Managed services là gì? Lợi ích của dịch vụ managed services

14/07/2023

Managed services là gì? Lợi ích của dịch vụ managed services

Nội dung

Managed Service hiện nay là dịch vụ hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp với các lợi ích như: Tối ưu hóa hoạt động quản trị hệ thống cũng như kinh phí dành cho công nghệ thông tin; Tăng năng suất, năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; Tăng tính chủ động trong việc quản trị mạng và hệ thống; Tư vấn giải pháp và hỗ trợ chuyên nghiệp nhanh chóng. Trong phần tiếp theo, Vega Fintech sẽ cùng bạn đi tìm hiểu rõ hơn về Managed Service và những lưu ý khi sử dụng dịch vụ này.

1. Managed Service là gì?

Managed Service có thể hiểu là các dịch vụ quản lý hệ thống công nghệ chuyên nghiệp; tích hợp và vận hành cũng như bảo trì các lớp công nghệ dựa trên Thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) của doanh nghiệp với nhà cung cấp.

Managed Service là gì?

Tìm hiểu về Managed Service một cách chi tiết và đầy đủ

Các dịch vụ được quản lý áp dụng các quy trình tiêu chuẩn, nguồn lực có thể tái sử dụng, mô hình hợp tác chuỗi giá trị tương đối linh hoạt và chương trình phân phối doanh thu để các nhà khai thác, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và tài chính của họ và tập trung nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi mang lại giá trị.

Các dịch vụ quản lý (managed services) bao gồm một loạt các hoạt động như quản lý mạng, quản lý hệ thống, bảo mật thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dữ liệu và sao lưu, quản lý hạ tầng điện toán đám mây (cloud computing), và nhiều dịch vụ khác.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp tìm đến dịch vụ Managed Services ngày càng nhiều bởi các nguyên nhân phổ biến:

- Không muốn đầu tư thêm vào các nhân sự IT, nhân sự hỗ trợ tại chỗ bởi quy mô hệ thống nhỏ, giảm bớt gánh nặng cho việc tuyển dụng nhân sự.

- Nhu cầu sử dụng hệ thống rải rác, không tập trung mà trên nhiều vùng, miền khác nhau.

- Nhân sự IT hầu như chỉ có kỹ năng ở một số lĩnh vực nhất định riêng chứ không thể bao quát được toàn bộ hệ thống như: phân tích cơ sở dữ liệu, am hiểu rõ ràng về phần cứng server, hay về các hệ điều hành,...

- Ngoài ra, việc xây dựng một team hỗ trợ 24/7 liên tục, nhanh chóng đảm cho hệ thống có thể vận hành một cách tốt nhất và sẵn sàng hỗ trợ khi cần là điều tốn công sức.

Do vậy, giải pháp tốt nhất để khắc phục những hạn chế trên chính là tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ Managed Services đầy tiện lợi.

2. Lịch sử hình thành Managed Service

Ban đầu của máy tính doanh nghiệp, các dịch vụ và quản lý công nghệ thông tin trên cơ sở là sửa chữa, có nghĩa là các hệ thống máy tính chỉ được quản lý bởi một hay một đội các chuyên gia khi chúng không hoạt động hay gặp sự cố, cần kỹ thuật viên sửa chữa, bảo hành. Kỹ thuật viên này cũng có thể là người đã xây dựng hoặc cài đặt hệ thống máy tính, do sự gia tăng của các công ty dịch vụ CNTT vừa và nhỏ chuyên cung cấp các dịch vụ khách hàng quy mô nhỏ vào thời điểm đó.

Lịch sử hình thành Managed Service

Các giai đoạn hình thành và phát triển của Managed Services

Tuy nhiên, theo thời gian, quá trình sản xuất máy tính đã phát triển lên quy mô lớn hơn rất nhiều, khiến các đại lý CNTT nhỏ ít tập trung vào sản xuất mà chuyển dần tập trung nhiều hơn vào việc sửa chữa.

