Mã số CIF là gì? Cách tra cứu mã CIF của các ngân hàng tại Việt Nam

11/08/2023

Mã số CIF là gì? Cách tra cứu mã CIF của các ngân hàng tại Việt Nam

Nội dung

Mã số CIF là một mã số duy nhất mà các ngân hàng gán cho mỗi khách hàng, trong mã số này có lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng, từ danh tính cá nhân cho đến các tài khoản giao dịch ngân hàng. Không ngoa khi nói, CIF là một mã số định danh thứ hai của mỗi công dân.

I. Mã số CIF là gì?

Mã số CIF viết đầy đủ là Customer information file, nghĩa gốc là tệp thông tin khách hàng, bao gồm toàn bộ các thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng, thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng được lưu trữ dưới dạng tệp thông tin điện tử.

Mã số CIF là gì?

Tìm hiểu thông tin về mã số CIF

Mã CIF bình thường có chứa từ 8 – 11 chữ số. Khách hàng có thể có nhiều tài khoản nhưng chỉ có một mã số CIF duy nhất, vì nó liên kết với tất cả các tài khoản của khách hàng. Mã số này hỗ trợ ngân hàng xây dựng hệ thống quản lí khách hàng và cung cấp nhiều dịch vụ tối ưu hơn cho khách hàng mục tiêu. Mã số CIF thường có trên sổ tiết kiệm hoặc sổ séc hoặc một số ngân hàng, thường nằm trên trang đầu tiên hoặc có thể tra cứu thông qua sao kê giao dịch, qua app mobile banking, qua tổng đài hỗ trợ khách hàng.

Muốn giải mã bất cứ thông tin tài chính nào liên quan đến khách hàng thì ngân hàng chỉ cần truy cập tìm số CIF là được, vì nó chưa tất cả các chi tiết để xác minh danh tính chủ thẻ, khoản vay, số dư tài khoản, dư nợ, các đặc điểm nhận dạng, ID hình ảnh… Nhờ có CIF là việc quản lý và kiểm tra các thông tin của mỗi khách hàng dễ dàng hơn với độ chính xác cao.

II. Vai trò của số CIF trong lĩnh vực ngân hàng

Mã số CIF có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng nhất là việc quản lí dữ liệu và thông tin của khách hàng, cụ thể là:

Đại diện cho chỉ số tín dụng của khách hàng trên tất cả các tài khoản, vì vậy nó là một công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng tạo ra hệ thống quản lý tài khoản của hàng trăm hàng triệu khách hàng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất;

Như một “điểm trung tâm” để kiểm tra dữ liệu khách hàng mà không cần phải tra cứu từng tài khoản hay giao dịch riêng lẻ;

Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ bổ sung và bán chéo cho khách hàng một cách chính xác hơn nhờ sử dụng số CIF, ví dụ bạn muốn kích hoạt lại tài khoản không hoạt động thì có thể chia sẻ mã số này, hoặc trong trường hợp muốn thay đổi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như tài khoản demat, tài khoản cho vay,...;

Đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn và lừa đảo vì số CIF là số duy nhất của từng khách hàng;

CIF thuộc tệp cực kì quan trọng do có chứa mã OTP (mật khẩu sử dụng một lần) và nhiều thông tin có giá trị khác về khách hàng, rất hữu ích trong quá trình xử phạt các khoản vay hoặc xác minh giao dịch, tài khoản đang giữ, số dư giao dịch,...;

Tệp thông tin khách hàng và dữ liệu của nó cũng được sử dụng làm công cụ marketing. Chẳng hạn, với các nhà bán lẻ trực tuyến, thông tin CIF có thể bao gồm lịch sử tìm kiếm trên web của khách hàng, các sản phẩm họ đã xem, các giao dịch đã thực hiện. Các hành vi tìm kiếm và duyệt web này sẽ cung cấp đầu mối cho các đơn vị bán hàng xác định được sản phẩm mà khách hàng có thể đang quan tâm, để tìm cách thu hút tăng doanh số bán hàng hoặc bổ sung thêm sản phẩm mới;

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng duy trì số CIF cho mục đích tăng trưởng dịch vụ marketing trong tương lai. Việc này có thể bao gồm các thông báo cho người tiêu dùng về dịch vụ mà họ đã sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, ví dụ dịch vụ bảo hiểm, bảo dưỡng xe.... bằng cách thu thập thông tin về thời điểm họ sử dụng dịch vụ lần cuối, các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể dự đoán thời điểm khách hàng có thể cần đến dịch vụ này trong tương lai và gửi thông báo nhắc nhở.

III. Cách thức hoạt động của CIF

Mã số CIF chứa tất cả dữ liệu tài khoản và chi tiết cá nhân khách hàng ở định dạng kỹ thuật số được thể hiện bằng số có 8 - 11 chữ số;

CIF nắm giữ các thông tin về điểm tín dụng, khoản vay, tài khoản demat, định danh KYC, bằng chứng nhận dạng, chi tiết giao dịch, ngày sinh, chữ ký, giới tính... và các thông tin liên quan khác của khách hàng;

Ngân hàng có thể nhập số CIF và xem hết tất cả các dữ liệu này cùng một lúc. Bên cạnh đó, dữ liệu thông tin trong CIF sẽ được cập nhật thường xuyên, không loại trừ bất cứ thay đổi nào trong thông tin của khách hàng, từ đó, các nhân viên ngân hàng cũng sẽ thuận tiện trong việc tra cứu thông tin khách hàng mỗi khi có yêu cầu. Đồng thời, việc này cũng hỗ trợ các chức năng quản trị dịch vụ khác nhau trong hệ thống ngân hàng;

Lưu ý, vì tính quan trọng của mình nên CIF là mã số không thể chuyển nhượng.

