Công nghệ AI trong năm 2022 được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống, đặc biệt có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và mang lại những giải pháp hoàn hảo giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành. Dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm bùng nổ của công nghệ AI. Hãy cùng Vega Fintech điểm danh TOP 5 ứng dụng AI có tiềm năng mạnh mẽ nhất 2023 để không bỏ lỡ những công cụ hiện đại, có thể thay đổi cuộc sống của bạn nhé!
PRA là Robotic Process Automation có thể hiểu là Tự động hóa quy trình robot - một phần mềm robot thông minh có thể bắt chước hành động của con người, nhằm xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại mà con người cần phải thực hiện như xử lý như (thực hiện giao dịch, xử lý dữ liệu, trả lời email…).
Công nghệ PRA mang lại nhiều tiện ích cho ngành AI
Còn Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mô phỏng trí thông minh của con người bằng máy móc. Như vậy việc ứng dụng AI vào tự động hóa quy trình robot là công việc giúp con người có thể tự động xử lý được các công việc mang tính lặp đi lặp lại giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức nhân lực.
Nhiều tổ chức đang chuyển sang RPA để hợp lý hóa hoạt động và giảm chi phí cho các hoạt động của mình.
Một ví dụ cụ thể về ứng dụng AI với PRA rất phổ biến trong 2022 đó chính là AI Reader. Giải pháp nhận diện, xử lý các trường thông tin từ ảnh chụp dựa trên công nghệ AI. AI Reader không chỉ có khả năng đọc chính xác đến 98% các trường thông tin trên giấy tờ ( CCCD, CMND…) , mà còn tự động nhập liệu các trường thông tin cần thiết lên hệ thống để lưu trữ, vừa tiết kiệm thời gian nhập liệu, vừa hạn chế tối đa sai sót do nhập liệu thủ công từ nhân sự đánh máy.
Theo nghiên cứu của Forrester, thị trường phần mềm RPA dự kiến sẽ tăng từ 2,4 tỷ USD của năm 2021 lên tới 6,5 tỷ USD vào năm 2025.
Internet vạn vật (IoT- Internet of Things) là một mạng lưới liên kết siêu rộng lớn giữa các thiết bị vật lý với nhau, như sự liên kết giữa các phương tiện giao thông, các hộ gia đình, các thiết bị điện tử, cảm biến, với các thiết bị khác.
AI + IoT ( AIoT - Artificial Intelligence of Things) đây là sự kết hợp của công nghệ AI với IoT để tạo ra các thiết bị và hệ thống có khả năng học hành vi của con người và có thể thích nghi với môi trường của chúng để tăng cường thêm khả năng dự đoán.
Trong tương lai, AIoT được dự báo là tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực công nghiệp, từ hàng không cho đến chăm sóc sức khỏe, tài chính, hay các ngành sản xuất…
IoT- Internet of Things bước tiến mới trong công nghệ AI thông minh
Công nghệ AIoT sẽ giúp các thiết bị IoT trở nên thông minh hơn, tự chủ hơn, tiện lợi hơn mang đến tính tiện ích cho cuộc sống con người như gia tăng giao tiếp giữa người và máy, tự động hóa các công việc hàng ngày, giúp kiểm soát và giám sát hoạt động, tiết kiệm thời gian, chi phí, từ đó chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Ví dụ về ứng dụng này, chính là những chiếc xe tự lái khi di chuyển trên đường. Xe tự lái có khả năng phanh, định hướng để không gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Theo trang tin FinancesOnline, tới năm 2030, khoảng gần 25,44 tỷ thiết bị IoT có tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI sẽ được ứng dụng trên khắp thế giới, tạo ra một mạng lưới thiết bị kết nối cực kỳ khổng lồ trải dài mọi thứ từ điện thoại thông minh cho đến các thiết bị nhà bếp.
Thị giác máy tính (Computer Vision) là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của khoa học máy tính và nghiên cứu trí tuệ nhân tạo AI.
Một lĩnh vực đã đạt được thành công vang dội nhờ những tiến bộ trong thị giác máy tính là nhận diện khuôn mặt. Apple sử dụng thuật toán nhận dạng khuôn mặt để mở khóa iPhone đã quá quen thuộc với các sản phẩm điện thoại của hãng. Facebook sử dụng nhận dạng khuôn mặt để phát hiện được người dùng trong ảnh bạn đăng lên mạng.