Khi các thiết bị máy tính tăng lên chóng mặt, sự phân chia giữa dịch vụ sửa chữa và số lượng máy tính có thể phục vụ hợp lý theo mô hình này ngày càng mở rộng đến mức việc sửa chữa máy tính, khắc phục lỗi máy tính thậm chí đã tách riêng ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều này. Các dịch vụ CNTT được quản lý hay Managed Services; Managed IT Services đã xuất hiện trong những năm đầu của thiên niên kỷ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp.

Managed Services cho một cách tiếp cận chủ động đối với CNTT nói chung, tiến hành bảo trì, nâng cấp, giám sát hệ thống chặt chẽ và giải quyết vấn đề một cách thường xuyên, với mục tiêu ngăn ngừa các sự cố trước khi chúng bắt đầu (khác với khi xảy ra sự cố mới cần dịch vụ sửa chữa).

Cùng với Tự động hóa, sự bùng nổ của Internet và điện toán đám mây (cloud computing) cho phép theo dõi và giải quyết vấn đề được cung cấp từ xa, cho phép các quy trình hoạt động hiệu quả hơn và hợp nhất các nguồn lực và sản phẩm của các doanh nghiệp.

Hiệu quả, nguồn lực hợp nhất đi kèm với sự hài lòng của khách hàng, cùng với mức giá cố định, khả năng cung cấp các dịch vụ lớn hơn và tiếp nhận lượng khách hàng lớn hơn đã dẫn đến việc các dịch vụ CNTT được quản lý bởi Managed Services trở thành phương pháp tiêu chuẩn ngành để quản lý hệ thống máy tính lớn và nhỏ cho các doanh nghiệp hiện nay.

3. Đặc điểm của Managed Services

Đặc điểm chính của mô hình Managed Services bao gồm:

Quản lý tự động: Mô hình Managed Services đặt trách nhiệm quản lý hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin (IT) lên nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (Managed Service Provider - MSP). Tổ chức hoặc doanh nghiệp chuyển giao vai trò quản lý cho MSP, giúp giảm tải công việc và tập trung vào hoạt động cốt lõi của mình.

Dịch vụ chuyên nghiệp: MSP cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp liên quan đến quản lý, vận hành, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống và dịch vụ IT của khách hàng. MSP thường có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao để đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng.

Hợp đồng dịch vụ: Mô hình Managed Services được xây dựng dựa trên hợp đồng dịch vụ (service-level agreement - SLA) giữa MSP và khách hàng. SLA quy định các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, cam kết đảm bảo hiệu suất, thời gian phục vụ và mức độ hỗ trợ kỹ thuật.

Đa dạng dịch vụ: Mô hình Managed Services cung cấp một loạt dịch vụ, bao gồm quản lý mạng, quản lý hệ thống, bảo mật thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dữ liệu và sao lưu, quản lý hạ tầng điện toán đám mây và nhiều dịch vụ khác. Khách hàng có thể lựa chọn và tùy chỉnh các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

Giá trị và hiệu quả: Mô hình Managed Services mang lại giá trị cho khách hàng bằng cách tối ưu hóa hoạt động công nghệ thông tin, giảm rủi ro, nâng cao hiệu suất và sự tin cậy của hệ thống. MSP thường sử dụng công nghệ tiên tiến và quy trình tối ưu để đạt được hiệu quả kinh tế và công nghệ cho khách hàng.

Theo dõi và báo cáo: MSP thường cung cấp các công cụ, phần mềm và quy trình để theo dõi và báo cáo về hiệu suất hệ thống, sự cố, bảo mật từ đó doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế.

4. Ưu và nhược điểm của Managed Service

Ưu điểm của Managed Service

Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Tiết kiệm chi phí đầu tư trang - thiết bị quản trị, chi phí tuyển dụng, đào tạo và thuê nhân sự. Bên cạnh đó, của Managed Service còn hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt chi phí vận hành khai thác hệ thống so với trước đây nhờ khả năng quản trị tập trung và tự động hóa thông minh.

Đa dạng các dịch vụ: của Managed Service cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại dịch vụ khác nhau như: nâng cấp hạ tầng IT, quản trị máy chủ, Tư vấn, Quản trị bảo mật, khắc phục rủi ro...

