OCR - Vai trò và cách ứng dụng công công nghệ nhận dạng ký tự quang học

11/04/2023

OCR - Vai trò và cách ứng dụng công công nghệ nhận dạng ký tự quang học

Nội dung

Công nghệ OCR được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực số hóa, chuyển giao công nghệ… đặc biệt góp phần quan trọng trong việc xác minh khách hàng điện tử - eKYC. Vậy OCR là gì? Những ứng dụng quan trọng của OCR hiện nay ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài biết chi tiết dưới đây nhé!

I. OCR (nhận dạng ký tự quang học) là gì?

Nhận dạng ký tự quang học (OCR - Optical Character Recognition) là quá trình chuyển đổi text ở file ảnh thành text mà máy có thể đọc được.

Ví dụ: Khi bạn quét 1 biểu mẫu hoặc biên lai, máy tính sẽ quét dưới dạng hình ảnh, bạn không thể sử dụng trình soạn thảo để chỉnh sửa, tìm kiếm hay bổ sung text trong hình ảnh đó. Tuy nhiên, thông qua phần mềm OCR, những text trên hình ảnh này sẽ được lưu trữ dưới dạng dữ liệu văn bản và bạn có thể sửa được.

Hiện nay, công nghệ OCR chuyên dùng để nhập và truyền tải dữ liệu, nhờ phần mềm nhận dạng chữ OCR, những văn bản số hoá, tìm kiếm, chỉnh sửa sẽ được thực hiện điện tử, từ đó tiết kiệm thời gian khi nhập/chỉnh sửa văn bản.

OCR (nhận dạng ký tự quang học) là gì?

OCR là quá trình chuyển đổi văn bản ở hình ảnh thành dữ liệu văn bản máy có thể đọc được, sửa được

II. Vai trò của OCR trong thực tế

Công nghệ OCR được ứng dụng rộng rãi, không chỉ trong các doanh nghiệp mà cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng được ưa chuộng. Dưới đây là 6 ứng dụng phổ biến của phần mềm OCR trong thực tế.

Vai trò của OCR trong thực tế

Những ứng dụng quan trọng của công nghệ OCR

1. Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người già, người khiếm thị

Công nghệ OCR có khả năng đọc và quét được các thông tin thông qua các loại giấy tờ, hình ảnh dưới đa dạng hình thức, từ đó mà có thể hỗ trợ giúp cho nhiều hoạt động của người già hay người khiếm thị trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh đó, phần mềm đặc biệt để nhận dạng chữ (OCR) cũng được tích hợp với công nghệ tổng hợp giọng nói, giúp cho việc đọc hiểu văn bản của người già và người khiếm thị trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Tìm kiếm và điều chỉnh thông tin dễ dàng

Với công nghệ OCR, nó có thể tạo ra nội dung văn bản riêng thông qua việc quét dữ liệu, từ đó có thể xác định vị trí dữ liệu mà người dùng đang cần tìm kiếm ở vị trí nào. Nhờ vào phần mềm OCR, người dùng có thể tìm kiếm thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua từ khóa. OCR cũng cho phép người dùng có thể điều chỉnh, xử lý những lỗi văn bản trực tuyến.

3. Cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác

Việc công nghệ OCR được áp dụng nhiều trong việc định danh khách hàng là nhờ việc cập nhật, quét tài liệu một cách nhanh chóng và chính xác với một số lượng lớn. Điều này giúp tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức cũng như tránh những tình trạng sai sót không đáng có trong việc cập nhật thông tin, dữ liệu.

Bên cạnh đó, nhờ vào công nghệ OCR đã giúp cải thiện hiệu quả, năng suất công việc tại văn phòng.

Cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác

OCR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc số hóa các dữ liệu

4. Sử dụng OCR trong việc sắp xếp tài liệu ở các công ty luật, tòa án

Trong lĩnh vực tòa án, pháp luật thì những công việc liên quan tới giấy tờ khá nhiều và phức tạp. Để đảm bảo hiệu quả, năng suất công việc cũng như không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào thì việc áp dụng công nghệ OCR là vô cùng tối ưu. OCR giúp số hóa các dữ liệu văn bản nhanh chóng, dễ tìm, lưu trữ số lượng lớn…

5. Bảo tồn các giá trị văn hóa

Việc bảo tồn các giá trị văn hóa thông qua những hình thức truyền thống như tài liệu chữ viết, hồ lý… không còn phù hợp. Việc thu thập những thông tin văn hóa theo hình thức truyền thống khiến mất thời gian, công sức cũng như không đầy đủ và chất lượng. Công nghệ OCR ra đời, giúp cải thiện được việc lưu trữ những giá trị văn hóa thông qua mã hóa điện tử. Các loại văn bản, tài liệu quan trọng đều được chuyển từ văn bản chữ viết sang văn bản kỹ thuật số một cách nhanh chóng với độ chính xác cao.

6. Nhận dạng cá nhân

Có thể đây là ứng dụng thành công nhất khi áp dụng công nghệ OCR. Hiện nay các ngân hàng, công ty tài chính đều đang áp dụng công nghệ OCR trong việc định danh khách hàng điện tử eKYC. Khi khách hàng mở thẻ hay thực hiện bất cứ giao dịch nào thì đều cung cấp và xác thực thông tin thông qua công nghệ OCR.

Nhận dạng cá nhân

Ứng dụng OCR trong việc nhận dạng thông tin cá nhân của khách hàng

Với công nghệ OCR thì những thông tin của khách hàng trên CMND/CCCD, hộ chiếu, bằng lái xe… hay những loại giấy tờ khác đều được quét xác minh một cách nhanh chóng với độ chính xác cực cao, từ đó cũng giúp xác minh những thông tin khách hàng có chính xác hay không?

III. Vì sao nên sử dụng OCR?

Có thể thấy được, với những lợi ích mà phần mềm OCR mang lại thì các công ty, doanh nghiệp nên ứng dụng nhận dạng ký tự quang học vào quá trình sản xuất, hoạt động của mình. Dưới đây là những lý do mà bạn nên sử dụng công nghệ này:

Doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài liệu hiện có và tài liệu mới thành một kho lưu trữ thông tin có thể tìm kiếm được. Ngoài ra, để xử lý cơ sở dữ liệu văn bản tự động, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu để xử lý các thông tin sâu hơn.

Cải thiện hiệu suất làm việc bằng cách sử dụng công nghệ OCR để tự động tích hợp luồng công việc: chuyển ghi chú viết tay thành văn bản có thể chỉnh sửa, tìm kiếm tài liệu thông qua 1 cụm từ trong cơ sở dữ liệu..

Là giải pháp trí tuệ nhân tạo mà các doanh nghiệp cần triển khai như: phát hiện logo thương hiệu trong các bài post trên mạng xã hội, xác định bao bì sản phẩm trong hình ảnh quảng cáo, quét và đọc biển số, biển báo…

Vì sao nên sử dụng OCR?

Ứng dụng OCR giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí

IV. Các loại OCR hiện nay

Công nghệ OCR được phân loại dựa trên mục đích sử dụng, ứng dụng của chúng, cụ thể:

1. Phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR) đơn giản

Một công cụ OCR đơn giản hoạt động bằng cách lưu trữ nhiều hình ảnh văn bản, phông chữ khác nhau dưới dạng mẫu. Phần mềm nhận dạng ký tự quang học sử dụng các thuật toán so khớp mẫu để so sánh hình ảnh văn bản, theo từng ký tự với cơ sở dữ liệu nội bộ. Nếu so khớp văn bản thì được gọi là nhận dạng từ quang học.

Giải pháp này bị hạn chế vì số lượng phông chữ, kiểu chữ viết tay là gần như vô hạn và không thể ghi lại/ lưu trữ tất cả kiểu loại trong cơ sở dữ liệu được.

2. Phần mềm nhận dạng ký tự thông minh

Hệ thống OCR hiện đại sử dụng ICR - công nghệ nhận dạng ký tự thông minh để đọc văn bản giống như cách con người đọc. Hệ thống này sử dụng phương thức nâng cao để đào tạo máy hoạt động tương tự như con người bằng cách sử dụng các phần mềm máy học. Một hệ thống máy học gọi là mạng nơ-ron phân tích các văn bản qua nhiều cấp độ khác nhau, xử lý hình ảnh lặp đi lặp lại. Hệ thống tiến hành tìm kiếm các thuộc tính hình ảnh như nét thẳng, cong, vòng hay giao nhau, đồng thời kết hợp kết quả của tất cả các cấp độ phân tích này để cho ra một kết quả cuối cùng.

