Trợ lý ảo là gì? 5 Ứng dụng chợ lý ảo được sử dụng nhiều nhất hiện nay

19/04/2023

Trợ lý ảo là gì? 5 Ứng dụng chợ lý ảo được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Nội dung

Trợ lý ảo là sản phẩm mà các công ty công nghệ phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) để hỗ trợ khách hàng. Vậy trợ lý ảo là gì? Cách thức hoạt động, tương tác với trợ lý ảo như thế nào? Cùng xem câu trả lời cụ thể ở bài viết này nhé!

1. Trợ lý ảo là gì?

Trợ lý ảo là các phần mềm phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI). Trợ lý ảo hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác, tìm kiếm thông tin thông qua việc ra lệnh.

Trợ lý ảo đầu tiên được tạo ra vào năm 1961 là IBM Shoebox. Đến nay thì trợ lý ảo đã được phổ cập từ smartphone đến các thiết bị trong hệ sinh thái nhà thông minh.

Trợ lý ảo là gì?

Thông tin về trợ lý ảo trên thị trường hiện nay

2. Cách thức hoạt động của trợ lý ảo

Các trợ lý ảo là những thiết bị nghe thụ động đáp ứng yêu cầu một khi chúng nhận ra một lệnh hoặc lời chào. Điều này có nghĩa là thiết bị luôn luôn nghe những gì xảy ra xung quanh.

Trợ lý ảo phải kết nối với Internet để tiến hành tìm kiếm trên web và tìm câu trả lời hay liên lạc với các thiết bị thông minh khác. Khi bạn giao tiếp với trợ lý ảo bằng giọng nói, có thể kích hoạt trợ lý và đặt câu hỏi của mình mà không cần tạm dừng. Nếu trợ lý ảo không hiểu lệnh hoặc không thể tìm thấy câu trả lời, nó sẽ cho bạn biết và có thể thử lại bằng cách lặp lại câu hỏi của mình hoặc nói to, chậm hơn.

Cách thức hoạt động của trợ lý ảo

Cách thức hoạt động của mô hình trợ lý ảo

Các trợ lý ảo dựa trên điện thoại thông minh cũng có thể được kích hoạt bằng cách giữ nút màn hình chính trên thiết bị. Sau đó, có thể nhập câu hỏi hoặc yêu cầu của mình và sẽ được trả lời bằng văn bản.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ AI - Bước đột phá trong thời đại số

3. Cách thức tương tác với trợ lý ảo

Hiện nay bạn có thể tương tác với trợ lý thông qua các phương thức như:

- Giọng nói: Hiện nay, có nhiều sản phẩm tích hợp trợ lý giọng nói ảo như: Google, Alexa, Siri và Cortana. Các trợ lý ảo này có khả năng nghe, phân tích giọng nói, đáp ứng yêu cầu của người dùng.

- Văn bản: Tương tác bằng văn bản là tương tác phổ biến giữa người dùng và trợ lý ảo. Có thể gặp trợ lý ảo này ở nhiều kênh khác nhau như: chatbot… Chỉ cần nhắn tin, comment là chatbot sẽ trả lời dựa theo kịch bản đã được soạn sẵn.

- Hình ảnh: Tương tác thông qua hình ảnh vẫn còn hạn chế và chưa được phổ biến. Tuy nhiên, một số trợ lý ảo vẫn có thể xử lý tương tác bằng hình ảnh như: Siri, Google Assistant hay Samsung Bixby.

Cách thức tương tác với trợ lý ảo

Tương tác của trợ lý ảo với người thật

4. Vai trò của trợ lý ảo trong thời đại số

Ngày nay, việc phát triển mạng nơ ron và xử lý ngôn ngữ tự nhiên theo hướng biến điều khiển giọng nói thành một tiêu chuẩn cho nhiều sản phẩm là xu hướng được sử dụng ngày hàng. Các nhà sản xuất thiết bị thông minh đã ứng dụng trợ lý ảo AI vào tất cả các tính năng hữu ích cho sản phẩm của mình. 72% đơn vị sở hữu trợ lý ảo cho biết rằng thiết bị của họ nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu của đời sống và không muốn từ bỏ tính năng điều khiển bằng giọng nói này.

Vai trò của trợ lý ảo trong thời đại số

Vai trò thực tế của trợ lý ảo đổi với con người hiện nay

Trợ lý ảo đang dần xác minh được vai trò quan trọng, hữu ích của mình trong cuộc sống hàng ngày bởi những tác dụng sau:

- Cập nhật thông tin về các vấn đề khách hàng quan tâm một cách chủ động.

