Fraud Score - Giải pháp đánh giá khả năng gian lận của khách hàng thông minh

10/01/2023

Fraud Score - Giải pháp đánh giá khả năng gian lận của khách hàng thông minh

Nội dung

Fraud Score là điểm gian lận của khách hàng được ứng dụng đánh giá trong nhiều ngành như bảo hiểm, ngân hàng và thương mại điện tử. Fraud Score cho doanh nghiệp/ tổ chức tài chính thông tin để xác định khả năng năng một người có tín hiệu lừa đảo hay không.

1. Fraud Score là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Fraud Score là gì chúng ta tới với nghĩa cụm từ hình thành nên nó. Fraud dịch sang tiếng Việt có nghĩa là gian lận – là những hành vi có chủ ý thường gắn liền với tính vụ lợi, xuyên tạc, làm sai lệch thông tin với mục đích đem lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm/ bộ phận nào đó. Hành vi gian lận thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính.

Fraud Score là gì?

Giải pháp đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng Fraud Score

Fraud Score có nghĩa là điểm gian lận. Đây là một công cụ thông tin giúp doanh nghiệp/ công ty đánh giá rủi ro đến từ khách hàng không chân thực trước khi xử lý đơn hàng.

Giải pháp đánh giá Fraud Score sẽ giúp các công ty tài chính giảm thiểu rủi ro đến từ các khách hàng có khả năng gian dối trước khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu.

2. Mô hình hoạt động của Fraud Score

Để tính được Fraud Score cần có giải pháp xem xét dữ liệu từ người dùng, sau đó thông qua các quy tắc đánh giá rủi ro để tính toán ra được mức độ nguy hiểm từ các hành động đó ra sao.

Ví dụ: Hành vi đăng ký sử dụng dịch vụ của một người dùng có ID rủi ro cao khi người đó có thông tin tín dụng không minh bạch hoặc đã nằm trong danh sách cần xem xét lại về các thông tin tài chính.

Trước tiên, Fraud Score sẽ dựa trên những thông tin về khách hàng mà doanh nghiệp/ tổ chức cần nghiên cứu và đưa ra kết quả phân tích phù hợp với yêu cầu dựa trên những quy tắc tính toán điểm gian lận.

Hệ thống Fraud Score sẽ cho phép tổ chức/ doanh nghiệp chủ động phê duyệt, từ chối hoặc xem xét một số hành vi cần thiết. Kết quả được đưa ra bởi hệ thống Fraud Score đưa ra gần như kết quả kiểm tra điểm tín dụng, trong đó các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro tài chính liên quan tới hành động của khách hàng về tài chính.

Mô hình hoạt động của Fraud Score

Cách thức hoạt động của giải pháp Fraud Score

Doanh nghiệp/ tổ chức có quyền kiểm soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy tắc tính toán.

Hệ thống được xây dựng với tính năng học hỏi từ hành động của người dùng và đề xuất các quy tắc mới.

Ví dụ:

- Một người dùng đang muốn thực hiện làm hồ sơ để vay tiền từ tổ chức/ doanh nghiệp

- Hệ thống Fraud Score kiểm tra, đánh giá từ thông tin người dùng cung cấp ví dụ như từ số điện thoại, email…

- Dựa trên thông tin có sẵn của hệ thống, bổ sung thêm dữ liệu.

- Tất cả thông tin sau khi tổng hợp sẽ được hệ thống đánh giá xử lý và đưa ra kết quả dựa trên những quy tắc tính điểm gian lận để chỉ ra trường hợp tích cực và tiêu cực.

- Điểm số kết quả sẽ đưa ra kèm theo thông tin tương ứng.

- Sau đó, doanh nghiệp/ tổ chức sẽ tiến thành kiểm duyệt tùy thuộc vào bảng kết quả.

Hệ thống Fraud Score

Hệ thống phát hiện những tín hiệu gian lận của khách hàng

3. Hệ thống điểm số Fraud Score

Fraud Score bao gồm nhiều mô hình máy học linh hoạt, sử dụng nhiều thuật công nghệ hiện đại để tiếp cận khách hàng ở nhiều khía cạnh khác nhau và tổng hợp đưa ra kết quả để tính tỷ lệ gian lận tương ứng.

Mô hình Fraud Score cung cấp điểm rủi ro trong khoảng từ 1 – 99 cho mọi giao dịch. Dựa trên các điểm số mỗi giao dịch được chia thành 5 cấp độ rủi ro sau:

- Rủi ro rất thấp (0-9 điểm): là những khách hàng có khả năng gian lận thấp nhất

- Rủi ro thấp (10 – 49 điểm): là khách hàng có khả năng gian lận thấp, nhưng có thể bao gồm các dấu hiệu giả (tồn tại rủi ro)

- Rủi ro trung bình (50 – 69): là những khách hàng không có dấu hiệu rõ ràng về kết quả tích cực hoặc tiêu cực.

- Rủi ro cao (70 – 89): là những khách hàng có khả năng gian lận cao, nhưng có thể bao gồm cả thông tin sai lệch.

- Very High Risk (90 – 99): là những khách hàng có khả năng lừa đảo cao nhất.

Dựa trên các cấp độ được xếp loại, doanh nghiệp/ tổ chức có thể ưu tiên xem xét các giao dịch đã được phân loại, từ đó giảm được thời gian xét duyệt hồ sơ khách hàng.