IV. Cấu trúc số CIF của các ngân hàng lớn tại Việt Nam

Cấu trúc số CIF của các ngân hàng lớn tại Việt Nam

Cấu trúc mã cố CIF cơ bản mà bạn cần biết

Rất nhiều người nghĩ CIF là số tài khoản ngân hàng hoặc số thẻ nhưng không phải vậy. Cụ thể cấu trúc số CIF tại một số ngân hàng lớn của Việt Nam như sau:

Với ngân hàng Vietcombank:

Mã số CIF gồm 8 chữ số hiển thị trên dãy số nổi của mặt thẻ ngân hàng. 4 số đầu sẽ là mã quy ước của ngân hàng, số 36 là mã số của VCB, 8 số tiếp theo chính là mã số CIF. Còn lại là số để phân biệt khách hàng.

Với ngân hàng BIDV:

Mã số CIF gồm 8-9 chữ số cũng hiển thị trên dãy số nổi của mặt thẻ ngân hàng. 6 số đầu tiên là số BIN, số 18 là mã số của BIDV, 8 số tiếp theo chính là mã CIF. Còn lại cũng là số để phân biệt khách hàng, tương tự VCB.

Với ngân hàng Agribank:

4 số đầu là mã quy ước ngân hàng, 05 là mã của Agribank, 8 số tiếp theo là số CIF, còn lại là số phân biệt khách hàng.

Với ngân hàng Techcombank:

4 số đầu cũng là mã quy ước ngân hàng, 07 là mã của ngân hàng TCB, 8 số tiếp theo là số CIF, còn lại là số phân biệt khách hàng.

Tương tự với các ngân hàng khác.

V. Phân biệt số CIF với số tài khoản, số thẻ ngân hàng

Số CIF là dãy số có độ dài từ 8-11 kí tự được in nổi trên thẻ ATM của khách hàng. Như vậy, nó nằm trong cấu trúc của số thẻ khách hàng, hay nói cách khác, số thẻ ngân hàng chứa số CIF (cụ thể như đã nêu trên ở phần cấu trúc số CIF).

Còn số tài khoản ngân hàng là một dãy số mà ngân hàng cấp cho khách hàng khi họ đăng kí mở tài khoản. Số này không được in nổi trên thẻ ATM, có độ dài từ 9 - 14 số (tùy thuộc vào quy định mỗi ngân hàng), trong đó, 3 chữ số đầu tiên đại diện cho chi nhánh ngân hàng. Số tài khoản được dùng trong các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền...

VI. Cách tra cứu số CIF nhanh nhất

Cách tra cứu số CIF nhanh nhất

Cách tra cứu mã số CIF nhanh chóng, chính xác

Mã số CIF thường có trên sổ tiết kiệm hoặc sổ séc hoặc một số ngân hàng, thường nằm trên trang đầu tiên. Trường hợp bạn muốn biết số CIF của mình bằng cách khác thì có thể thử tra cứu như sau:

Đăng nhập vào dịch vụ Internet Banking của ngân hàng bạn đang sử dụng, nhấn tùy chọn + tuyên bố điện tử. Sau đó chọn khoảng thời gian tuyên bố điện tử, trang tóm tắt tài khoản sẽ chứa số CIF mà bạn đang tìm.

Hầu hết các trung tâm chăm sóc khách hàng của ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ bạn biết về số CIF, bạn chỉ cần gọi lên tổng đài và làm theo hướng dẫn, trong đó, họ có thể yêu cầu các chi tiết cá nhân như tên, số ID (CCCD/CMND), số tài khoản... hoặc cũng có thể gửi tin nhắn SMS theo cú pháp của ngân hàng.

Ngoài ra, bạn có thể thấy mã số CIF trong các bảng sao kê ngân hàng trực tuyến. Bạn có thể yêu cầu sao kê trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng và tìm thấy mã số CIF trong đó.

VII. Lộ mã CIF có sao không?

Như đã chia sẻ phần vai trò của mã CIF, vì liên quan đến các thông tin cá nhân khách hàng cũng như các hoạt động giao dịch tại ngân hàng của họ nên việc bảo mật số CIF là thực sự cần thiết. Tốt nhất là không nên chia sẻ với bất kỳ ai.

Vậy nên, khi lộ mã CIF đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ bị lộ hết các thông tin của mình. Điều này tạo cơ hội cho các hành vi gian lận, lừa đảo, đánh cắp thông tin của những thành phần bất hảo, các tin tặc, các hacker.

Tuy nhiên, do in số CIF dập nổi trên thẻ ngân hàng, nhiều ngân hàng đã phòng ngừa trường hợp số CIF có thể bị lộ. Nên phương thức bảo mật của nó hoạt động rất mạnh, cho nên bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều, nhưng vẫn cần cất giữ cẩn trọng thẻ ATM, nếu đánh mất, phải lập tức đóng thẻ và thông báo cho ngân hàng phát hành.

Tóm lại, tệp thông tin khách hàng CIF là một file thông tin kỹ thuật số liên kết các chi tiết về khách hàng, tóm tắt các hoạt động của khách hàng trong các giao dịch tài khoản, thông tin tài khoản và cả chi tiết cá nhân. Số CIF cực kì quan trọng cho nên không nên chia sẻ với bất kì ai, chỉ nên được biết giữa khách hàng và ngân hàng. Vega Fintech mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