Core banking là gì? Ứng dụng core banking trong hoạt động của ngân hàng

23/03/2023

Core banking là gì? Ứng dụng core banking trong hoạt động của ngân hàng

Nội dung

Core banking - Công nghệ phần mềm lõi là điều kiện cần thiết để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng trong tương lai. Việc áp dụng công nghệ phần mềm lõi giúp cho hiệu suất hoạt động của các ngân hàng tăng lên rõ rệt trong rất nhiều lĩnh vực khai thác dịch vụ, vận hành nội bộ và cả quản trị rủi ro. Thông qua đó, ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm hay thực hiện quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn.

1. Core banking là gì?

Core banking – ngân hàng lõi – thực chất không phải là tên gọi của một loại ứng dụng nào đó như nhiều người lầm tưởng. Nói một cách chính xác thì core banking chính là một hệ thống ứng dụng, trong đó có thể tích hợp được thêm nhiều ứng dụng khác nhau để tư vấn cho việc quản lý các thông tin khách hàng, các thông tin giao dịch, tư vấn viên thực hiện cùng lúc rất nhiều giao dịch cũng như quản trị rủi ro.

Core banking được đánh giá như là hạt nhân - đầu não chính trong toàn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng. Core banking làm việc và quản lý tất cả các thông tin của ngân hàng: bao gồm thông tin về tiền gửi, thế chấp, hay các thông tin về các giao dịch như chuyển nhận rút, toàn bộ các tài liệu giấy tờ, bảng tính và toàn bộ hệ thống dữ liệu điện tử, kế toán được số hóa thông minh.

Core banking là gì?

Khái niệm về Core banking trong thời đại số hiện nay

Tất cả các luồng giao dịch hàng ngày tại ngân hàng đều được thực hiện thông qua core banking. Hệ thống này vừa xử lý thông tin vừa thực hiện các giao dịch đồng thời giúp cho hiệu suất hoạt động của các ngân hàng được tăng lên rõ rệt.

Cụ thể hơn, các hệ thống hệ thống internet banking của các ngân hàng, hệ thống các máy ATM, hay các loại thẻ, các gói sản phẩm cho vay và gửi tiền… đều được xử lý bởi core banking.

Hầu hết các hệ thống core banking trong các ngân hàng đều hoạt động liên tục 24/7 để xử lý các giao dịch kịp thời và cung cấp những tiện ích đến tay khách hàng.

2. Vai trò của core banking

Vai trò của core banking

Lợi ích của công nghệ core banking đối với ngân hàng

Giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ thuận tiện hơn

Trước đây khi chưa áp dụng core banking vào quá trình làm việc, hầu hết ngân hàng đều sử dụng hệ thống thông tin cũ, cồng kềnh không hiệu quả. Nhân viên làm việc thủ công gây ra nhiều sai sót không đáng có.

Với core banking, tất cả giao dịch đều được thực hiện một cách tự động. Khách hàng chỉ cần một mã duy nhất là có thể giao dịch cùng lúc ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau. Đặc biệt, với internet banking, khách hàng ngồi tại nhà cũng hoàn thành xong giao dịch của mình.

Các chuyên gia cho rằng, trong 1 giây core banking có thể thực hiện lên trên 1000 giao dịch và có thể tư vấn, giải quyết các vấn đề ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Khi các ngân hàng áp dụng nó vào hoạt động sẽ giúp giao dịch nhanh hơn, chính xác hơn, tiện lợi hơn cho khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ yêu thích và gắn bó với ngân hàng hơn.

Giúp tư vấn quản lý nội bộ mang lại hiệu quả cao

Nếu không áp dụng core banking các giao dịch, quản lý khách hàng sẽ phải làm thủ công mất thời gian, kém hiệu quả và có thể gây ra sai sót. Nhiều thông tin cần phải lưu giữ như giao dịch ở chi nhánh nào, hay với những người có nhiều tài khoản khác nhau thì việc phải lưu giữ thông tin chính xác là điều tương đối phức tạp. Điều này khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy phiền phức và bất tiện.

Từ khi áp dụng hệ thống core banking, những bất tiện trong quá trình giao dịch được loại bỏ, đồng nhất dữ liệu và giao dịch nhanh hơn. Hiệu suất làm việc cũng đạt hiệu quả cao hơn hẳn. Đặc biệt việc quản lý thông tin của khách hàng được thực hiện quy trình, lưu trữ chuyên nghiệp hơn, nhất là với những ngân hàng lớn, số lượng khách hàng đông, giao dịch thường xuyên như: BIDV, Techcombank và Vietcombank,…

Tư vấn cho các ngân hàng quản trị rủi ro

Một lợi ích không thể không nhắc đến của core banking đó chính là xử lý thông tin khách hàng. Riêng một hệ thống của nó quản lý được 50 triệu khách. Nhờ vào chức năng như: sắp xếp, phân chia theo loại… đã giúp ngân hàng quản lý rủi ro, nợ xấu cực kỳ hiệu quả và chính xác.