Hệ thống điểm số Fraud Score

Hệ thống máy học chấm điểm tin cậy của khách hàng một cách thông minh

4. Ưu và nhược điểm của Fraud Score

Ưu điểm của việc sử dụng hệ thống Fraud Score chấm điểm gian lận:

- Xét duyệt giao dịch tự động hóa: Thay vì sử dụng phương pháp thủ công truyền thống để xét duyệt hồ sơ, giao dịch của khách hàng vừa mất thời gian, tốn nhân lực lại không tổng hợp được nhiều thông tin để đánh giá, sử dụng Fraud Score chỉ cần tham khảo điểm số và tiến hành xem xét. Tất nhiên, đối với những đối tượng có điểm số ở mức cần cân nhắc thì chúng ta sẽ tiến hành thêm các bước xác minh bổ sung.

- Tăng khối lượng giao dịch: Fraud Score sẽ giúp cho doanh nghiệp/ tổ chức xử lý giao dịch nhiều hơn, nhanh hơn. Điều này giúp các nhà quản lý hoàn toàn yên tâm khi phát triển hoạt động của doanh nghiệp mà không lo thiếu nhân lực để kiểm duyệt.

- Xác thực tự động: Ngay cả khi kết quả cho ra là giao dịch cần được xét duyệt lại bằng phương pháp thủ đông, hệ thống vẫn đưa một lớp bảo vệ an toàn nữa bằng việc sử dụng trình kích hoạt. Giả sử, có người đăng ký hệ thống, nhưng thông tin của họ khai báo cho thấy họ thuộc nhóm khách hàng mạo hiểm, hệ thống sẽ kích hoạt xác thực bổ sung 2 bước để xác nhận danh tính và ngăn chặn những đối tượng lừa đảo.

- Đơn giản quá trình rút ngắn thời gian xét duyệt: Khi tất cả các bước đánh giá hồ sơ dựa trên điểm số rủi ro được đưa ra bởi Fraud Score thì số bước khách hàng cần thực hiện để hoàn thành giao dịch sẽ được rút gọn miễn là họ nằm trong nhóm đối tượng đã được xem xét là an toàn.

- Linh hoạt trong xét duyệt giao dịch: Với tính năng tự điều chỉnh các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với doanh nghiệp/ tổ chức các nhà quản lý có thể quyết định cách mình muốn giảm rủi ro. Việc này cực kỳ có ích với những giao dịch thời vụ hoặc với các giao dịch cụ thể. Lưu ý: không phải tất cả công cụ chống gian lận đều có thể điều chỉnh.

Nhược điểm của việc sử dụng hệ thống chấm điểm gian lận Fraud Score:

- Không có doanh nghiệp/ tổ chức nào sử dụng được chung một bộ tiêu chí chống gian lận. Vì vậy, khi có sự thay đổi nào thì khách hàng sẽ phải được xem xét lại bằng việc sử dụng bộ tiêu chí mới.

- Vì vậy, một khách hàng có điểm số thấp ở mức 0 – 9 là đối tượng lý tưởng của một doanh nghiệp/ tổ chức này nhưng lại nằm trong danh sách rủi ro với bên khác.\

Nhược điểm của việc sử dụng hệ thống chấm điểm gian lận Fraud Score

Những mặt hạn chế của giải pháp chấm điểm tin cậy khách hàng hiện nay

5. Tầm quan trọng của Fraud Score

Việc chấm điểm gian lận là một hành động cực kỳ quan trọng và hữu ích giúp doanh nghiệp/ tổ chức đánh giá rủi ro trước mỗi giao dịch. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống Fraud Score chúng ta có thể hình dung đây là một tấm lưới lọc với mục tiêu xác định khách

hàng hợp pháp, có những hành vi tài chính minh bạch, loại bỏ những kẻ lừa đảo. Từ đó, doanh nghiệp/ tổ chức tài chính sẽ giảm đi sự rủi ro và tổn thất trước mỗi giao dịch bắt đầu.

6. Đánh giá điểm gian lận của khách hàng nhanh chóng với Fraud Score Vega Fintech

Gian lận tài chính là hành vi có sự tiến hóa liên tục và gây ra nhiều thiệt hại với các tổ chức tài chính, đặc biệt là từ những khách hàng có hành vi chủ động thực hiện gian lận. Do đó, xác định được khách hàng gian lận và loại bỏ là công việc sống còn để đạt được hiệu quả cao, đặc biệt khi triển khai các sản phẩm cho vay Online.

Fraud Score Vega Fintech

Hệ thống giải pháp Fraud Score vô cùng thông minh và linh hoạt của Vega Fintech

- Fraud Score do Công ty cổ phần đầu tư Vega Fintech phát triển là giải pháp hiệu quả khi kết hợp cùng giải pháp Credit Score. Hiện tại, Vega Fintech đang triển khai 2 giải pháp Fraud Score để phục vụ khách hàng.

- Early Fraud Warning – Tương tự như mô hình Credit Score, mô hình này sử dụng dữ liệu hành vi viễn thông của khách hàng. Thông tin nhãn khoản vay GOOD, BAD, Vega Fintech sử dụng 2 định nghĩa: FPD 30 First Payment Default 30 Days) và DPD 30 + 4MoB (Ever DPD30 trong 4 tháng trên sổ - Month on Book)

SIM Owner Channing – giải pháp giúp các tổ chức tài chính phòng chống hiệu quả với các nhóm hội thực hiện việc mua bán hoặc cho thuê SIM. Tương tự như Credit Score, Vega Fintech cũng cung cấp dịch vụ giám sát và gửi Alert thông báo cho tổ chức tài chính để từ đó quản trị rủi ro khách hàng tốt hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giải pháp Fraud Score - Đánh giá khả năng gian lận của khách hàng. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!