Tiền điện tử là gì? Các loại tiền điện tử trên thị trường hiện nay

05/07/2023

Tiền điện tử là gì? Các loại tiền điện tử trên thị trường hiện nay

Nội dung

Tiền điện tử đã xuất hiện từ lâu nhưng đến thế kỷ 21 mới bùng nổ tạo nên “cơn sốt tài chính” mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Loại tiền này còn được gọi là tiền mã hóa. Tiền điện tử sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ giao dịch đến chuyển tiền…Đầu tư vào tiền điện tử là một trong những lĩnh vực tài chính được nhiều người quan tâm trong những năm gần đây.

1. Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là gì?

Tìm hiểu tổng quan về tiền điện tử

Tiền điện tử được tạo thành từ những bit số hay còn gọi là tiền số hóa. Tiền điện tử hoạt động trong môi trường điện tử. Để thực hiện giao dịch, phải dựa trên 3 yếu tố: Internet, mạng máy tính và các phương tiện điện tử của tổ chức phát hành.

Tiền điện tử không hiện hữu như một vật chất mà tồn tại vô hình qua môi trường điện tử. Loại tiền này được lưu trữ trên: Internet, thông tin, điện thoại và các thẻ thanh toán điện tử.

Đây còn là phương thức thanh toán thông qua chữ ký bảo mật. Tiền điện tử là công cụ để giao dịch, tích lũy giá trị. Loại tiền này có thể chuyển đổi thành tiền giấy theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Tiền điện tử có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến, mua sắm, chuyển tiền và lưu trữ giá trị. Một số loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin, và Cardano.

Các loại tiền điện tử được tạo ra, quản lý và giao dịch trên các mạng phân cấp có tên là blockchain. Blockchain là một công nghệ ghi chúng ta bất biến và phân phối dữ liệu trên một mạng lưới ngang hàng (peer-to-peer network). Blockchain đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của các giao dịch và thông tin liên quan đến tiền điện tử.

2. Lịch sử hình thành loại tiền điện tử

Lịch sử hình thành loại tiền điện tử

Các giai đoạn hình thành và phát triển của tiền điện tử

Tiền điện tử bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 khi công nghệ thông tin và số hóa bùng nổ. Tiền điện tử bắt nguồn từ ý tưởng về quá trình thương mại hóa. Các nhà sáng lập tên tuổi lúc bấy giờ có thể kể đến như: Beenz, Flooz, Digicash,… Các công ty này phụ thuộc vào hệ thống điều khiển và thúc đẩy giao dịch bên thứ 3. Đây cũng là sai lầm chung khiến các công ty bước đến “thảm kịch” và sụp đổ.

Tưởng chừng không thể phát triển nhưng tiền điện tử thêm một lần nữa được các nhà đầu tư ủng hộ với sự xuất hiện của E-Gold. Doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ sở hữu khối lượng giao dịch lên đến hàng tỷ USD mỗi tháng. Tuy không mắc phải sai lầm như thế hệ tiền nhiệm nhưng E-Gold bị hacker tấn công, nên công ty này sớm tuột dốc và “bốc hơi” khỏi thị trường.

3. Các loại tiền điện tử hiện nay

Các loại tiền điện tử hiện nay

3 loại tiền điện tử phổ biến hiện nay

Tiền điện tử chia thành 3 loại chính với cách thức sử dụng khác nhau như:

Tiền số pháp định được chính phủ công nhận. Đây là loại tiền rất phổ biến và được lưu trữ trong ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng… Chủ sở hữu có thể sử dụng tiền số pháp định đổi sang tiền giấy truyền thống.

Tiền ảo (Virtual money) được phát hành và quản lý bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Tiền ảo không được chính phủ công nhận, thường được sử dụng dưới những hình thái như: coin, token,… Mục đích của tiền ảo là mua, bán, trao đổi vật phẩm ở trong game, trade coin, giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp thuận tiền ảo.

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) là một nhánh của tiền ảo. Tiền mã hóa hoạt động dưới hình thức ẩn danh nên tính bảo mật cao và không cần qua bên trung gian.

4. Đặc điểm của tiền điện tử

Phi tập trung: Tiền điện tử không thuộc sở hữu hoặc quản lý bởi bất kỳ tổ chức tài chính trung gian nào như ngân hàng truyền thống. Thay vào đó, nó hoạt động dựa trên các giao thức mã hóa và mạng lưới ngang hàng.

An toàn và bảo mật: Các giao dịch tiền điện tử được mã hóa và được xác nhận bằng cách sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh mẽ. Điều này giúp đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của các giao dịch.

