Công nghệ VR là gì? Phân biệt công nghệ VR và AR

15/05/2023

Công nghệ VR là gì? Phân biệt công nghệ VR và AR

Nội dung

Công nghệ VR ra mắt trên toàn thế giới đã thu sự chú ý của mọi người. Vậy Công nghệ VR là gì? Công nghệ VR và AR? Công nghệ đang được ứng dụng vào cuộc sống thực tế như thế nào?

1. Công nghệ VR là gì?

Công nghệ VR là gì?

Công nghệ VR giúp con người có thể “cảm nhận” được không gian ảo

Công nghệ VR (virtual reality) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm, được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ VR còn tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan.

Công nghệ VR thường sử dụng một thiết bị gọi là kính VR hoặc một loại hệ thống màn hình đặc biệt để hiển thị hình ảnh 3D cho người dùng. Khi sử dụng công nghệ VR, người dùng có thể di chuyển và tương tác với môi trường ảo bằng cách sử dụng các thiết bị điều khiển như bàn tay, tay cầm, hoặc bàn điều khiển.

Công nghệ VR có rất nhiều ứng dụng, từ giải trí đến giáo dục và y tế. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, VR có thể được sử dụng để tạo ra các môi trường học tập ảo cho học sinh, giúp họ trải nghiệm và học tập các chủ đề khó khăn như khoa học và lịch sử. Trong lĩnh vực y tế, VR có thể được sử dụng để giảm đau và lo lắng cho bệnh nhân, hoặc để giúp người già và người khuyết tật có thể trải nghiệm các hoạt động mà họ không thể thực hiện được trong đời thường.

Công nghệ VR đang phát triển rất nhanh và có tiềm năng sử dụng rộng rãi trong tương lai.

2. Đặc điểm của công nghệ VR

Đặc điểm của công nghệ VR

Đặc điểm của công nghệ VR mà bạn nên biết

Công nghệ VR có các đặc điểm nổi bật như sau:

Tương tác thời gian thực (real-time interactivity) là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người dùng và thay đổi thế giới ảo. Người sử dụng thấy sự vật thay đổi trên màn hình theo ý muốn và bị thu hút bởi sự mô phỏng này. Tính tương tác thời gian là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng trong môi trường ảo. Nó giúp cho người dùng cảm thấy như đang thực sự tương tác với môi trường ảo và thực hiện các hành động như trong thế giới thực, tạo ra một trải nghiệm ảo tuyệt vời và hấp dẫn.

Cảm giác đắm chìm: là hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý cao nhất vào những thông tin từ người sử dụng hệ thống thực tế ảo. Người dùng sẽ cảm thấy mình là một phần của thế giới ảo, hòa vào thế giới đó. VR đẩy cảm giác này “thật” hơn nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác. Người dùng nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D, điều khiển được đối tượng, sờ và cảm thấy chúng như có thật.

Tính tương tác: Tính tương tác của công nghệ VR là khả năng cho phép người dùng tương tác với môi trường ảo bằng cách sử dụng các thiết bị đầu vào như bàn tay, tay cầm, bàn điều khiển hoặc các loại cảm biến khác. Tính tương tác này giúp người dùng cảm nhận được môi trường ảo như một môi trường thực sự và thực hiện các hành động trong không gian ảo như trong thế giới thực.

Các thiết bị đầu vào của công nghệ VR cho phép người dùng tương tác với các đối tượng trong không gian ảo, như di chuyển, chạm vào, kéo thả và xoay các đối tượng. Ngoài ra, tính tương tác còn cho phép người dùng tương tác với các giao diện người dùng trong không gian ảo, chẳng hạn như điều khiển các ứng dụng và game bằng cách sử dụng các nút và cảm biến trên thiết bị đầu vào.

3. Phân loại VR hiện nay

Phân loại VR hiện nay

Các loại công nghệ VR phổ biến hiện nay

Thực tế ảo không nhập vai (Non-immersive VR) đề cập đến môi trường mô phỏng 3D được truy cập qua màn hình máy tính. Môi trường không nhập vai tạo ra âm thanh, hình ảnh. Người dùng có quyền kiểm soát môi trường ảo bằng bàn phím, chuột, thiết bị khác, nhưng không tương tác trực tiếp với người dùng. Trò chơi điện tử, trang web cho phép người dùng thiết kế phòng, nội thất,... là ví dụ về VR không nhập vai.

Thực tế ảo bán nhập vai (Semi-immersive VR) cung cấp trải nghiệm ảo một phần được truy cập thông qua màn hình máy tính hoặc tai nghe, kính thực tế ảo VR. Thực tế ảo bán nhập vai tập trung vào khía cạnh 3D trực quan và không kết hợp chuyển động vật lý. Ví dụ VR bán nhập vai là trình mô phỏng chuyến bay, được các hãng hàng không sử dụng để đào tạo phi công của họ.

Thực tế ảo hoàn toàn nhập vai (Fully immersive VR) mang lại mức độ thực tế ảo cao nhất. Trải nghiệm Fully immersive VR người dùng đắm chìm trong thế giới 3D giả lập. Fully immersive VR kết hợp cả thị giác, âm thanh và cả xúc giác. Thậm chí còn bổ sung mùi hương. Người dùng đeo các thiết bị đặc biệt như mũ bảo hiểm, găng tay, kính thực tế ảo để tương tác với môi trường.

Môi trường có thể kết hợp các thiết bị như xe đạp tĩnh, máy chạy bộ để cung cấp trải nghiệm di chuyển trong không gian 3D. Công nghệ VR hoàn toàn nhập vai hiện vẫn còn sơ khai, nhưng nó đã có những bước phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp game và chăm sóc sức khỏe.

