Voice OTP là gì? Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Voice OTP

11/08/2023

Voice OTP là gì? Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Voice OTP

Nội dung

Khi cần xác minh thông tin giao dịch với người dùng, hệ thống của bên cung cấp dịch vụ sẽ gửi cho người dùng một khẩu khẩu sử dụng một lần gọi là mã OTP. Hiện nay có 02 phương thức gửi mã OTP khá phổ biến là Voice OTP và SMS OTP. Vậy chúng khác nhau ở đâu, sử dụng dịch vụ Voice OTP hay SMS OTP thì lợi hơn?

1. Voice OTP là gì ?

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với SMS OTP là hình thức cung cấp mật khẩu sử dụng một lần bằng tin nhắn, vậy Voice OTP (voice one time password) cũng sẽ là một hình thức cung cấp mật khẩu sử dụng một lần nhưng bằng gọi thoại.

Theo đó, hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ sẽ thiết lập để tự động gọi đến số điện thoại mà người dùng đã đăng ký để cung cấp mã OTP theo file thu âm đã được ghi sẵn theo kịch bản thoại đã được cá nhân hóa (thường được gọi là tổng đài ảo).

Sử dụng Voice OTP chuyên dùng cho các mục đích cần tốc độ nhanh như: cấp mật khẩu dùng một lần, xác thực tài khoản tạo mới, xác thực đơn hàng, xác thực thay đổi cài đặt ứng dụng, dùng cảnh báo khẩn cấp hoặc CSKH…

Voice OTP là gì?

Dịch vụ xác minh thông tin bằng voice OTP

Ví dụ, tại Việt Nam, khi bạn quên mật khẩu và muốn cài đặt lại trên ứng dụng Zalo hoặc Momo, bạn sẽ nhận được 1 cuộc gọi từ họ, sau đó bạn sẽ nghe được một giọng đọc một dãy số thường là 6 số. Người đọc sẽ đọc nhanh sau đó đọc chậm lại từng số để bạn có thể nghe rõ ràng.

Khi sử dụng mã OTP để tránh những rủi ro không đáng có, người dùng cần lưu ý:

- Trong trường hợp thay đổi số điện thoại hoặc mất điện thoại thì phải thông báo lại cho bên cung cấp dịch vụ để cập nhật lại kịp thời, tránh để kẻ gian biết;

- Tất cả các mã OTP đều không nên để người khác biết dưới bất kỳ hình thức nào;

- Trước mỗi giao dịch nào cần kiểm tra kỹ thông tin thực hiện, nếu đã nhập mã OTP xong thì bạn không thể làm gì khác được nữa.

2. Lợi ích khi sử dụng Voice OTP

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi giao dịch với số lượng khổng lồ nhưng vẫn đảm bảo tính tiện lợi và nhanh chóng. Nếu sử dụng thiết bị token phức tạp hoặc SMS OTP thì chi phí có thể tăng gấp đôi nếu cùng khối lượng giao dịch;

- Không bắt buộc khách hàng phải có thiết bị di động cao cấp, chỉ cần thiết bị có thể nhận được cuộc gọi là được;

- Độ bảo mật cao chỉ người nhận cuộc gọi mới nghe được mã OTP. Server thoại được đặt tại các data center chuyên nghiệp nên hoạt động rất mạnh mẽ và ổn định;

- Tích hợp đơn giản, doanh nghiệp có thể tự thu âm theo kịch bản thoại mong muốn một cách dễ dàng và quản lý luôn thời lượng gọi ra;

- Doanh nghiệp có thể chọn mật khẩu dạng chuỗi ký tự chữ và/hoặc số, số tiền tùy biến trong API, lựa chọn tự động lặp lại mã OTP bao nhiêu lần tùy ý;

- Trong trường hợp khách hàng chưa bắt máy hoặc máy bận, có thể cài đặt tự động gọi lại sau (n) phút. Lúc đó, hệ thống sẽ tự động ghi nhận và thống kê tình trạng máy cuối (máy bận, KH từ chối cuộc gọi, số máy không tồn tại, ngoài vùng phủ sóng…);

- Chỉ tính phí khi cuộc gọi được thực hiện thành công, trong trường hợp khách hàng không bắt máy thì sẽ không phát sinh phí. Thậm chí, doanh nghiệp có thể tự cài đặt lựa chọn khách hàng trả phí hoặc bản thân đơn vị trả phí.

