thay đổi của ngành tài chính ngân hàng hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu ngân hàng để xây dựng lên các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới được liên kết với tài khoản ngân hàng của người dùng một cách tiện lợi.

Việc làm này cũng mang lại tính cập nhật, phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà vẫn dựa trên tính bảo mật cao của ngân hàng mở. Trong bài viết này, Vega Fintech sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngân hàng mở và đặc điểm vai trò của nó.

1. Open banking là gì?

Open Banking còn được hiểu là Ngân hàng mở, đây cũng là thuật ngữ khá phổ biến và có vai trò quan trọng trong ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay. Cụ thể, ngân hàng sẽ chia sẻ dữ liệu tài chính, cũng như các giao dịch của khách hàng cho bên thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, thông qua công nghệ mã nguồn mở API với độ bảo mật cao.

Open banking là gì?

Open Banking rất quan trọng trong sự phát triển của ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay

Các dữ liệu tài chính được chia sẻ cho bên thứ ba thường là lịch sử giao dịch tài chính, thông tin xác thực tài khoản, hay các liên kết thanh toán,… Các thông tin này sau đó cũng được tổng hợp, phân tích hành vi, thể hiện được thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó ngân hàng và các tổ chức tài chính xây dựng được hệ sinh thái dịch vụ đa dạng có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoá cao, và giúp ích trong việc cải thiện trải nghiệm tài chính của khách hàng.

2. Ý nghĩa và vai trò của của Open Banking trong thời đại số ra sao

Xu hướng ngân hàng mở có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển hệ sinh thái tài chính số và mang lại tiện ích cho các công ty, doanh nghiệp phát triển sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu, với xu hướng và tình hình tài chính của đa dạng đối tượng khách hàng, cụ thể như sau:

Ý nghĩa và vai trò của của Open Banking trong thời đại số ra sao

Open Banking có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng công nghệ tài chính trong thời đại số

Đối với các ngân hàng

Ngân hàng mở sẽ tạo nền tảng và cơ hội để thay đổi thị trường tài chính – ngân hàng. Ngân hàng hay công ty tài chính lớn sẽ hợp tác với các bên thứ ba, thường là các công ty dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp công nghệ để cung cấp hệ sinh thái tài chính đặc thù, đúng với nhu cầu sử dụng cho người dùng. Ngân hàng nhờ vậy cũng không cần đầu tư quá nhiều vào các loại hạ tầng công nghệ mà còn có thể tận dụng được nền tảng dịch vụ sẵn của các doanh nghiệp đã có và mở rộng sản phẩm với đối tác để tăng doanh thu, mở rộng khách hàng, phát triển doanh nghiệp.

Việc ứng dụng ngân hàng mở cũng là cơ hội để ngân hàng gia tăng sự tín nhiệm, sự tin cậy từ người tiêu dùng. Ngân hàng trở thành trung tâm kết nối dữ liệu khách hàng với bên thứ ba, được khách hàng trao quyền để cung cấp các dịch vụ tài chính, từ đó cũng giúp gia tăng sự kết nối của khách hàng với ngân hàng.

Đối với người sử dụng

Với sự phát triển của ngân hàng mở, khách hàng chính là người hưởng lợi nhiều nhất. Open Banking cho phép khách hàng truy cập ngân hàng từ các kênh khác nhau để mang lại những sản phẩm phù hợp, đa dạng với từng đối tượng khách hàng. Họ sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau để quyết định sản phẩm tài chính nào là phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.

Bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân nhờ vào các ứng dụng, những sản phẩm tài chính phù hợp với tình hình tài chính của từng người.

Đối với đối tác là bên thứ ba

Bên thứ ba thường là các công ty công nghệ, tổ chức tài chính, công ty với hệ sinh thái dịch vụ mới mẻ và có sẵn công nghệ, nền tảng hạ tầng. Với Open banking, các bên thứ ba có thể hợp tác với ngân hàng để cùng phát triển thay vì cạnh tranh. Các dữ liệu tài chính, thói quen giao dịch của khách hàng cũng được cung cấp sẽ là cơ hội để các công ty fintech tạo thêm nhiều ứng dụng hơn, tiện ích mới đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp với xu thế hơn.

3. Đặc điểm của Open Banking (ngân hàng mở)

Đặc điểm của Open Banking (ngân hàng mở)

Open API là cốt lõi của Open Banking

Trong mô hình này, ngân hàng sẽ là người cung cấp các dịch vụ đa dạng thông qua Open API và cùng các đối tác là công ty tài chính, doanh nghiệp xây dựng một hệ sinh thái nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

Các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tác là nhà phát triển thứ ba làm việc với nhau thông qua các Open API của ngân hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm tài chính của khách hàng được cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn. API thực chất là một “giao diện” công nghệ giữa phần mềm với phần mềm. Theo đó các thành phần như hệ điều hành, ứng dụng, các đơn vị trong tổng thể (module) trên hệ thống… có thể giao tiếp với nhau và tận dụng năng lực của nhau. Open API vì vậy có chức năng khớp nối các thành phần của các phần mềm lại với nhau để tối ưu hóa hiệu quả của công nghệ.