Thực tế ảo cộng tác (Collaborative VR): Trong mô hình này, người dùng đến từ các địa điểm, cùng nhau tương tác trong môi trường ảo, mỗi cá nhân được thể hiện bằng một nhân vật 3D, giao tiếp thông qua micrô và tai nghe.

Thực tế tăng cường (Augmented reality): Các mô phỏng ảo được phủ lên môi trường thế giới thực để cải thiện, tăng cường các môi trường đó.

Thực tế hỗn hợp (Mixed reality) pha trộn thế giới thực và ảo vào một không gian.

4. Các thành phần cấu thành hệ thống thực tế ảo

Một hệ thống VR gồm 5 thành phần: phần mềm, phần cứng, mạng liên kết, người dùng, ứng dụng. Trong đó phần mềm (SW), phần cứng (HW) và ứng dụng là 3 thành phần chính và quan trọng nhất.

Các thành phần cấu thành hệ thống thực tế ảo

Các yếu tố tạo nên hệ thống công nghệ thực tế ảo

Phần mềm là linh hồn của VR. Về nguyên tắc có thể dùng bất cứ phần mềm đồ họa, ngôn ngữ lập trình nào để mô phỏng (simulation) và mô hình hóa (modelling) các đối tượng của VR. Phần mềm của VR phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình vào Mô phỏng. Các đối tượng VR được mô hình hóa nhờ phần mềm này hay chuyển từ các mô hình 3D. Sau đó phần mềm VR mô phỏng động học, động lực học, mô phỏng ứng xử của đối tượng.

Phần cứng: Phần cứng của hệ thống VT gồm: Máy tính (PC hay Workstation), thiết bị đầu vào (Input devices) và thiết bị đầu ra (Output devices).

Thiết bị đầu vào (Input devices) gồm những thiết bị có khả năng kích thích các giác quan tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo. Thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào. hướng đang chỉ tới

Thiết bị đầu ra (Output devices): gồm hiển thị đồ họa để nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh để nghe âm thanh vòm. Bộ phản hồi cảm giác tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) tạo lực tác động.

5. Ứng dụng của VR trong đời sống

Ứng dụng giải trí là mục đích lớn nhất mà công nghệ thực tế ảo ra đời, người dùng sử dụng VR để chìm đắm vào không gian ảo hóa của trò chơi hay video giải trí, khám phá khoa học viễn tưởng. Ứng dụng VR vào giải trí cho cảm giác thật, mọi thứ diễn ra trong không gian ảo hóa sẽ tương tác đến cảm giác của con người.

Ứng dụng du lịch số: Người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều giống với thực tế như tái hiện các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh. Con người sử dụng kính VR để hòa mình vào mà không cần phải đi xa. Hệ thống thực tế ảo VR đặc biệt tích hợp thêm nhiều yếu tố như: Gió, hiệu ứng ánh sáng, nước, rung...

Bất động sản: Người dùng có thể xem chi tiết, các bối cảnh của một căn hộ, tòa nhà… thông qua hệ thống thực tế ảo VR.

Ứng dụng của VR trong đời sống

Những ứng dụng thực tế của công nghệ VR

Giáo dục và đào tạo: Sử dụng công nghệ VR giúp người học nhìn thế giới một cách tổng thể, thoát khỏi lý thuyết khô khan. Người học được tiếp xúc chân thực và kỹ lưỡng với các nguồn thông tin cùng trải nghiệm thú vị. Ngoài ra, còn giúp giáo viên giải quyết các vấn đề khó khăn như mẫu thí nghiệm, vị trí địa lý v.v. bằng cách cho học sinh nhìn rõ các mô hình vật ảo như thật. Nhờ chức năng tạo ra sự tương tác cho phép học sinh cùng nhau học tập, tăng cường khả năng làm việc nhóm.

Trong quân sự: công nghệ thực tế ảo có thể tái hiện tình huống trong các đợt huấn luyện quân sự, mang đến những trải nghiệm mà phương pháp thông thường không thể thực hiện được.

Quảng cáo và Marketing: sử dụng VR trong tiếp thị kỹ thuật số nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng tương tác trực tiếp, chạm và dùng thử sản phẩm mà họ muốn mua qua các hiệu ứng hình ảnh đa chiều do VR tạo ra.

Ứng dụng trong Game: Trong Gaming, VR được sử dụng từ thập kỷ 1990. Nhưng mãi đến năm 2016 mới bùng nổ của các thể loại game. Nhiều tựa game nổi tiếng được sản xuất trên nền tảng công nghệ cao này.

6. Phân biệt công nghệ VR và AR

Phân biệt công nghệ VR và AR

So sánh công nghệ AR và công nghệ VR hiện nay

 

AR

VR

Định nghĩa

Thực tế ảo tăng cường (AR) là tạo ra những hình ảnh kỹ thuật số có khả năng hiển thị trong thế giới thật.

Thực tế ảo (VR) là mô phỏng lại thế giới thực, đặt người dùng vào trung tâm trải nghiệm qua tương tác trong thế giới 3D.

Các hoạt động

AR giữ bạn ở thế giới thực, chỉ chèn các yếu tố ảo vào cảnh thực.

VR đưa bạn vào thế giới ảo với hình ảnh được kết xuất hoàn toàn bằng kỹ thuật số.

Mục đích

AR tăng cường trải nghiệm người dùng bằng cách thêm vào các yếu tố ảo như là một layer mới trong việc tương tác với thế giới thực.

Thế giới của VR được tạo ra và điều khiển hoàn toàn bởi máy tính.

Nhờ sự ứng dụng và lợi ích đột phá, công nghệ sẽ là một công nghệ có ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!