Thị giác máy tính, công nghệ thông minh trong việc xác minh khách hàng
Công nghệ Thị giác máy tính với ứng dụng nổi bật dự báo sẽ nổi bật hơn nữa trong 2023 là:
Định danh khách hàng điện tử được ngành Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm cực kỳ ưa chuộng bởi những tiện ích to lớn mà nó mang lại. Theo báo cáo của FnF Research, thì thị trường định danh khách hàng điện tử eKYC toàn cầu ước tính đạt 257,23 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt 1.015,36 triệu USD trong năm 2026 và dự kiến sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2019 tới năm 2027.
Với những lợi ích khó bỏ qua như:
- Công nghệ nhận dạng khuôn mặt khách hàng, nhận diện sự sống và so khớp khuôn mặt dựa trên AI giúp xác minh danh tính khách hàng một cách chính xác nhất.
- Thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy tờ mất công tốn thời gian, eKYC thực hiện định danh khách hàng bằng phương thức điện tử không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến AI như kiểm tra, đối chiếu so sánh thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, nhận diện khách hàng nhờ vào trí tuệ nhân tạo,…
- Cung cấp giải pháp tùy chỉnh phù hợp với nhiều cấp độ tiêu chuẩn và tính được rủi ro, tạo ra các cấu hình phù hợp cho nền tảng xác minh danh tính cho các lĩnh vực.
- Chống gian lận, chứng thực được thông tin của khách hàng trong cơ sở dữ liệu tín dụng từ đó đưa ra các cảnh báo rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cho các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó, eKYC còn giúp giảm thiểu nguồn nhân lực, thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, nâng cao được trải nghiệm khách hàng để mang lại độ bảo mật, tính minh bạch của thông tin. Giúp chuyên viên tư vấn nhận diện được người dùng nhanh chóng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Công nghệ OCR - Nhận dạng ký tự quang học là một lĩnh vực nổi bật của Thị giác máy tính. OCR có khả năng số hóa các biểu mẫu và tài liệu ở nhiều mức độ từ đơn giản tới phức tạp khác nhau từ dạng file ảnh chụp, hay file PDF... sang dạng file mềm (file word) nhanh chóng để thuận tiện khi sử dụng.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng OCR kết hợp với AI để số hóa nhiều tài liệu, hồ sơ giấy tờ khác nhau như hợp đồng khách hàng, sao kê ngân hàng, hay các loại giấy tờ tùy thân khách hàng như CMND/CCCD, Hộ chiếu, hay là Sổ đỏ…
Công nghệ số hoá OCR giúp xác minh giấy tờ một cách nhanh chóng và chính xác
Những lợi ích của số hóa tài liệu bằng công nghệ OCR trên thực tế như sau:
- Truy hồi dữ liệu thuận tiện và nhanh chóng: Những người được chia sẻ, cấp quyền truy cập và có chung mạng lưới máy tính có thể truy cập vào kho lưu trữ văn bản dễ dàng, nhanh chóng. Nhân viên không còn mất thời gian đến tận phòng lưu trữ mới có thể xem được loại văn bản cần tìm.
- Nhiều không gian hơn: Thay vì tốn cả 1 văn phòng để lưu trữ công văn, giấy tờ tài liệu, giờ đây, những văn bản đó đã có thể được lưu trữ gọn nhẹ, thông minh trong 1 ổ cứng.
- Quản lý tốt hơn: Tạo và sắp xếp các thư mục điện tử theo nội dung sẽ luôn dễ dàng và đạt được hiệu suất cao hơn cách truyền thống.
- An toàn hơn: Các dữ liệu điện tử có thể dễ dàng được sao lưu bằng cách copy lại , lưu giữ toàn bộ đoạn dữ liệu trong máy tính và lưu trữ nó ở một hoặc nhiều thiết bị có chức năng lưu trữ khác để làm dữ liệu dự phòng để tránh việc bị mất giấy tờ. Điều này có thể giúp tránh các trường hợp văn bản mất hoặc bị hư hại. Ngoài ra, dữ liệu này cũng có thể được mã hóa với mục đích tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu và kiểm soát được người truy cập vào nguồn dữ liệu đó.
Trong tương lai, số hóa dữ liệu còn dự báo sẽ được ứng dụng nhiều hơn, với sự thuận tiện không thể bỏ qua.
Công nghệ giọng nói (Speech) là một loại công nghệ máy tính thông minh cho phép máy nhận diện, phân tính và hiểu được lời nói, âm thanh.