- Dự báo thời tiết hàng ngày.

- Đặt báo thức và nhắc nhở các công việc theo đúng lịch trình.

- Trả lời các câu hỏi chung bằng giọng nói.

- Tạo danh sách và điền thông tin vào To- do list.

- Dịch thuật ngay lập tức.

- Theo dõi, cập nhật hàng tồn kho vào danh sách.

- Điều khiển các thiết bị từ xa.

- Đọc văn bản thành tiếng.

- Chuyển lời nói thành văn bản tự động.

5. Ưu và nhược điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Ưu điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Nổi tiếng là “thông minh”, trợ lý ảo mang lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp.

- Với khách hàng: Khi liên hệ tới tổng đài trợ lý ảo của doanh nghiệp, khách hàng có thể tra cứu thông tin tốc độ cực nhanh, được phản hồi với ngôn ngữ tự nhiên, mang đến trải nghiệm dễ chịu cho người dùng. Thay vì phải đợi những tiếng tút dài do máy bận, khách hàng giờ đây sẽ không còn cảm giác chờ đợi nữa. Với sự phát triển của trợ lý ảo, người dùng bắt đầu nhắc nhiều hơn đến từ khóa “không chạm”. Nhiều tác vụ vốn mất thời gian thao tác bằng tay thì giờ đây đã được xử lý bởi trợ lý ảo, mang đến trải nghiệm rảnh tay, tiết kiệm thời gian hơn.

- Với doanh nghiệp: Khả năng tự động trả lời và thực hiện các chiến dịch gọi điện chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực, kinh phí. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Accenture, nhờ AI năng suất làm việc trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 40% vào năm 2035.

Cả doanh nghiệp và khách hàng đều được hưởng lợi từ trợ lý ảo.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Ưu điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Nhược điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Bên cạnh những lợi ích kể trên, thì trợ lý ảo vẫn còn nhược điểm khiến người dùng lo lắng khi sử dụng như:

Quyền riêng tư: Đây là một mối quan tâm của rất nhiều người dùng, nhất là liên quan đến các thiết bị thông minh được sử dụng hàng ngày. Sau khi được kích hoạt bằng các câu lệnh khởi động, trợ lý ảo sử dụng giọng nói sẽ bắt đầu ghi lại những âm thanh xung quanh. Những dữ liệu này được gửi đến máy chủ xử lý thông tin và hình thành phản hồi. Vì vậy, người dùng lo ngại việc thông tin riêng tư bị lưu lại hoặc theo dõi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cho ra mắt nhiều tính năng hỗ trợ người dùng đảm bảo thông tin bảo mật cá nhân.

Tính chính xác trong câu trả lời của trợ lý ảo: Không phải lúc nào, trợ lý ảo cũng hiểu 100% những gì người dùng yêu cầu. Lý do thường gặp là vấn đề về vốn từ vựng và phát âm. Tuy nhiên, công nghệ nhận diện giọng nói tích hợp trong trợ lý ảo ngày càng nhạy bén, khắc phục những vấn đề này.

Khả năng bảo mật: Mặc trợ lý ảo truyền thông tin về máy chủ bằng các kết nối được mã hóa, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn khả năng bị hack, ảnh hưởng tới vấn đề bảo mật. Một số trợ lý giọng nói có thể nhận dạng với bất kỳ giọng nói nào gần đó nên người lạ có thể tiến hành kiểm tra hoặc thay đổi thông tin trên thiết bị thông minh của chủ sở hữu. Nguy hiểm hơn là vấn đề về giả dạng giọng nói để điều khiển thiết bị của người dùng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của Công nghệ giọng nói khả năng nhận diện chính xác đã được cải thiện rõ rệt, tăng cường tính bảo mật thông tin.

Nhược điểm khi sử dụng trợ lý ảo

Những nhược điểm của trợ lý ảo mà bạn thường thấy

Trợ lý ảo được sẽ trở thành người bạn đồng hành thông minh với con người trong tương lai. Một kỷ nguyên trợ lý ảo đang được mở ra, với bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Tại Việt Nam, trợ lý ảo đang là giải pháp công nghệ mũi nhọn được tập trung phát triển. Vega Fintech là một trong những đơn vị công nghệ tài chính đi đầu tại Việt Nam. Những sản phẩm mà Vega Fintech mang đến đều nhằm mục tiêu gia tăng trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực công nghệ AI. Cùng tìm hiểu những sản phẩm mà Vega Fintech cung cấp tại nhé!

Tìm hiểu thêm: TOP 5 ứng dụng AI có tiềm năng mạnh mẽ nhất 2023