Mặc dù ICR thường xử lý các hình ảnh theo từng ký tự một, tuy nhiên quá trình này vẫn diễn ra khá nhanh, kết quả thu được chỉ trong vài giây.

3. Nhận dạng từ thông minh

Hệ thống nhận dạng từ thông minh sẽ hoạt động theo nguyên tắc tương tự như ICR, nhưng sẽ xử lý toàn bộ hình ảnh của từ thay vì tiến hành tiền xử lý hình ảnh thành ký tự.

4. Nhận dạng ký hiệu quang học

Nhận dạng ký hiệu quang học xác định các logo, hình mờ hay biểu tượng văn bản khác trong tài liệu.

V. Cách thức hoạt động của OCR

Cách thức hoạt động của công nghệ OCR tương đối dễ hiểu, khi 1 trang in hay viết tay được quét, chúng sẽ được lưu dưới định dạng tệp TIF. Bạn có thể đọc hình ảnh này trên màn hình hiển thị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại máy tính, nó có thể tồn tại hình ảnh có chấm trắng hoặc chấm đen. Lúc này, công nghệ OCR nhìn vào từng dòng của hình ảnh để xác định các dấu có khớp nhau không.

Tìm hiểu ngay: Ứng dụng OCR trong viêc xử lý hóa đơn

VI. Các lĩnh vực ứng dụng hiệu quả công nghệ OCR

Công nghệ OCR ứng dụng phổ biến nhất trong việc xử lý những thông tin dữ liệu vật lý sang dữ liệu số. Độ chính xác của công nghệ OCR dựa trên chất lượng dữ liệu gốc, việc xử lý dữ liệu vô cùng quan trọng, với những sai sót nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Với công nghệ OCR truyền thống thì việc xử lý dữ liệu chưa đạt tới mức tối ưu. Việc kết hợp giữa OCR và AI sẽ giúp cho việc xác minh và xử lý dữ liệu lỹ lưỡng hơn. Việc sử dụng công nghệ OCR đang là một giải pháp tối ưu cho cuộc cách mạng công nghệ AI. Với tham vọng tạo ra công nghệ vừa có thể thu thập dữ liệu, nắm bắt, xử lý thông tin đồng bộ thì việc kết hợp công nghệ OCR và AI là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Việc này cũng giúp các doanh nghiệp cắt giảm được tối đa chi phí, nhân công mà hiệu suất công việc lại được cải thiện.

Tùy vào lĩnh vực cũng như nền tảng sử dụng mà có những các thức ứng dụng khác nhau. Nhiều đơn vị ứng dụng trong việc quản lý các báo cáo tài chính, xác minh của ngân hàng…

Các lĩnh vực ứng dụng hiệu quả công nghệ OCR

OCR ứng dụng để định danh khách hàng trong các giao dịch ngân hàng

Hiện nay ngân hàng là một trong những đơn vị sử dụng OCR nhiều và có hiệu quả nhất. Việc số hóa dữ liệu ngân hàng là một hướng đi tuyệt vời trong tương lai. Ngân hàng sử dụng công nghệ OCR trong việc xác minh, định danh khách hàng trong các loại giao dịch, quản lý rủi ro.

Việc sử dụng phần mềm OCR trong ngân hàng cũng phục vụ đắc lực cho việc quét, xử lý các tài liệu, bảo lãnh bài viết tay của khách hàng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó OCR cũng kết hợp với công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face matching giúp cho quá trình định danh điện tử eKYC được thực hiện hiệu quả, cung cấp bảo mật 2 lớp cho các máy ATM.

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ OCR trong lĩnh vực bảo hiểm

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu công nghệ OCR là gì cũng như những ứng dụng của OCR hiện nay.

Đừng quên truy cập vào Vega Fintech để cập nhật nhanh những kiến thức công nghệ mới nhất nhé!