Cụ thể, nhờ vào core banking, các thông tin về nợ xấu, các khoản vay cũng được hiển thị rõ ràng, từ đó có thể dự đoán khách hàng nợ xấu, khách hàng nào có khả năng chi trả. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra được phương án xử lý thích hợp và an toàn hơn đối với từng khách hàng khác nhau.

3. Những lưu ý khi sử dụng giải pháp core banking

Tuy có thể coi như trung tâm và trái tim của các ngân hàng, và mang lại rất nhiều tiện dụng tuy nhiên các ngân hàng cũng gặp phải khá nhiều vấn đề xung quanh core banking.

Những lưu ý khi sử dụng giải pháp core banking

Những chú ý giúp sử dụng hệ thống sore banking hiệu quả

Ở nước ta, các ngân hàng thường sử dụng hệ thống core banking được mua lại từ nước ngoài. Vốn Core banking là một hệ thống vô cùng phức tạp. Việc tự xây dựng một hệ thống core banking là rất tốn thời gian và trên thực tế kinh phí, nhân sự cần thiết để tự xây dựng hệ thống core banking còn cao hơn nhiều so với tầm giá mua bản quyền core banking từ nước ngoài chính vì vậy các ngân hàng thường không tự xây hệ thống core banking của riêng mình.

Core banking đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì mọi hoạt động của ngân hàng đều thông qua Core, vì vậy thách thức lớn nhất là phải làm sao để Core hoạt động ổn định liên tục, xuyên suốt 24/7 là cần thiết. Điều hành Core đòi hỏi khá nhiều nguồn lực vì tính phức tạp của nó cũng như là người điều hành Core cũng là những người giỏi về kiến thức, kỹ năng cũng như là chịu đựng được áp lực công việc cao.

Ngoài thách thức trong điều hành thì Core Banking cũng có những thách thức liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Core Banking là một hệ thống khá tốn kém khi đầu tư vì vậy ngân hàng thường rất ít khi nâng cấp. Điều này dẫn đến các Core thế hệ cũ đôi khi cần xây dựng sản phẩm dịch vụ mới liên quan sẽ khá khó khăn trong việc tích hợp với hệ thống cũ. Bên cạnh đó, với các công nghệ xu hướng mới trong quá trình vận hành, phân tích hiện đại thì các hệ thống Core Banking sử dụng cũ cũng chưa thể tích hợp hoàn hảo.

Thường thì vấn đề chi phí là một thách thức không nhỏ cho việc vận hành công việc, nâng cấp hệ thống Core.

4. 7 giải pháp core banking được sử dụng nhiều nhất trong ngân hàng

Dưới đây là những giải pháp core banking nổi bật và thường xuyên được các ngân hàng tại nước ta sử dụng:

giải pháp core banking được sử dụng nhiều nhất trong ngân hàng

Những giải pháp core banking sử dụng phổ biến nhất hiện nay

- Siba - hệ thống core banking đã được áp dụng từ lâu, được phát triển dựa trên nền tảng FOX for DOS. Hệ thống Siba được sử dụng ở nhiều ở các ngân hàng trong giai đoạn trước nhưng thời điểm hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu của con người.

- Silverlake SIBS Axis - core banking được áp dụng chủ yếu tại một số ngân hàng ở nước ta như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MSB,...

- Temenos - phần mềm này được ứng dụng lần đầu tiên tại ngân hàng Techcombank. Và ở thời điểm hiện tại đã được triển khai tại nhiều ngân hàng khác ở nước ta như: SeAbank, MBbank, Sacombank,...

- TCBS - hệ thống của Unisys hiện nay đang được triển khai tại ngân hàng ACB.

- Symbol System - core banking hiện đang được áp dụng tại ngân hàng VIB, HDbank.

- Hyundai - giải pháp lõi ngân hàng đang được ứng dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank.

- TI core - phần mềm được triển khai sử dụng tại ngân hàng Đại Á, MHB,...

Thông qua những thông tin của bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được core banking là gì và vai trò cực kỳ quan trọng của core banking trong hoạt động của các ngân hàng. Vega Fintech mong rằng, chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Chúc bạn thành công!