Quyền riêng tư: Tiền điện tử cho phép người dùng duy trì quyền riêng tư cao hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống. Tuy nhiên, một số loại tiền điện tử có tính chất công khai và họ ghi lại các giao dịch trên blockchain công khai.

Biến động giá: Giá trị của tiền điện tử có thể biến động mạnh. Thị trường tiền điện tử có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị và công nghệ.

5. Ưu và nhược điểm của tiền điện tử

Ưu và nhược điểm của tiền điện tử

Những ưu điểm khi sử dụng và đầu tư tiền điện tử

Tiền điện tử có các ưu điểm sau:

- Giao dịch mọi lúc mọi nơi, nhận và gửi nhanh chóng với số tiền không giới hạn.

- Giao dịch tiền điện tử không tốn phí hoặc phí cực thấp.

- Giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn, không dễ sao chép và chứa thông tin nhạy cảm. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng gian lận, không phụ thuộc bên thứ 3 trong quá trình giao dịch.

- Phát triển trong ngành thương mại điện tử: Có thể sử dụng tiền điện tử để thanh toán khi mua sắm trực tuyến thê nên loại tiền này đã trở thành nhân tố phát triển đồng hành cùng các trang thương mại điện tử.

- Do dùng công nghệ blockchain, nên mọi thông tin về tiền điện tử đều được cập nhật sẵn trên chuỗi khối và bạn có thể xác minh, theo dõi dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tiền điện tử có những điểm hạn chế như:

- Khó dự đoán: Do thường xuyên có sự biến động về giá trị, nên dễ dẫn đến rủi ro cho người nắm giữ tiền điện tử.

- Một số quốc gia chưa chấp nhận tiền điện tử

- Tiền điện tử dùng các phương trình toán học nên vài giao dịch gặp lỗi.

- Tiền điện tử bị mất đi nếu các thiết bị điện tử gặp vấn đề, người dùng không thể khôi phục và tìm lại số tiền đã mất.

- Là mảnh đất màu mỡ cho các hacker, tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật.

6. Cách thức hoạt động của tiền điện tử

Cách thức hoạt động của tiền điện tử

Cách thức hoạt động và vận hành của tiền điện tử

Các loại tiền điện tử thường hoạt động theo các cách thức sau:

Công nghệ Blockchain: Đa số các loại tiền điện tử sử dụng nền tảng công nghệ Blockchain. Blockchain hiểu đơn giản là một sổ cái công khai ghi lại các giao dịch P2P, phi tập trung. Các nút mạng được xác thực và ghi lại bằng giao dịch mã hoá trước khi thêm các khối vào blockchain.

Đào tiền: Hầu hết các loại tiền điện tử được tạo ra thông qua quá trình đào. Dự kiến đồng Bitcoin cuối cùng đào được sẽ vào năm 2140 với tổng cung 21 triệu. Cần có cơ chế đồng thuận trước khi xác minh các giao dịch. Và Proof of Work và Proof of Stake là các cơ chế đồng thuận được sử dụng nhiều nhất.

Proof of Work được Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sử dụng. Thợ đào xác thực các giao dịch để tạo khối và nhận phần thưởng dưới dạng các đơn vị tiền điện tử mới.

Proof of Stak được các loại tiền điện tử như Ether sử dụng. Khi sử dụng Proof of Stake, phần thưởng cho khối được tạo ngẫu nhiên. Tuy nhiên, cơ chế đồng thuận này phụ thuộc vào coin mà thợ đào có. Thợ đào nắm giữ nhiều token, thì cơ hội nhận được phần thưởng khi xác thực một khối mới càng cao.

Không phải tất cả các loại tiền điện tử đều sử dụng công nghệ blockchain và đào tiền. Điển hình là XRP được đúc bởi công ty mẹ Ripple. Mỗi 100 tỷ coin được đúc ra đầu tiên được phát hành dần dần. Hiện có 38 tỷ coin đang được lưu hành.

7. Quy định về tiền điện tử và giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam

Quy định về tiền điện tử và giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam

Những quy định về tiền điện tử tại thị trường Việt Nam mà bạn cần phải biết

Theo Công văn 5747/NHNN-PC ngày 21/07/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ:

Qua công văn này có thể thấy Việt Nam chưa có quy định pháp về hoạt động phát hành, trao đổi, mua bán tiền ảo. Các hoạt động mua bán, trao đổi tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế … hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Tiền điện tử trở thành cơn sốt đối với giới đầu tư, mảnh đất màu mỡ mang lại khả năng sinh lợi bất ngờ. Loại tiền này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và thực sự tỉnh táo khi đầu tư tiền điện tử. Vega Fintech chúc bạn thành công!