Quy trình chuyển đổi số trong các tổ chức tài chính một cách tối ưu

09/03/2023

Quy trình chuyển đổi số trong các tổ chức tài chính một cách tối ưu

Nội dung

Tầm quan trọng của chuyển đổi số cho tổ chức tài chính là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra những cơ hội thì làm sao để xây dựng một quy trình chuyển đổi số phù hợp cũng đang là thách thức. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ chuyển đổi số là gì và các bước trong quy trình chuyển đổi số.

I. Đánh giá mô hình chuyển đối số cho tổ chức tài chính tại Việt Nam

Trong nhiều năm liên tiếp, Tài chính luôn là ngành dẫn đầu trong xếp hạng về chỉ số sẵn sàng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung, thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng.

Trong trào lưu chung về ứng dụng công nghệ những năm gần đây, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính và ngành Tài chính đã nâng lên một quy mô, tầm cao mới.

Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trong đó, chú trọng về chuyển đổi số ở 3 lĩnh vực: thuế, hải quan, kho bạc là những lĩnh vực then chốt. Để thực hiện được các mục tiêu thì cần đồng bộ các giải pháp.

Đánh giá mô hình chuyển đối số cho tổ chức tài chính tại Việt Nam

Thực trạng chuyển đổi số tại thị trường Việt Nam

Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là phải rà soát, nghiên cứu điều chỉnh cơ chế chính sách để phù hợp với giao dịch điện tử. Cục Tin học và thống kê tài chính sẽ nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo để chọn lựa những công nghệ tốt, phù hợp và có độ tin cậy, an toàn nhất.

Hoạt động của ngành Tài chính đối tượng phục vụ rất rộng. Chính vì phạm vi rộng thì trình độ nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có sự khác nhau.

Việc thực hiện các bước chuyển đổi số là một chương trình dài hạn, cần có sự đồng thuận, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, vào cuộc của các cấp, các ngành, triển khai đồng bộ, có quy hoạch của Chính phủ.

Xác định mục tiêu phát triển tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh.

II. Lợi ích của mô hình chuyển đối số

Người dùng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể kiểm tra các khoản thanh toán trên các thiết bị thông minh, cũng như sắp xếp chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Chuyển tiền trong và ngoài nước có nhiều đổi mới, tiện lợi, nhanh hơn.

Với các thiết bị thông minh có kết nối mạng internet, khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng ở mọi lúc. Các giao dịch được thực hiện như chuyển tiền, kiểm tra số dư, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản tiết kiệm… đều thực hiện nhanh chóng bởi ngân hàng số.

Trong mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với hình thức cho vay ngang hàng (P2P) giúp kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên nền tảng internet hoạt động hiệu quả, rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay.

Với sự phát triển của hạ tầng internet và nền tảng công nghệ số hóa, dịch vụ và các mô hình kinh doanh mới trong ngành Tài chính - ngân hàng ra đời giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Nhờ công nghệ số hóa cho tổ chức tài chính nên đã ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mới, làm phong phú đa dạng các hoạt động của lĩnh vực, rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số cho tổ chức tài chính sẽ giúp cho các tổ chức tài chính có thể thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành, nâng cao năng suất lao động.

Chuyển đổi số cho tổ chức tài chính còn giúp khách hàng cắt giảm được thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí hoạt động…

Lợi ích của mô hình chuyển đối số

Lợi ích khi ứng dụng chuyển đối hoá trong lĩnh vực tài chính

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cho tổ chức tài chính giúp các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao tính bảo mật. Bởi được xây dựng trên cơ sở cho phép người dùng thực hiện giao dịch qua internet, nên vấn đề bảo mật là then chốt và xuyên suốt trong quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể, mọi ứng dụng trong thanh toán, giao dịch tài chính có nhiều lớp bảo vệ; sử dụng thêm tính năng OTP (One Time Password), làm tăng mức độ an toàn trong giao dịch.

Trong giao dịch thanh toán, định danh khách hàng là khâu đầu tiên. Trước khi để khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thì ngân hàng hay tổ chức tài chính phải nhận biết về khách hàng của mình.

Ngoài ra, biết được khách hàng của mình là ai còn giúp tổ chức tài chính xác định danh tính, thông tin khách hàng được rõ ràng. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số hóa, định danh khách hàng điện tử, ngày càng phổ biến đơn giản hóa các thủ tục, tạo thuận lợi cho khách hàng.

Công nghệ OCR (Optical Character Recognition) sử dụng trong quy trình định danh khách hàng điện tử dùng để trích xuất thông tin từ các tài liệu nhận dạng và đưa thông tin đã được mã hoá lên hệ thống. Toàn bộ quá trình từ trích xuất dữ liệu không mất quá 3 giây khiến quá trình hoàn toàn tự động và độ chính xác tới 99%.

III. Các bước chuyển đổi số trong tổ chức tài chính

1. Chuyển đổi tư duy từ tập trung sản phẩm sang tập trung khách hàng

Nói đến chuyển đổi kỹ thuật số, trải nghiệm của khách hàng rất quan trọng. Thay vì tập trung vào các tính năng của sản phẩm, thì chú trọng vào đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Chuyển đổi tư duy từ tập trung sản phẩm sang tập trung khách hàng

Tăng tiềm năng cho tệp khách hàng chất lượng

Doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề của khách hàng, cung cấp trải nghiệm tốt giải quyết vấn đề thì có thể biến họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Ví dụ về nhà hàng, thay vì quảng bá món ăn thì có thể thay đổi để cung cấp dịch vụ giao hàng cho khách hàng luôn phải ở nhà bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ.

Người tiêu dùng mong đợi các tổ chức tài chính sản xuất nhiều nội dung kỹ thuật số được cá nhân hóa, nhanh chóng và rẻ. Do đó, các doanh nghiệp cần thích ứng với xu hướng này, mở rộng quy mô thiết kế và sản xuất nội dung kỹ thuật số nhanh chóng để giữ chân khách hàng.

2. Tạo ra hành trình khách hàng mà không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật

Trong thời đại số, doanh nghiệp dễ dàng tạo ra hành trình khách hàng thông qua những công cụ mà không cần phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật.

Một số nền tảng mở hỗ trợ xây dựng hành trình của khách hàng có thể kể đến như: Squarespace, Canva; WordPress, Wix; Hotjar, Google Analytics…

Những công nghệ này được thiết kế cho các doanh nghiệp không có bất kỳ nền tảng kỹ thuật nào để tạo ra trải nghiệm hiệu quả mà không cần tuyển thêm một nhóm kỹ thuật riêng.

Tạo ra hành trình khách hàng mà không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật

Tối ưu trải nghiệm của khách hàng

3. Kích hoạt làm việc từ xa, tự động hóa

Với sự trợ giúp của công nghệ, nhân viên không cần phải ngồi ở một nơi cố định để làm việc, lãnh đạo có thể quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng ngay cả khi không có mặt ở công ty thông qua sự trợ giúp của công nghệ số: quản lý công việc, dự án, nhân sự, tài chính, hoạt động kinh doanh,… từ xa đang được sử dụng phổ biến.

Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp cần có các công cụ quản lý làm việc từ xa và các phần mềm kết nối, trao đổi thông tin. Ngoài kích hoạt lực lượng làm việc từ xa, cũng có thể giảm tải một số công việc cần đến sự can thiệp của con người thông qua robot.

Chuyển đổi số cho tổ chức tài chính là công việc cấp bách cần thực hiện nhanh chóng, đúng chuẩn theo lộ trình Chính phủ đã đặt ra. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!