Chuyển đổi số là gì? Những lĩnh vực ứng dụng thành công chuyển đổi số

31/05/2023

Chuyển đổi số là gì? Những lĩnh vực ứng dụng thành công chuyển đổi số

Nội dung

Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu. Không chỉ có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đa dạng như chính phủ, truyền thông đại chúng, y tế, khoa học, giáo dục… Tại Việt Nam, việc chuyển đổi số đang là một trong những đề án quan trọng của nhà nước, được triển khai mạnh mẽ, tích cực trong thời gian qua.

1. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là một sự đổi mới trong mô hình kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc cùng với phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số là gì?

Thực hiện chuyển đổi số trong các mô hình kinh doanh hiện nay

Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần thay đổi cách quản lý, thực hiện công việc từ thủ công truyền thống sang vận dụng công nghệ hiện đại để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi trong tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,... nhằm mang lại sự tiến bộ, thuận tiện, mang lại hiệu quả làm việc cao hơn trong mọi mặt.

2. Lịch sử chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã thay đổi cục diện về mọi lĩnh vực trên toàn cầu những năm gần đây, nhưng hiếm ai biết rằng nó đã xuất hiện nước Mỹ vào những năm 1940 của thế kỷ trước và nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại ngày nay.

Lịch sử chuyển đổi số

Các giai đoạn chuyển đổi số

- Năm 1940: Claude Shannon, cha đẻ của lý thuyết thông tin và truyền thông kỹ thuật số đã mở đường cho quá trình số hóa từ một lý thuyết toán học về truyền thông.

- Năm 1960: Gordon Moore đưa ra giả thuyết rằng sức mạnh của việc tính toán tăng gấp đôi sau mỗi năm. Bệnh cạnh đó, Định luật Moore hướng dẫn những đổi mới giúp tăng phạm vi và phạm vi số hóa.

- Năm 1970: Space Invaders mở ra thời kỳ rực rỡ của trò chơi điện tử arcade. Các công việc nhập dữ liệu bắt đầu được sắp xếp để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi các bản ghi analog của họ thành dữ liệu kỹ thuật số.

- Năm 1980: World Wide Web được phát minh và máy tính đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tự động hóa bắt đầu dần thay thế cho các nhân sự lao động truyền thống.

- Năm 1990: World Cup 1990 lần đầu tiên phát sóng HDTV kỹ thuật số công cộng. Mạng 2G lần đầu được giới thiệu, điện thoại di động kỹ thuật số được bán thương mại.

- Những năm 2000: hơn một nửa số hộ gia đình Mỹ đã sở hữu máy tính cá nhân và dân số sử dụng Internet lên tới 1 tỷ người.Cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu lan rộng đến phần còn lại của thế giới đang phát triển.

- Năm 2010: Chuyển đổi kỹ thuật số là một nỗ lực giữa các bộ phận nhằm hình dung lại cách một công ty sử dụng con người, với các chương trình kỹ thuật số để thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu mới cho các doanh nghiệp.

- Năm 2014: Các dự án chuyển đổi kỹ thuật số tiên phong đạt được thành công nhất định.

- Năm 2015: Các bài báo của MIT và Deloitte khẳng định rằng chiến lược, không phải công nghệ, mới là động lực thúc đẩy Chuyển đổi số.Truyền thông, viễn thông và dịch vụ tài chính tiêu dùng, cùng với bán lẻ và công nghệ – là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất.

- Năm 2016: Diễn đàn Chuyển đổi số của Forrester gợi ý rằng đây là một nhiệm vụ không bao giờ kết thúc để cải tiến. Doanh nghiệp nâng cao kỹ năng và hình thành các nhóm chuyển đổi với hiệu quả cao hơn.

- Năm 2017: Ngân sách kỹ thuật số được tăng lên và các giải pháp phần mềm tăng cao. Các doanh nghiệp chuyển đổi quy trình hoạt động và thu hẹp khoảng cách trải nghiệm người tiêu dùng giữa web, hay các ứng dụng dành cho thiết bị di động và tương tác ngoại tuyến.

- Năm 2018: Chuyển đổi số tiếp tục chiếm ưu thế trong chiến lược kinh doanh và cũng là động lực tăng trưởng chính cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Các sáng kiến ​​về nền tảng điện toán được hình thành từ công nghệ di động, truyền thông xã hội, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và các thiết bị IoT.

- Năm 2019: 40% tất cả chi tiêu cho công nghệ đã hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số thể hiện mức độ quan tâm của công cuộc chuyển đổi số là rất lớn.

- Năm 2021: Sự phổ biến của ứng dụng, các thanh toán, AI, bot và các công nghệ kỹ thuật số khác nhúng số hóa được đưa vào vào cuộc sống hàng ngày.

3. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của các công ty, doanh nghiệp: từ điều hành quản lý, văn hóa công ty, đến nghiên cứu, kinh doanh…

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là việc cắt giảm được các chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng tốt hơn, hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên... những điều này giúp  tăng hiệu quả hoạt động vận hành và kinh doanh, cũng giúp tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Ý nghĩa của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Vài trò của việc chuyển đổ số

Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới việc tăng trưởng năng suất lao động là khoảng 15%, đến năm 2020, con số này đã tăng lên 21%.

Chuyển đổi số còn có thể tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi cách hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn và văn hóa tổ chức công ty thay đổi. Nó không chỉ mang tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn có thể sáng tạo ra những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của thị trường thời kỳ mới.

Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số hướng đến là: Tăng tốc độ ra thị trường; Củng cố nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng mang lại doanh thu;

Tăng năng suất làm việc của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng thời gian dài.

4. Ví dụ về chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã và đang đi vào hầu hết các mảng của đời sống xã hội hiện đại và sau đây là một ví dụ về mảng y tế và giáo dục khi được áp dụng chuyển đổi số thành công:

Ví dụ về mảng y tế: Bệnh án điện tử là một ví dụ dễ thấy nhất về chuyển đổi số khi mà các kết quả thăm khám của người bệnh, tiền sử bệnh lý của người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống. Bác sĩ sẽ chỉ cần vài thao tác là có thể biết được toàn bộ vấn đề sức khỏe của bệnh nhân mà không cần nhìn vào rất giấy tờ, nhiều loại phiếu khám hay các hồ sơ bệnh án nhiều trang phức tạp.

Ví dụ về mảng giáo dục: Nền tảng học trực tuyến E-learning hiện nay rất phổ biến, cho phép người dạy và người học có thể tổ chức các buổi học trực tuyến dễ dàng trên toàn cầu. Giáo viên có thể tải các video bài giảng và tài liệu tham khảo lên hệ thống, học sinh có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào mà không cần phải tới lớp học, rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo một cách hiệu quả.

5. Lợi ích mà chuyển đổi số mang lại

Chuyển đổi số tạo là cuộc cách mạng quan trọng, tạo ra các phương pháp mới, kỹ thuật mới, nguồn thu nhập mới với các lợi ích cụ thể:

Lợi ích mà chuyển đổi số mang lại

Những lợi ích lớn của quá trình chuyển đổi số

Làm giảm chi phí nhờ tiết kiệm thời gian hoàn thành trong các quy trình.

Tiết kiệm chi phí, thời gian vì chuyển đổi số mang lại sự thuận lợi cho việc di chuyển và liên lạc từ xa.

Cải thiện hiệu quả hoạt động và năng suất của nhân sự.

Mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh và các nguồn doanh thu mới, cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Làm tăng tốc độ phản ứng, thay đổi với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường.

Tạo ra một lợi thế cạnh tranh cao hơn cho công ty bằng cách nâng cao chất lượng của các sản phẩm được sản xuất.

Thúc đẩy văn hóa đổi mới trong doanh nghiệp, hiện đại, năng động và quản lý hiệu quả hơn.

Cải thiện sự tích hợp và hợp tác nội bộ bằng cách tạo điều kiện giao tiếp, trao đổi giữa các bộ phận.

Hỗ trợ cho việc ra quyết định đúng đắn của nhà quản lý bằng cách đào sâu phân tích dữ liệu.

Giảm thiểu được những rủi ro của việc sử dụng phương thức truyền thống.

6. Những lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số hiện nay

- Y tế

Các giải pháp chuyển đổi số trong mảng y tế giúp người dân có thể yên tâm hơn khi khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid ảnh hưởng tới toàn cầu. Ngoài ra, chuyển đổi số giúp cải thiện chất lượng trải nghiệm của bệnh nhân và đội ngũ y tế tại các bệnh viện, cung cấp hệ thống khám dịch vụ online và tích hợp công nghệ thông minh kết nối giữa bệnh nhân với bác sĩ nhanh nhất.

- Tài chính ngân hàng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là cực kỳ quan trọng với sự xuất hiện của các ứng dụng tài chính toàn diện của các ngành hải quan, chứng khoán, thuế hay là kho bạc nhà nước, và các dịch vụ trao đổi tiền điện tử. Tự động hóa các tác vụ công việc nhằm thúc đẩy dịch vụ tài chính ngân hàng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều.

Tài chính ngân hàng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính

Xem thêm: Quy trình chuyển đổi số trong các tổ chức tài chính một cách tối ưu

- Giáo dục

Tận dụng thời đại số 4.0, nhà trường nên thay đổi công tác quản lý giảng dạy, xây dựng giáo án, thư viện học tập, số hóa tài liệu, chia sẻ kiến thức được dễ dàng thuận tiện hơn. Sự đổi mới này khiến các bạn học sinh chủ động hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

- Môi trường

Thực thi triển khai số là bước phát triển thông minh trong hoạt động xử lý các sự cố môi trường, cảnh báo thiên tai bão lũ và động đất, hay việc tổ chức quản lý hiệu quả hơn.

- Công nghiệp

Chuyển đổi số ở ngành công nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích lớn nhờ vào độ chính xác trong việc quản lý, thiết bị hiện đại mang tới năng suất làm việc cao hơn. Một số quy trình thủ công truyền thống được thay thế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí trong quá trình sản xuất.

- Nông nghiệp

Chuyển đổi số cũng mang lại năng suất cao hơn cho người nông dân, các trang trại chăn nuôi, mô hình sản xuất nông nghiệp mới hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Các thiết bị hiện đại, xác định được quy trình nuôi trồng đúng đắn giúp cho hiệu quả của ngành nông nghiệp được tăng cao.

Có thể thấy rõ những tác động tích cực mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị nhân lực, vật lực, đầu tư có kế hoạch chuyển đổi số phù hợp. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm: Số hoá là gì? Phân biệt số hoá và chuyển đổi số