Nội dung Nghị định 13 2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân [Mới nhất]

20/09/2023

Nội dung Nghị định 13 2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân [Mới nhất]

Nội dung

Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân được Chính Phủ ban hành vào ngày 17/4/2023 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023. Cùng với bộ luật an ninh mạng được ban hành vào năm 2018 và nghị định số 53/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2022, nghị định 13 được xem là văn bản pháp lý thứ ba được Chính phủ ban hành trong kế hoạch tăng cường về khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động trên không gian mạng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nghị định 13 trong bài viết dưới đây.

I. Nội dung của nghị định 13 được ban hành năm 2023

Nội dung của nghị định 13 được ban hành năm 2023

Dưới đây là một số điểm chính được ban hành trong nghị định 13 2023:

1. Về dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm được hiểu là dữ liệu cá nhân mà gắn liền với quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Khi dữ liệu đó bị xâm phạm thì sẽ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của cá nhân bao gồm:

- Về quan điểm chính trị, về quan điểm tôn giáo;

- Tình trạng của sức khỏe cũng như đời tư trong hồ sơ bệnh án, (điều này không bao gồm dữ liệu về nhóm máu);

- Nguồn gốc về chủng tộc hay dân tộc;

- Đặc điểm riêng trong di truyền của cá nhân;

- Thông tin về đặc điểm sinh học của từng cá nhân;

- Thông tin về xu hướng tình dục, đời sống tình dục của từng cá nhân;

- Dữ liệu về các vấn đề tội phạm được lưu trữ từ các cơ quan pháp luật;

- Thông tin khách hàng gồm định danh, tài khoản, tiền gửi, giao dịch, thông tin về cá nhân, tổ chức là bên đảm bảo tại các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng nước ngoài, dịch vụ trung gian thanh toán;

- Dữ liệu vị trí của mỗi cá nhân qua định vị;

- Dữ liệu về cá nhân khác mà được quy định là đặc thù và cần bảo mật cần thiết

2. Có thể xử lý hình sự nếu vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Có thể xử lý hình sự nếu vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Các dữ liệu cá nhân bao gồm thông tin, hình ảnh, chữ viết, chữ số,... sẽ được bảo vệ theo nghị định 13 ban hành

Cơ quan, các tổ chức, các cá nhân nếu vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay hình sự tùy theo mức độ đúng với quy định của pháp luật.

Những trường hợp DLCN được xử lý mà không cần được sự cho phép của chủ thể

- Trong trường hợp cần xử lý gấp dữ liệu cá nhân để bảo vệ tính mạng của chủ thể của dữ liệu hoặc người khác thì bên kiểm soát, bên xử lý, bên thứ ba cần có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.

- Công khai DLCN theo đúng quy định của luật.

- Việc xử lý các dữ liệu của cơ quan nhà nước trong trường hợp khẩn cấp về quốc phòng, an toàn, aan ninh quốc gia, trật tự xã hội, các thảm họa lớn, các dịch bệnh nguy hiểm; trường hợp có nguy cơ đe dọa AN-QP nhưng chưa đến mức khẩn cấp; phòng, chống tội phạm, bạo loạn, khủng bố theo quy định của luật.

- Thực hiện nghĩa vụ đúng với hợp đồng của chủ thể dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của luật.

- Khi cần phục vụ cho các hoạt động của cơ quan nhà nước theo đúng quy định của luật chuyên ngành.

3. Biện pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân liên quan tới xử lý DLCN thực hiện biện pháp quản lý;

- Tổ chức, cá nhân liên quan tới xử lý DLCN thực hiện biện pháp kỹ thuật;

- Biện pháp điều tra và tố tụng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước;

- Biện pháp do cơ quan QLNN có thẩm quyền thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Các biện pháp khác.

4. Điều kiện để bảo đảm các hoạt động bảo vệ DLCN

iều kiện để bảo đảm các hoạt động bảo vệ DLCN

Dữ liệu cá nhân được bảo vệ bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền

- Về lực lượng:

+ Lực lượng này được bố trí tại cơ quan chuyên trách về bảo vệ DLCN;

+ Bộ phận, nhân sự sẽ được chỉ định trong các cơ quan, tổ chức nhằm bảo đảm quy định về bảo vệ DLCN;

+ Các tổ chức, cá nhân được huy động để tham gia bảo vệ DLCN;

+ Bộ công an lên kế hoạch cụ thể để phát triển nguồn nhân lực bảo vệ DLCN.

- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần có trách nhiệm trong tuyên truyền, phổ biến các kiến thức và kỹ năng để nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ DLCN.

- Bảo đảm về cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động cho các cơ quan bảo vệ DLCN.

5. Cơ quan bảo vệ DLCN

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an là cơ quan chuyên trách về bảo vệ DLCN có trách nhiệm phối hợp và giúp cho Bộ Công an thực hiện các quản lý nhà nước về bảo vệ DLCN.

Tìm hiểu thêm: C06 Bộ Công an - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

II. Đối tượng liên quan theo nội dung của nghị định 13

Đối tượng liên quan theo nội dung của nghị định 13

Nghị định 13 quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.

Nó áp dụng cho các đối tượng:

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân của Việt Nam;

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân của người nước ngoài tại Việt Nam;

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài;

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân người nước ngoài trực tiếp hoặc có liên quan đến việc xử lý DLCN tại Việt Nam.

III. Mục đích và vai trò của nghị định 13

Tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 13 thì dữ liệu cá nhân được hiểu là các thông tin được biểu thị dưới dạng ký hiệu, chữ viết, hình ảnh, chữ số, âm thanh hoặc các dạng thức tương tự đang có trên môi trường điện tử được gắn liền với một người cụ thể hoặc để xác định một người cụ thể.

Mục đích nghị định 13

Mục đích nghị định 13

Nghị định 13 tạo nên nền tảng để xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về bảo vệ DLCN

Mục đích của nghị định 13 đưa ra ghi nhận một cách toàn diện về các quyền lợi cơ bản của cá nhân khi được xác định là chủ thể của dữ liệu. Nó đặt ra các yêu cầu kỹ thuật và những tham vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu, xử lý dữ liệu của công dân Việt Nam.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc công nhận và bảo vệ DLCN để đảm bảo quyền của con người, quyền của mỗi công dân và để bảo vệ Tổ Quốc.

Tạo nên nền tảng để xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về bảo vệ DLCN.

Phù hợp với thực tiễn của đất nước trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự và công tác bảo vệ DLCN.

Hài hòa với các quy định và pháp luật chung trên thế giới.

Xác định được lộ trình phù hợp để thực hiện cho công tác bảo vệ DLCN.

Vai trò của nghị định 13

Nâng cao trong nhận thức và trong ý thức về việc xử lý DLCN hiện nay.

Hài hòa với các thông lệ và quy định quốc tế trong vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động kinh doanh mà có liên quan tới DLCN.

Có cơ sở pháp lý để xử lý các tình trạng mua bán DLCN vi phạm pháp luật tràn lan hiện nay.

Thực hiện đúng với các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Với những thông tin trên, Vega Fintech hy vọng rằng sẽ cung cấp đến bạn đọc được những nội dung cơ bản về nghị định 13 trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay và có cho mình thêm những kiến thức mới, áp dụng vào đời sống và lao động.