Với những thành tựu của nền công nghệ hiện đại cùng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề về chuyển đổi số (digital transformation) đã và đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc với mọi tổ chức, doanh nghiệp đang vận hành nếu muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh và tạo đà bứt phá. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang được thực hiện đồng bộ và linh hoạt ở các doanh nghiệp, tổ chức, các địa phương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay thông qua bài viết dưới đây.
Các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực sự quan tâm đến chuyển đổi số
Theo các báo cáo của Cisco & IDC về sự tăng trưởng số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì chỉ có 3% doanh nghiệp cho rằng digital transformation chưa thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. 62% kỳ vọng nó sẽ giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Trong đó có 56% doanh nghiệp nhìn thấy rõ sự cạnh tranh đang thay đổi và việc chuyển đổi số đã giúp họ làm được điều này.
Những con số trên đã chứng tỏ được mức độ quan tâm và nhận thức rõ ràng của doanh nghiệp về tính quan trọng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa hiểu trọn vẹn và đầy đủ về vai trò của chuyển đổi số trong dòng cuốn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi chỉ mới có 31% doanh nghiệp đang mới ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang bước vào giai đoạn quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản được quá trình này.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đối mặt với những rào cản như thiếu nhân lực và kỹ năng số(17%), thiếu nền tảng công nghệ cho phép chuyển đổi số(16,7%), thiếu tư duy về chuyển đổi số và những thách thức về văn hóa kỹ thuật số (15,7%) trong quá trình chuyển đổi số.
Big Data, IoT, Cloud đã từng bước mang đến cho doanh nghiệp những nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ quá trình chuyển đổi số
5G và Internet vạn vật sẽ mang đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong các hoạt động kinh doanh.
Trong xu hướng mới, mạng 5G sẽ thay thế cho mạng 3G, 4G. Trong kinh doanh, việc ứng dụng Internet và 5G sẽ được đẩy mạnh. Xu hướng này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
Công nghệ 5G mang đến các kết nối có tốc độ cao với độ trễ thấp, độ an toàn cao. Công nghệ 5G cho phép loại bỏ kết nối vật lý, có thể truyền phát các nội dung cấu hình cao trong một khoảng thời gian thực. Ngoài ra nó cũng tạo ra được những trải nghiệm giải trí sống động như các trò chơi trên đám mây và VR.
IoT và 5G hứa hẹn sẽ tạo ra được những thay đổi trong các trải nghiệm của người dùng, nó có tính ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như y tế, giao thông, truyền thông, giải trí,…
Xem thêm: IoT là gì? Các ứng dụng của công nghệ IoT
Các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đến việc đảm bảo an ninh thông tin trong quá trình chuyển đổi số
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, con người đã bắt đầu làm quen và sẵn sàng cho xu hướng làm việc kết hợp (Hybrid working) hay làm việc từ xa (Work from home). Điều này cũng mang đến những thuận tiện trong vận hành tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những nguy cơ bị rò rỉ thông tin trên mạng Internet.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức cũng đang thể hiện sự quan tâm đến việc đảm bảo an ninh thông tin. Khi thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng Big Data và AI để tránh bị lộ thông tin và đề phòng rủi ro trong vấn đề an ninh mạng. Hai công nghệ ngày được sử dụng nhiều bởi chúng có dung lượng cao, tốc độ nhanh, tính sai số thấp và đảm bảo hỗ trợ được cho doanh nghiệp có lượng dữ liệu lớn thiếu hụt nhân lực trong việc chuyển đổi số.
Điện toán đám mây là mô hình hiện đại có thể cho phép các doanh nghiệp lưu trữ và quản lý, khôi phục dữ liệu khi gặp các sự cố. Nó còn cho phép người dùng có thể phân tích và khai thác thông tin trên nền tảng Internet. Do đó, xu hướng chuyển đổi số trên Cloud Computing trở nên sôi nổi hơn.
Xu hướng kinh doanh tự động hóa (BPA) là việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin để điều khiển tự động ở nhiều bước công việc đáp ứng nhu cầu của mỗi công ty.
Xu hướng này khá phức tạp và cần phải được thực hiện trong thời gian dài để tự động hóa quy trình nhằm đạt được các mục tiêu về chiến lược đã đề ra, tăng hiệu năng làm việc và mang đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Dựa trên báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường như Gartner, IDC thì chuyển đổi số đã thực sự mang đến rất nhiều các lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp, từ điều hành đến nghiên cứu và kinh doanh.
Việc cắt giảm chi phí trong các khâu vận hành, tiếp cận nhiều khách hàng hơn, quản lý nhanh chóng và chính xác thông qua hệ thống báo cáo tối ưu, kịp thời, năng suất làm việc cao,… là những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Việc tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều vấn đề và hướng đến được những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình.
Chuyển đổi số sẽ thay đổi trải nghiệm của người dùng đối với các dịch vụ do nhà nước cung cấp
Đối với người dân, chuyển đổi số sẽ làm thay đổi cách sống, cách làm việc và các giao dịch giao thương với nhau. Đối với nhà nước, quá trình này sử dụng dữ liệu và công nghệ số với mục tiêu sẽ thay đổi trải nghiệm của người dùng đối với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, các quy trình nghiệp vụ sẽ thay đổi, mô hình tinh giản và gọn nhẹ hơn.
Chuyển đổi số cũng sẽ góp phần gia tăng cho năng suất lao động.
Theo các chuyên gia phân tích thì 5 mục đích mà các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số hướng đến chính là: tăng tốc độ, tăng vị trí cạnh tranh, tăng doanh thu, tăng năng suất và tăng sức thu hút với khách hàng.
Với những thông tin trên, hy vọng người đọc sẽ có cho mình được một bức tranh tổng quan về thực trạng và xu hướng chuyển đổi số nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Những thông tin mà Vega Fintech mang đến, mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!