Sẵn sàng hỗ trợ 24/7: Với công cụ quản trị hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, các công ty cung cấp dịch vụ của Managed Service luôn sàng sẵn hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Ưu và nhược điểm của Managed Service

Những ưu điểm mà Managed Service mang lại

Nhược điểm của Managed Service

Hiện nay, có khá nhiều bên công cấp dịch vụ Managed Service khiến cho người dùng khó khăn trong việc lựa chọn. Chính vì vậy, khách hàng hãy lựa chọn các bên cung cấp dịch vụ đảm bảo, uy tín, đối tác của những doanh nghiệp lớn để lựa chọn và sử dụng.
Ngoài ra, với sự phát triển không ngừng của internet, các nhà cung cấp Managed Service cũng đòi hỏi phải làm mới, liên tục cập nhật, thay đổi để phù hợp với xu thế chung.

5. Lợi ích của hệ thống Managed Service

Managed Service hiện đang là những sự lựa chọn khá phổ biến của các doanh nghiệp, công ty hiện nay bởi các lợi ích to lớn mà nó mang lại:

Kiểm soát, giảm bớt chi phí vận hành hệ thống

Đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc tự vận hành hệ thống IT, máy tính là điều không hề dễ dàng. Bởi lẽ, ngoài việc phải bỏ ra một lượng chi phí không hề nhỏ cho nhân sự để vận hành hệ thống, mà ở lĩnh vực này còn đòi hỏi những nhận sự IT có kinh nghiệm và trình độ cao để xử lý được nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Đặc biệt là hiện nay, trước những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch Covid-19, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính nói chung của các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới. Do vậy, việc áp dụng hình thức chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ Managed Service là cần thiết được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với việc sử dụng dịch vụ Managed Service từ các đơn vị cung cấp, doanh nghiệp của bạn vừa tiết kiệm được một khoản chi phí lớn và vừa tối ưu được nguồn lực, nhưng chất lượng công việc vẫn được đảm bảo trôi chảy.

Tập trung hơn vào phát triển doanh nghiệp hiệu quả

Khi sử dụng dịch vụ Managed Service từ các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm tập trung vào phát triển các giá trị cốt lõi chứ không phải loay hoay với các sự cố bất ngờ về IT có thể trực chờ xảy ra bất cứ lúc nào. Thay vì phải mất thời gian vào những việc đó, hãy để các đơn vị cung cấp dịch vụ Managed Service quản lý, giám sát, xử lý và khắc phục khi có các sự cố xảy ra.

Tập trung hơn vào phát triển doanh nghiệp hiệu quả

Managed Service giúp phát triển doanh nghiệp hiệu quả và nhanh chóng

Được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ liên tục

Khi tự vận hành hệ thống IT, việc tìm kiếm nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao là điều khá không hề đơn giản. Tuy nhiên với dịch vụ Managed Service, hệ thống của bạn sẽ được duy trì và vận hành liên tục bởi các chuyên gia có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm. Với đội ngũ chuyên gia như vậy, mọi vấn đề về IT của bạn đều được xử lý một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.

Mang lại sự hiệu quả và ổn định cho quá trình hoạt động

Bên cạnh sự hỗ trợ theo yêu cầu, các chuyên gia của các đơn vị cung cấp Managed Service cũng sẽ có những giải pháp chủ động để nâng cao tính ổn định của hệ thống IT cho các doanh nghiệp. Việc giám sát chủ động kết hợp với khả năng xử lý của các đơn vị cung cấp giải pháp

Managed Service, sẽ giúp giảm thiểu được thời gian gián đoạn hệ thống và nguy cơ xảy ra các sự cố nghiêm trọng mang lại thiệt hại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cần sự ổn định cao khi hoạt động, cung cấp dịch vụ.

Giảm thiểu rủi ro không đáng có

Có thể nói, thông tin dữ liệu là một tài sản đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì vấn đề an toàn bảo mật thông tin cũng là điều được các doanh quan tâm hơn cả. Việc sử dụng dịch vụ Managed

Service tại các đơn vị cung cấp, với các dịch vụ bảo mật chuyên sâu có thể giúp các doanh nghiệp loại bỏ các mối nguy hại tấn công từ bên ngoài. Cơ sở hệ thống của doanh nghiệp sẽ được giám sát, quản lý và cập nhật bảo mật liên tục, qua đó giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.