Dữ liệu ngân hàng nền tảng mở được khai thác thông qua API là dữ liệu cá nhân và tài chính (bao gồm cả các đối tác tài chính), lịch sử giao dịch của khách hàng được các ngân hàng hay các tổ chức tài chính cho phép bên thứ ba có quyền truy cập. Kiểm soát bảo mật và tính an toàn dựa trên sự đồng ý các điều khoản dịch vụ của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến.

Bên thứ ba trong quy trình trên thường là các công ty khởi nghiệp công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến với nền tảng công nghệ, hạ tầng sẵn có.

Các dữ liệu ngân hàng nền tảng mở có thể được sử dụng cho các công việc đa dạng khác nhau như so sánh thông tin xác thực tài khoản, lịch sử giao dịch tài chính, hay là tổng hợp dữ liệu để phân tích hành vi tài chính của khách hàng để dễ dàng tạo các chương trình tiếp thị hoặc xác thực các giao dịch, hay như việc cập nhật sửa đổi mới, thay đổi tài khoản thay mặt khách hàng.

4. Các dịch vụ của Open Banking

Ngân hàng mở đem đến hệ sinh thái dịch vụ tài chính đa dạng hơn, nhiều tiện ích và đáp ứng được xu hướng sử dụng tốt hơn, có thể kể tới các dịch vụ như:

Các dịch vụ của Open Banking

Open Banking mang đến nhiều dịch vụ tiện lợi cho khách hàng

Thanh toán trực tuyến tiện lợi: Với API, ngân hàng kết nối ngân hàng, ngân hàng kết nối với các bên thứ ba và cả các tổ chức tài chính quốc tế trên toàn cầu để truy vấn và thanh toán liền mạch ngay trên một ứng dụng thanh toán.

Đa dạng tiện ích: Các dịch vụ như thanh toán điện nước, gửi tiết kiệm online, mua vé máy bay, thanh toán vé tàu, đầu tư, tín dụng online, trao đổi tiền tệ,… đều có thể thực hiện trên giao diện của ứng dụng ngân hàng, hoặc là liên kết ngân hàng để thực hiện một cách dễ dàng.

Tạo tài khoản trực tuyến mọi lúc mọi nơi ứng dụng eKYC thông minh mang lại sự thuận tiện tới cho các khách hàng.

5. Cách thức triển khai Open Banking hiện nay

Cách thức triển khai Open Banking hiện nay

Dựa vào Open Banking, các công ty, tổ chức có thể đưa ra được các chương trình, được sản phẩm phù hợp với khách hàng

Các hệ thống ngân hàng mở hiện tại đang hoạt động dựa trên các API giúp kết nối các phần mềm với nhau để dễ dàng truyền tải dữ liệu đơn giản, tương tác chuẩn hóa.

Theo đó, khi các API mở được đồng thuận sử dụng từ ngân hàng, tổ chức tín dụng với bên thứ 3 sẽ tiến hành phối hợp xây dựng lên một hệ thống thông tin đa chiều. Sau đó, các doanh nghiệp xây dựng và sáng tạo sản phẩm mới dựa trên quá trình sử dụng dữ liệu, phân tích thông tin nhằm nâng cao chất lượng và người dùng thuận tiện sử dụng. Kết quả của quá trình này chính là các hoạt động cụ thể như sau:

Thiết kế API theo nguyên tắc giải quyết các vấn đề đa dạng về sửa đổi, hiệu suất, khả năng mở rộng, độ tin cậy và tính di động.

Truyền và trao đổi dữ liệu với tốc độ nhanh chóng nhưng cũng phải đảm bảo độ chính xác và an toàn tuyệt đối với dữ liệu khách hàng.

Truy cập dữ liệu đáp ứng khả năng truy cập và kiểm soát dữ liệu, phân tích đánh giá của những đối tượng được cho phép: ngân hàng, nhà quản trị tới người dùng,...

Như vậy, với các thông tin trên, các bạn có thể thấy rằng Open banking là xu hướng phát triển tất yếu của ngành ngân hàng hiện nay. Sự chuyển dịch từ mô hình ngân hàng đóng truyền thống sang hệ sinh thái ngân hàng mở sẽ là đột phá quan trọng, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nói chung, tạo lợi thế vượt trội cho ngành tài chính ngân hàng nói riêng.