Chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức ra sao?

02/06/2023

Chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức ra sao?

Nội dung

Chuyển đổi số ngành ngân hàng không chỉ là ứng dụng các công nghệ mới thay vào đó là chuyển đổi toàn bộ mô hình, chiến lược, văn hóa kinh doanh trên nền tảng đổi mới công nghệ. Chuyển đổi số liên tục đem lại những cải tiến, đột phá trong việc cung cấp hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

1. Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng

Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng

Thực trạng việc chuyển đổi số trong ngân hàng tại Việt Nam

Theo thống kê, đến quý II/2021, tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking ở Việt Nam đạt 200%, mỗi ngày có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân. Hiện có 70 tổ chức tín dụng đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.

Theo khảo sát của NHNN, tính đến cuối năm 2022, 95% các ngân hàng đang triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền đã được số hóa toàn diện 100%. Nhiều ngân hàng Việt Nam ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số hóa.

Hệ sinh thái ngân hàng số đã được thiết lập với kết nối dịch vụ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác mang lại trải nghiệm liền mạch, lợi ích cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số.

Các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng mạnh mẽ vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi

Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ: Trong 11 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng, 31,39% về giá trị:

- Qua kênh Internet tăng 89,36% về số lượng, 40,55% về giá trị.

- Qua điện thoại di động tăng 116,1% về số lượng và 92,3% về giá trị.

- Qua phương thức QR Code tăng 182,5% về số lượng, 210,6% về giá trị;

- Qua POS tăng 53,57% về số lượng, 48,78% về giá trị.

- Qua ATM tăng 13,28% về số lượng, 14,04% về giá trị. ​

Theo kết quả khảo sát tại 44 quốc gia của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), tính đến tháng 8/2022, Việt Nam là xếp thứ 2 với tỷ lệ 33,2% người dùng smartphone thực hiện các giao dịch thanh toán sau Trung Quốc (40,4%).

McKinsey đánh giá ngành Ngân hàng Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số tốc độ nhanh nhất trong khu vực​ (tăng 41% năm 2015 lên 82% năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% toàn khu vực).

Có thể thấy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực, được quốc tế ghi nhận.

Xem nhanh: Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam hiện nay

2. Những cơ hội khi ngân hàng ứng dụng chuyển đổi số

Những cơ hội khi ngân hàng ứng dụng chuyển đổi số

Những ngân hàng ứng dụng chuyển đổi số thành công

Việc tiếp cận và nắm bắt quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng tạo ra nhiều cơ hội, điển hình như:

Mở rộng phạm vi làm việc, cung cấp dịch vụ: Thành tựu của chuyển đổi số đã rút ngắn thời gian, chi phí cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Tiếp cận công nghệ tiên tiến: Chuyển đổi số tạo điều kiện khai thác dữ liệu và thu thập thông tin. Các phần mềm, hệ thống thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình, hỗ trợ xu hướng dịch vụ thuê ngoài, tái sử dụng một số dịch vụ khác. Phát triển hệ thống, vạn vật kết nối mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng tiếp cận phần mềm tiện ích với chi phí phù hợp.

Mở rộng mạng lưới, cơ sở khách hàng: Áp dụng kĩ thuật công nghệ, các ngân hàng đã xây dựng mô hình ngân hàng số tối ưu. Mô hình ngân hàng số cho phép mở rộng mạng lưới, cơ sở khách hàng nhanh chóng, nhất là đối tượng khách hàng trẻ, có tiềm năng trở thành khách hàng cao cấp; gia tăng năng suất vận hành, kiểm soát chi phí hiệu quả. Áp dụng AI giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ như được cung cấp bởi con người.

Đa dạng hóa sản phẩm: Chuyển đổi số giúp ngân hàng đưa ra được các sản phẩm sáng tạo để mở rộng mô hình kinh doanh phù hợp với thời đại công nghệ. Các sản phẩm dịch vụ mới ngân hàng cung ứng được khách hàng sử dụng nhiều thể hiện tiện ích của sản phẩm. Hiện nay, đa số các ngân hàng bắt đầu thực hiện chuyển đổi số và hướng tới phát triển ngân hàng số.

