Mã giao dịch được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngành ngân hàng mà rất phổ trong các giao dịch online, mua bán trực tuyến. Mỗi giao dịch được gắn với một mã, không có mã nào trùng lặp nhau.
Mã giao dịch là mã nhận dạng duy nhất cho mỗi giao dịch (tương tự như mã số định danh ở người), chẳng hạn như mã xác nhận đơn đặt hàng. Sử dụng mã giao dịch giúp tránh được sự trùng lặp, nhầm lẫn, đồng thời dễ dàng tra cứu khi có vấn đề xảy ra hoặc cần tra soát lại giao dịch.
Mỗi ngành, nghề, mỗi đơn vị có quy định mã giao dịch khác nhau, có thể chỉ bao gồm số, có thể bao gồm cả chữ và số.
Mã giao dịch là mã nhận dạng riêng cho từng giao dịch
Mã giao dịch ngân hàng chính là một dãy số đánh dấu ký hiệu mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng sau mỗi giao dịch được thực hiện thành công. Mọi giao dịch từ chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán… đều có mã giao dịch riêng. Mã số này vừa dùng để nhận diện giao dịch vừa giúp thống kê các giao dịch mà khách hàng đã thực hiện trên hệ thống ngân hàng.
Khi bạn chuyển tiền nhưng phía người nhận báo chưa nhận được, bạn thực hiện thanh toán nhưng xảy ra sự cố, bạn gọi điện lên tổng đài để yêu cầu tra soát, bạn sẽ phải cung cấp mã giao dịch. Mã giao dịch được xem như là bằng chứng khi gặp sự cố hay thất thoát xảy ra đối với tài khoản.
Mã giao dịch của các ngân hàng thường bắt đầu bằng FTхххххххххххх - phần số phía sau được hệ thống gán tự động cho mỗi giao dịch. Mã này sẽ là duy nhất và không bao giờ trùng với mã khác.
Một số ngân hàng không bắt đầu mã giao dịch với FT như BIDV hoặc Vietcombank, TPBank.
Mỗi ngân hàng có cách đặt mã giao dịch khác nhau
Phổ biến nhất là khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản thành công bằng Internet Banking hoặc Mobile Banking, thanh toán trực tuyến hoặc quẹt thẻ, thì ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một mã giao dịch.
Tác dụng của mã giao dịch gồm:
- Nhận diện giao dịch đã được hoàn thành
- Dùng để thống kê các giao dịch mà khách hàng thực hiện trên hệ thống của ngân hàng.
- Nhanh chóng truy soát để kiểm tra khi có sự cố, tránh thất thoát.
Gần đây, có nhiều trường hợp lừa đảo chuyển tiền thanh toán khi mua hàng, tuy nhiên những đối tượng này lại giả mạo ảnh chuyển tiền thành công bằng cách sử dụng ảnh từ giao dịch trước đó, dùng Photoshop sửa số tiền, ngày giao dịch hoặc số tài khoản và chủ tài khoản để gian lận.
Mã giao dịch ngân hàng giúp tra soát, thống kê các giao dịch
Khi chủ cửa hàng không nhận được tiền, liên hệ với phía ngân hàng và đọc mã giao dịch thì mới biết mã này là của một giao dịch khác.
Có thể thấy mã giao dịch có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và đối chứng các giao dịch tại ngân hàng.
Nhiều người thường nhầm lẫn mã giao dịch và mã xác thực giao dịch. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt rõ.
Tiêu chí phân biệt |
Mã giao dịch |
Mã xác thực giao dịch |
Cách gọi |
Còn gọi là mã FT |
Là mã OTP |
Khái niệm |
Mã gắn với giao dịch thành công, cung cấp sau khi giao dịch hoàn thành, được lưu trữ trên hệ thống ngân hàng |
Mã cung cấp trước khi thực hiện giao dịch chuyển khoản, thanh toán |
Được phép để lộ |
Được |
Không |
Độ dài |
Rất dài, thường bao gồm cả chữ và số, bắt đầu với FTxxxxxxx |
Thường chỉ gồm 6 đến 8 số ngẫu nhiên |
Vai trò |
“gắn tên” cho giao dịch để lưu trữ trên hệ thống, có thể tra lại dễ dàng khi cần |
Là hàng rào bảo mật cuối cùng khi giao dịch online |
Để lộ mã giao dịch chuyển tiền có sao không? Đây là thắc mắc của nhiều người.
Câu trả lời là: Không sao
Mã giao dịch chỉ có tác dụng khi ta cung cấp cho phía ngân hàng để kiểm tra lại giao dịch mà thôi.
Trong thực tế, nhiều người có thói quen khi chuyển tiền xong sẽ chụp ảnh màn hình giao dịch thành công, trong đó có mã giao dịch và gửi cho người nhận tiền.
Cách này giúp cả 2 bên dễ dàng kiểm tra, đối chiếu lại nếu đợi mãi vẫn không thấy tiền về tài khoản.
Ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp mã giao dịch để kiểm tra
Sau khi giao dịch hoàn thành, VCB sẽ cung cấp mã giao dịch ngay tại màn hình báo giao dịch thành công.
Ngoài ra để tra cứu lại mã giao dịch của ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, bạn có thể chọn mục tra soát giao dịch trên ứng dụng VCB Digibank, chọn giao dịch mà bạn muốn kiểm tra là được.
Khi mỗi giao dịch hoàn thành, Vietcombank sẽ gửi thông tin giao dịch, biên lai chuyển tiền về email bạn đăng ký với nội dung trong đó có chứa số lệnh giao dịch. Số lệnh này chính là mã số giao dịch của VCB.
Để kiểm tra mã giao dịch của ngân hàng Công Thương Vietinbank, bạn đăng nhập vào iPay Vietinbank, chọn Dịch vụ thẻ và xem Lịch sử tài khoản. Sau đó chọn giao dịch bạn muốn kiểm tra để xem lại mã số. Thường thì khi hoàn thành giao dịch tại Vietinbank sẽ có mã số theo cấu trúc GDххххххххх thay cho FT.
Để kiểm tra mã số giao dịch của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, bạn chọn mục Tài khoản sau đó chọn tài khoản cần xem và nhập thời gian cụ thể cần tìm lịch sử.
Cuối cùng chọn giao dịch muốn xem. thông tin sẽ bao gồm mã số của giao dịch đã hoàn thành. Tùy theo ứng dụng mà bạn giao dịch là Mobile Banking Agribank hoặc Internet Banking Agribank thì sẽ kiểm tra trên cổng dịch đó.
Đối với ứng dụng Techcombank, bạn chọn mục Tài khoản, ấn vào tài khoản thanh toán, hệ thống sẽ liệt kê ra toàn bộ lịch sử giao dịch theo ngày. Tiếp đó, bạn chọn giao dịch muốn kiểm tra, mã giao dịch sẽ bắt đầu với FTxxxx kết thúc với \BNK.
Để kiểm tra mã giao dịch của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV qua ứng dụng BIDV Smart banking, bạn chọn mục Danh sách, sau đó ấn vào mũi tên bên cạnh mục Số dư khả dụng, tại đây hệ thống liệt kê toàn bộ giao dịch từ ngày gần nhất trở đi.
Bạn chọn giao dịch muốn kiểm tra sẽ thấy mã giao dịch bắt đầu bằng FTxxxx.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu về mã giao dịch ngân hàng và biết cách kiểm tra, lấy mã giao dịch của mình để cung cấp cho ngân hàng tra soát trong trường hợp trục trặc xảy ra. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Vega Fintech để cập nhật thông tin hữu ích về tài chính cá nhân nhé.