Theo thống kê, thị trường ứng dụng công nghệ Chuyển đổi văn bản thành giọng nói sẽ tăng lên khoảng 5,61 tỷ đô la vào năm 2028 đã chứng minh được sức hút và độ hot của công nghệ này trong đời sống.
Công nghệ chuyển lời nói thành văn bản (Speech to Text) và còn được tích hợp vào Trợ lý giọng nói trên các thiết bị thông minh như điện thoại, loa… Trợ lý giọng nói AI cũng ngày càng thông minh hơn. Vào năm 2013, trợ lý ảo của Google có thể nhận ra chính xác 77% các từ, cụm từ, ngày nay con số đó lên tới 97%. Chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm văn bản, điều khiển thiết bị như ti vi, điện thoại, các thiết bị gia dụng bằng giọng nói.
Text to Speech còn được ứng dụng nhiều vào thực tế để lồng tiếng video, thuyết minh, tạo postcard, báo nói, hay sách nói, hay là đọc truyện… Các robot trò chuyện bằng giọng nói cũng đang dần dần thay thế nhà tư vấn trực tiếp và các tổng đài viên và rút ngắn được công sức của nhân sự cũng như chi phí thực hiện…
Công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói của Vega Fintech đang được nhiều đơn vị sử dụng
Thị trường công nghệ đàm thoại (AI Conversation) toàn cầu được đánh giá đạt con số 8,24 tỷ đô la vào năm 2021, và dự kiến sẽ đạt 32,3 tỷ đô la trong năm 2028, tăng với tốc độ gộp hàng năm lên tới 21,5%.
Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ bởi công nghệ giọng nói cho tới đàm thoại mang đến những giải pháp đàm thoại thông minh, chất lượng cao cho các doanh nghiệp.
Báo cáo cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về hỗ trợ khách hàng dựa trên Trí tuệ nhân tạo AI và sự gia tăng trong việc triển khai các phương pháp đa kênh là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường AI đàm thoại trở nên thăng hoa hơn.
AI Conversation ứng dụng trong toàn cầu
Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể tương tác với con người. Công cụ này thay thế cho nhân viên để tư vấn, trực tổng đài có thể trả lời những gì khách hàng thắc mắc.
Ngày nay, chatbot còn được ứng dụng rất rộng rãi để thực hiện các công việc sau:
- Trợ lý cá nhân (Personal Assitant)
- Giới thiệu các sản phẩm, bán hàng, đặt chỗ
- Chăm sóc khách hàng 24/7
- Thanh toán trực tuyến với nhiều ứng dụng đang được triển khai
- Đưa ra kết quả tìm kiếm, cập nhật tin tức nhanh chóng
Việc ứng dụng chatbot vào bán hàng trực tuyến, chăm sóc khách hàng đã đem lại rất nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể như cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu được các chi phí hay phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.
Thị trường Trợ lý ảo giọng nói toàn cầu năm 2021 đạt con số 2,7 tỷ USD và dự báo sẽ lên 7,6 tỷ USD vào năm 2026. Trợ lý ảo giọng nói sẽ tiếp tục được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực dịch vụ khách hàng, đặc biệt là tổng đài chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu.
Trợ lý Ảo tổng đài là một khoản đầu tư thông minh, nhanh chóng mang lại lợi tức đầu tư ngay chỉ sau một thời gian ngắn triển khai vì vậy các công ty đều hướng tới việc sử dụng trợ lý ảo giọng nói để giảm bớt nhân sự, nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc.
Hiện nay, Trợ lý Ảo tổng đài được xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo, được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ Tổng hợp giọng nói, hay là công nghệ Nhận diện ngôn ngữ, công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên... cho phép Trợ lý ảo có thể tự động thực hiện các cuộc gọi đến, gọi đi hoặc gọi theo kịch bản được cài đặt sẵn, giúp doanh nghiệp tối ưu được nhiều tác vụ cồng kềnh, tồn thời gian, kinh phí và nhân sự.
Như vậy, với TOP 5 ứng dụng AI trên, các bạn có thể thấy được tiềm năng phát triển trong năm 2023 và trong nhiều năm tới là cực kỳ mạnh mẽ. Công nghệ AI đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, mang lại tiện ích nhiều hơn, giúp con người có thể thực hiện được nhiều công việc một cách chính xác và tiện lợi. Tại Việt Nam, Vega Fintech đã và đang là một trong những thương hiệu lớn trong việc phát triển công nghệ AI, mang lại nhiều giải pháp thông minh hiện đại cho cá nhân và doanh nghiệp.