Hợp tác cùng công ty cung cấp giải pháp công nghệ và doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ: Chuyển đổi số phát triển là cơ hội thúc đẩy sự cạnh tranh, thu hút các công ty cung cấp giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp bán hàng cung cấp hàng hóa, liên kết với ngân hàng thực hiện các giao dịch thông qua ví điện tử hay thẻ ngân hàng và cá sản phẩm tiện ích ngày càng cao cho khách hàng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

3. Thách thức đặt ra cho các ngân hàng trong thời đại số

Thách thức đặt ra cho các ngân hàng trong thời đại số

Những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong việc chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng mang lại những hiệu quả khác biệt. Tuy nhiên, chuyển đổi số ngành ngân hàng cũng đối mặt với nhiều thách thức khi tiến hành, trong đó bao gồm:

Rủi ro cao nếu thực hiện kém: Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh có rủi ro về tài chính và uy tín rát cao. Các sáng kiến số trong lĩnh vực ngân hàng phải được lên kế hoạch, mô hình hóa, thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường. Mục tiêu nhằm ngăn chặn gián đoạn trong hoạt động, giảm tối đa các lỗ hổng có thể xuất hiện dẫn đến rò rỉ, truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng.

Yêu cầu nhân sự cao cấp: Chuyển đổi số ngành ngân hàng cần chuyên gia có tầm nhìn, kinh nghiệm lớn hơn so với các ngành khác.

Chi phí đầu tư, vận hành cao: Thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng cần ngân sách dồi dào, được tài trợ trong thời gian dài. Do khả năng ứng dụng nhiều công nghệ nên vòng đời đầu tư phần cứng và phần mềm của ngân hàng ngắn hơn các ngành khác. Vì vậy chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi nâng cấp, cập nhật liên tục dẫn đến chi phí đầu tư, vận hành lớn.

Kế thừa, cải thiện các ứng dụng cũ: Nhiều hệ thống ngân hàng lớn được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình COBOL lâu đời. Các hệ thống kế thừa này không thiết kế cho môi trường kỹ thuật số kết nối, khiến việc tích hợp, áp dụng công nghệ gặp khó khăn. Quá trình chuyển đổi dữ liệu sang môi trường mới đặt ra thách thức đối với ngân hàng.

Rủi ro bảo mật thông tin: Sự phát triển đa dạng của các kênh, hình thức tương tác và hệ sinh thái công nghệ ngân hàng khiến cho vấn đề bảo mật cơ sở hạ tầng CNTT, dữ liệu là thách thức lớn khi thực hiện chuyển đổi số.

4. Quy trình chuyển đổi số trong lĩnh vưc ngân hàng

Quy trình chuyển đổi số trong lĩnh vưc ngân hàng

Quy trình chuyển đổi số cho ngân hàng

Để đảm chuyển đổi số ngành ngân hàng thành công cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Định hướng, xây dựng chiến lược số: Ngân hàng cần xác định trọng tâm, chiến lược chuyển đổi số thích hợp với chiến lược kinh doanh

Bước 2: Phân tích: Ngân hàng tái thiết kế quy trình dựa trên hành trình trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa hoạt động.

Bước 3: Xây dựng và tạo dựng lộ trình chuyển đổi số: Ngân hàng lên kế hoạch ngân sách, lập mô hình tính toán hiệu quả và xây dựng lộ trình Chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu và ngân sách.

Bước 4: Thực hiện và Giám sát: Xác định rõ KPI để theo dõi kết quả của từng dự án, đảm bảo sử dụng công nghệ tốt nhất, triển khai trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Bước 5: Đánh giá và Xác nhận: giúp ngân hàng có thêm thông tin, nhằm đưa ra các cải tiến phù hợp để dự án đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 6: Báo cáo & Cải tiến: Báo cáo kết quả và cải tiến là các hành động quan trọng để đảm bảo dự án thành công, phù hợp với tình hình triển khai, đồng bộ với các dự án chuyển đổi số khác.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng là định hình trong tương lai. Các ngân hàng nên nghiên cứu đưa ra chiến lược và sử dụng công cụ để đạt được thành công trong tương lai. Các ngân hàng nhận ra rằng, đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số là con đường để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hành trình chuyển đổi số ngành ngân hàng không phải dễ dàng, đòi hỏi nhiều nguồn lực. Khi công nghệ phát triển, ngành Ngân hàng sẽ ngày càng phát triển hơn. Vega Fintech mong rằng, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm: Các cấp độ của quy trình chuyển đổi số cơ bản hiện nay