Những hình thức gian lận phổ biến khi vay tín chấp

16/02/2023

Những hình thức gian lận phổ biến khi vay tín chấp

Nội dung

Đi cùng với sự phát triển và tiện lợi của tín dụng thì các vụ việc liên quan đến lừa đảo, gian lận trong vay vốn cũng gia tăng. Chính bởi điều này nên hiện nay các tổ chức tài chính, ngân hàng đang cố gắng ứng dụng công nghệ như giải pháp Fraud Score để nâng cao chất lượng tín dụng và phòng chống rủi ro gian lận.

1. Những hình thức gian lận thường gặp trong hồ sơ vay

Một số hình thức gian lận, sai phạm thường gặp trong hồ sơ vay:

- Cung cấp thông tin sai lệch: Người đi vay khai sai sự thật về danh tính của mình, như tên, tuổi, địa chỉ cư trú, tình trạng hôn nhân gia đình, nguồn thu nhập, tài sản sở hữu. Khai sai mục đích thực sự của khoản vay;

- Sử dụng bằng cấp giả, giấy tờ giả, văn bản khống như CCCD/CMND giả, số hộ khẩu giả, chứng từ thanh toán giả, hợp đồng lao động giả…;

- Không kê khai các khoản nợ khi vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ vay nặng lãi, vay tiền cao hơn cả tài sản được thế chấp, vay mua nhà, mua trả góp, nợ tín dụng…;

- Người đi vay sử dụng tài sản thế chấp không đáng tin cậy, có thể là tài sản có giá trị thấp hoặc thậm chí không có giá trị thực, tài sản bị vướng vào tranh chấp…

Những hình thức gian lận thường gặp trong hồ sơ vay

Những hình thức gian lận phổ biến trong hành vi vay của khách hàng

2. Cách phát hiện gian lận trong hồ sơ vay của khách hàng

Một số dấu hiệu nhận biết gian lận:

- Hồ sơ vay vốn có những thông tin quá phô trương nhưng không có bằng chứng chứng minh cụ thể;

- Các thông tin thực địa của khách không có trong hồ sơ vay vốn hoặc thông tin của khách hàng không nhất quán, không đầy đủ;

- Các giấy tờ liên quan đến khách hàng có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa;

- Dự án đầu tư, kinh doanh mà khách hàng đưa ra trong hồ sơ vay quá tốt, quá lạc quan, không bị vướng mắc bất cứ điều gì;

- Không thể xác minh được độ uy tín của khách hàng, hoặc đầu mối liên hệ để xác minh chỉ có duy nhất một cá nhân hoặc một tổ chức đã và đang hợp tác với khách hàng;

- Các khoản nợ của khách hàng có nguồn gốc không khớp với các thông tin trong hồ sơ;

- Các khoản vay cũ của khách hàng đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm kiểm toán;

- Khách hàng từng có các giao dịch bất thường, không mục đích với các công ty liên quan.

- Khách hàng sau vay vốn thực hiện một loạt giao dịch mua bán tài sản nhưng không rõ mục đích với các bên liên quan. Bên cạnh đó, giá trị giao dịch sau mỗi lần mua bán lại tăng lên đáng kể. Đây là hành vi liên quan đến giả mục đích hoặc gian lận giá trị tài sản thế chấp.

- Khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, chẳng hạn sử dụng khoản vay tài trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốn dài hạn cho các công ty con ở nước ngoài, hoặc tiền giải ngân được chuyển đi không đúng với mục đích vay vốn ban đầu.

Nhằm hạn chế việc gian lận, các tổ chức tài chính và ngân hàng cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho các chuyên viên và cán bộ tín dụng của mình trong việc xác thực thông tin cá nhân, các thông tin về tình hình tài chính và tài sản của khách hàng.

Sau khi cho vay, các phòng ban chuyên kiểm soát sau vay, cán bộ tín dụng cần tra soát lại các thông tin, theo dõi thường xuyên và giám sát tính hình hoạt động và sử dụng vốn vay của khách hàng.

