Private cloud là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình private cloud

17/02/2023

Private cloud là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình private cloud

Nội dung

Private Cloud là mô hình điện toán đám mây được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi hiện nay. Private Cloud kết hợp nhiều ưu điểm của điện toán đám mây. Vậy chính xác Private Cloud là gì và vì sao vẫn còn lạ lẫm tại Việt Nam? Hãy cùng Vega Fintech tìm hiểu!

1. Private cloud là gì?

Private cloud là các dịch vụ được cung cấp qua Internet hoặc mạng nội bộ riêng với người dùng trong hệ thống mà không công khai. Mô hình này cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như các đặc tính self-service, khả năng mở rộng linh hoạt, kiểm soát và hỗ trợ tùy chỉnh từ tài nguyên chuyên dụng trên cơ sở hạ tầng được lưu trữ tại chỗ. Ngoài ra, mức độ bảo mật và riêng tư cao hơn nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ, đảm bảo dữ liệu nhạy cảm và các hoạt động của công ty an toàn.

Điểm trừ của Private cloud là bộ phận CNTT sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí và quản lý đám mây riêng.

Private cloud là gì?

Mô hình điện toán đam mây Private cloud

2. Cấu tạo của private cloud

Hiện nay, Private Cloud được xây dựng theo dạng kiến trúc:

Ảo hóa: Kiến trúc này giúp trừu tượng hóa các tài nguyên CNTT từ phần cứng, có thể gộp chung vào các nhóm tài nguyên vô hạn về dung lượng, lưu trữ, bộ nhớ, kết nối mạng. Sau đó, còn có thể phân phối giữa máy ảo, các vùng chứa.

Phần mềm quản lý: Cung cấp quyền kiểm soát cho quản trị viên với ứng dụng chạy trên phần mềm đó. Bên cạnh đó còn cho phép tối ưu hóa tính bảo mật và có thể sử dụng tài nguyên trong môi trường đám mây nội bộ.

Automation: Kiến trúc Automation này là tự động hóa tăng tốc các tác vụ như tích hợp, cung cấp. Từ đó giúp giảm bớt sự can thiệp của con người, không phải thực hiện thủ công.

3. Mô hình hoạt động của private cloud

Iaas – Infrastructure as a service: Mô hình này được áp dụng là mô hình cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), cho phép các công ty sử dụng các tài nguyên cơ sở hạ tầng như một dịch vụ. Cung cấp máy chủ và kho lưu trữ ảo cho phép người dùng tải công việc lên máy ảo (VM).

Người dùng được cung cấp các dung lượng lưu trữ và có thể truy cập cấu hình máy ảo (VM) và bộ nhớ theo ý muốn.

PaaS – Platform as a service: Mô hình này như một dịch vụ (PaaS) cho phép các cung cấp mọi thứ từ các ứng dụng đám mây cho đến các ứng dụng doanh nghiệp. PaaS được sử dụng để phát triển các phần mềm.

Mô hình hoạt động của private cloud

Cách thức hoạt động của Private Cloud

4. Ưu và nhược điểm của private cloud

Ưu điểm của Private cloud

Hiệu suất hoạt động cao: Do không phải chia sẻ tài nguyên với khách hàng, nên 100% tài nguyên của hệ thống đều được tập trung xử lý cho công việc của tổ chức, vì vậy Private Cloud có mức độ ổn định cao và hiệu năng tốt. Ngoài ra còn hạn chế bớt rủi ro về các vấn đề bảo mật trên internet.

Bảo mật & An toàn dữ liệu: Private Cloud đảm bảo tính vẹn toàn dữ liệu phụ thuộc vào chính sách bảo mật do tổ chức của bạn đặt ra. Toàn bộ dữ liệu của tổ chức sẽ đảm bảo tính riêng tư, muốn lấy dữ liệu trên hệ thống cần được cấp phép truy cập từ đơn vị quản lý hệ thống.

Linh hoạt & Ổn định hơn: Private Cloud mang đến nhiều quyền kiểm soát hơn so với Public Cloud. Người dùng có thể toàn quyền quyết định như chủ động mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên khi cần để tiết kiệm chi phí. Có thể tùy ý cài đặt các phần mềm & ứng dụng phục vụ cho đặc thù công việc mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.

Hệ thống Private Cloud hoạt động ổn định hơn do được xây dựng trên cụm máy chủ vật lý riêng nên độc lập về mặt cơ sở hạ tầng, hạn chế tối đa các tác động hoặc ảnh hưởng không mong muốn từ người sử dụng khác.

Ưu và nhược điểm của private cloud

Những lợi ích mà công nghệ Private Cloud mang lại

Nhược điểm của Private Cloud

Chi phí đầu tư cao: là rào cản khi triển khai một dự án Private Cloud. Mô hình này đòi hỏi ngân sách đầu tư đáng kể cho phần cứng, phần mềm và nhân sự. Thế nên mô hình Private Cloud không phải là lựa chọn của các công ty nhỏ.

Khả năng mở rộng hệ thống: Với tính chất là để phục vụ nhu cầu nội bộ của riêng doanh nghiệp nên các thiết kế hệ thống, thiết bị phần cứng ban đầu ở mức độ chịu tải cơ bản đủ cơ bản, ngoài ra hệ thống được xây dựng và hoạt động ở phạm vi hạn chế nên khả năng mở rộng hạ tầng đối hệ thống Private Cloud sẽ hạn chế.

Chuyên môn nhân sự hệ thống: Tuyển dụng và xây dựng bộ phận vận hành kỹ thuật có chuyên môn về Private Cloud sẽ khiến doanh nghiệp gặp thách thức khi số lượng nhân sự đáp ứng được yêu cầu này trên thị trường còn hạn chế. Ngoài vị trí nắm giữ hệ thống này khá quan trọng có trách nhiệm đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu nên chế độ lương thưởng khá cao so với mặt bằng chung.

Bảo trì & nâng cấp hệ thống: Xây dựng hệ thống Private Cloud không chỉ cần đầu tư phần cứng ban đầu mà còn yêu cầu bảo trì phần cứng theo lịch định kỳ, việc này có thể sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và gặp rủi ro trong quá trình nâng cấp hệ thống.

5. Private cloud phù hợp với mô hình doanh nghiệp nào

Private Cloud là một mô hình cần nhiều thời gian, chi phí và tài nguyên để xây dựng, quản lý. Nhưng sử dụng mô hình này người dùng sẽ nhận được những ưu điểm như là tính linh hoạt, khả năng tùy chỉnh cao, hiệu suất lớn.

Thế nên, Private Cloud phù hợp cho doanh nghiệp cấp cao có nhu cầu về dung lượng lưu trữ lớn có thể mở rộng và yêu cầu mức độ an toàn cao cũng như có khả năng chi trả một chi phí khủng.

Private cloud phù hợp với mô hình doanh nghiệp nào

Những trường hợp nên áp dụng công nghệ Private Cloud

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ về Private Cloud, các lợi ích và hạn chế của hệ thống này. Vega Fintech là một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện như chấm điểm tín dụng, xác thực CCCD, nhận diện khuôn mặt… Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!