- Hoàn toàn có thể dùng đầu số CSKH hiện có để thực hiện voice OTP khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu với khách hàng.

Lợi ích khi sử dụng Voice OTP

Lợi ích mà voice OTP mang lại cho khách hàng và doanh nghiệp

3. So sánh Voice OTP và SMS OTP

Tiêu chí

Voice OTP

SMS OTP

Khái niệm

Cung cấp mã OTP bằng cuộc gọi tới số điện thoại của khách hàng với giọng nói đã thu âm sẵn theo kịch bản

Cung cấp mã OTP bằng tin nhắn gửi tới số điện thoại của khách hàng

Chi phí

Dao động từ 250 - 320 đồng/OTP cho cuộc gọi kéo dài khoảng 15 - 20s. Chỉ phát sinh phí khi cuộc gọi được thực hiện, tức là khách hàng có bắt máy. Số lượng giao dịch càng lớn chi phí càng giảm

Khoảng 830 đồng/OTP. Chỉ cần gửi tin nhắn thành công là tính phí

Khả năng ký tự

Cả chuỗi ký tự gồm chữ và/hoặc số, số tiền tùy biến trong API

Chuỗi số hoặc một chuỗi kết hợp số và ký tự theo template đã duyệt

Số lượng ký tự

Không hạn chế

Tối đa 160 ký tự/SMS

Bảo mật

Cao hơn SMS OTP

Thấp hơn Voice OTP

Trên đây đây là sự so sánh giữa dịch vụ Voice OTP và SMS OTP. bạn hãy tham khảo bảng trên bạn nhé!

So sánh Voice OTP và SMS OTP

So sánh dịch vụ voice OTP và SMS OTP

4. Những lĩnh vực nên sử dụng Voice OTP

Những lĩnh vực sử dụng Voice OTP hiện nay thường là:

- Các ngân hàng, thông báo mã xác thực cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển tiền hoặc thay đổi các thông tin, cài đặt;

- Các ứng dụng di động hoặc website như tài khoản ví điện tử, tài khoản trên sàn thương mại điện tử cần để gia tăng thêm tính bảo mật và xác nhận danh tính khách hàng;

- Các lĩnh vực tài chính khác như dịch vụ cho vay, bảo hiểm, vận tải…;

- Bệnh viện phòng khám sử dụng để check thông tin lịch khám, số thứ tự, tra cứu kết quả khám bệnh…;

- Ứng dụng trò chơi, cung cấp các mã đăng nhập, code, cài đặt mật khẩu, mã captcha.

Hiện nay, hầu hết mọi người đều nhận thức rõ về sự cấp thiết trong việc bảo vệ các loại tài khoản chứa tiền của mình trong khi thực hiện các giao dịch tài chính thông qua các phương pháp bảo mật tiên tiến

Xu hướng mua sắm online ngày một phát triển với số lượng người dùng đăng ký khổng lồ. Đây là lý do mã OTP được áp dụng rộng rãi vừa bảo mật tài khoản vừa thiết lập lòng tin, tăng độ uy tín với khách hàng, giúp họ an tâm sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. 

So về mặt kinh tế rõ ràng Voice OTP ưu việt hơn SMS OTP, đáng để doanh nghiệp cân nhắc sử dụng trong bối cảnh yêu cầu bảo mật thông tin ngày càng cao và thông dụng trên toàn thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!