Cách phát hiện gian lận trong hồ sơ vay của khách hàng

Những giải pháp giúp phát hiện nhanh chóng những gian lận của khách hàng

3. Hậu quả khi không phát hiện hồ sơ vay gian lận

Nếu tổ chức tài chính, ngân hàng không phát hiện ra hồ sơ vay gian lận thì có thể xảy ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

- Khách hàng có điều kiện để chiếm đoạt tiền, tài sản của tổ chức tài chính, ngân hàng, hưởng lợi bất chính, gây ra tổn thất lớn cho chính tổ chức đó và cả Nhà nước;

- Các nhà đầu tư cũng có khả năng bị mất mát lớn khi đầu tư vào các dự án không đáng tin cậy được xây dựng từ một khách hàng gian lận tín dụng;

- Tổ chức tài chính không chỉ bị mất tài sản mà còn bị nghi ngờ về khả năng thẩm định, gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín rất nhiều.

- Điều này cũng tạo trở ngại trong việc hợp tác của tổ chức tài chính với các đối tác làm ăn khác nữa, từ đó có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn, giảm doanh thu, có nguy cơ đi đến bờ vực phá sản nếu số tiền gian lận quá lớn.

Hậu quả khi không phát hiện hồ sơ vay gian lận

Những hậu quả mà tổ chức tín dụng gặp phải khi có gian lận từ khách hàng

4. Giải pháp chống gian lận tín dụng (Fraud Score) của Vega Fintech

Fraud Score là một công cụ thông minh giúp các tổ chức tài chính có thể đánh giá được rủi ro liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng trước khi thẩm định cho vay. Hệ thống sẽ cho bạn biết mức độ rủi ro của từng hồ sơ qua một trị số cụ thể, trị số càng cao thì khả năng giao dịch gian lận xảy ra càng lớn. Từ đó, các tổ chức tài chính có thể lựa chọn từ chối hoặc cho khách hàng vay vốn.

Không giống như Credit Score (điểm tín dụng) chỉ dựa trên lịch sử tín dụng của một cá nhân, Fraud Score tính đến rất nhiều yếu tố như loại giao dịch, số tiền giao dịch, địa điểm giao dịch, đặc trưng của khách hàng, các hành vi đáng ngờ trong quá khứ và các hoạt động gian lận đã xảy ra…

Fraud Score như một phần mềm sử dụng công nghệ phân loại với trí tuệ nhân tạo để xác định các mẫu hành vi của khách hàng theo các quy tắc mà doanh nghiệp đã đặt ra. Sau khi phân tích xong, phần mềm sẽ tạo ra một báo cáo kèm theo điểm gian lận cho mỗi khách hàng, làm cơ sở cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiếp theo.

Hiện nay, Fraud Score được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, thương mại điện tử…

Vega Fintech là một đơn vị cung cấp giải pháp chống gian lận tín dụng Fraud Score cho khách hàng, với hai giải pháp chuyên sâu: Early Fraud Warning và SIM Owner Changing, sử dụng luôn dữ liệu hành vi viễn thông của khách hàng, ngăn chặn việc thực hiện mua bán/thuê SIM trong các hội nhóm trên mạng xã hội.

Giải pháp chống gian lận tín dụng (Fraud Score) của Vega Fintech

Vega Fintech phát triển hệ thống Fraud Score giúp nhanh chóng phát hiện những gian lận trong quá trình vay tín chấp

Lợi ích khi sử dụng giải pháp Fraud Score của Vega Fintech:

- Cung cấp thông tin về khả năng số điện thoại mà khách hàng cung cấp bị thay đổi chủ sở hữu trong suốt giai đoạn vay vốn và 6 tháng sau giải ngân;

- Phát hiện dấu hiệu gian lận trong hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng do gian lận tín dụng gây ra, các tổ chức tài chính, ngân hàng cần phải có những chính sách và quy trình kiểm tra hồ sơ của khách hàng thận, có thể sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ như Fraud Score để thẩm định hồ sơ vay vốn một cách kỹ lưỡng nhất. Vega Fintech chúc bạn thành công!