6. Các loại Managed Service hiện nay

Có nhiều loại dịch vụ Managed Service được cung cấp, tùy theo nhu cầu mà các doanh nghiệp lựa chọn loại phù hợp:

Theo quy mô khách hàng

MSP thuần túy (Pure-play MSPs): Đây là những MSP nhỏ tập trung vào giám sát hiệu suất mạng và ứng dụng mạng. MSP này mang đến dịch vụ riêng tập trung vào báo cáo và cảnh báo người dùng.

Staffing legacy MSPs: Những MSP này có xu hướng tập trung vào các tổ chức cỡ trung bình. Họ có nhiều loại dịch vụ, bao gồm kiểm tra, báo cáo, cài đặt và cả cập nhật phần mềm.

MSP cao cấp (High-level MSPs): Bao gồm những nhà MSP lớn và nhỏ cho phép khách hàng của họ thuê ngoài càng nhiều càng tốt các quy trình công nghệ thông tin của họ. Các MSP nâng cao thường có nhiều dịch vụ khác nhau đa dạng và tiện lợi.

Theo quy mô khách hàng

Các loại Managed Service theo nhu cầu của doanh nghiệp

Theo dịch vụ cung cấp

Giám sát: MSP cung cấp phần mềm giám sát có thời gian thực cho các ứng dụng, thiết bị mạng, máy chủ hoặc các trang web khác nhau.

Hỗ trợ từ xa: MSP cung cấp phần mềm trên đám mây, hỗ trợ các thiết bị và giải quyết những sự cố kỹ thuật từ xa.

Hỗ trợ chủ động: MSP thực hiện bảo trì phòng ngừa để luôn cập nhật các vấn đề về phần cứng hoặc mạng có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

Quản trị tập trung: MSP cung cấp bảng điều khiển để quản lý các mạng phức tạp, giám sát từ xa, hỗ trợ quản lý bản vá và phần mềm bảo mật.

Bảo trì định kỳ: MSP thực hiện bảo trì mạng định kỳ một cách thường xuyên nhằm xử lý kịp thời những lỗi của hệ thống.

Lập hóa đơn đơn giản: MSP xử lý việc lập hóa đơn, thanh toán và tiến hành lập ngân sách thông qua hệ thống quản lý thanh toán.

7. Những lưu ý khi sử dụng Managed Service

Khi người dùng sử dụng giải pháp dịch vụ Managed Service từ các đơn vị cung cấp, họ sẽ đánh giá một cách toàn diện hoạt động hiện tại của khách hàng. Cụ thể, từ cách mà các doanh nghiệp đang tiến hành lưu trữ hồ sơ, các quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp cho đến các hoạt động công nghệ thông tin, phần cứng và phần mềm, mạng,... Lúc này, các đơn vị cung cấp giải pháp Managed Service sẽ đưa ra cho doanh nghiệp các giải pháp phù hợp vừa tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí.

Những lưu ý khi sử dụng Managed Service

Những lưu ý giúp bạn sử dụng Managed Service hiệu quả hơn

Một khi hệ thống đã được phân tích kỹ càng, các cơ hội cũng như thách thức sẽ được nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện và hệ thống hơn. Những hạng mục cần thay đổi sẽ được liệt kê và sau đó thống nhất với chủ doanh nghiệp. Tùy vào mức độ chấp nhận mà các giải pháp dịch vụ được quản lý sẽ có thể được triển khai ở các quy mô khác nhau. Do đó, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những giải pháp Managed Service dành riêng cho doanh nghiệp dựa theo nhu cầu thực tế và vận hành hệ thống của họ.

Hiện nay, khi công nghệ nay càng phát triển ở góc độ chất lượng thì có thể nói dịch vụ Managed Service sẽ hỗ trợ rất nhiều và có ích cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Tiếp theo ở góc độ chi phí, giải pháp Managed Service cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu tối đa lượng chi phí phải đầu tư và nguồn lực vận hành trên hạ tầng điện toán đám mây.