Với sự phát triển công nghệ số, việc trao đổi thông tin, dữ liệu ngày càng dễ dàng hơn, điều này cũng mang đến những nguy cơ từ việc xâm nhập, đánh cắp thông tin từ các tin tặc. Đó cũng là lý do mà các phương pháp mã hóa đã ra đời để khắc phục tình trạng trên. Vậy thực chất, mã hóa là gì? Các loại mã hóa nào thường được dùng phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu trong những thông tin dưới đây nhé!
Mã hóa được hiểu đơn giản là một phương pháp được sử dụng để biến đổi thông tin dưới dạng bình thường, dễ hiểu trở nên không thể hiểu nếu như không có các phương tiện để giải mã. Nó là cách xáo trộn dữ liệu lộn xộn để chỉ có 2 bên trao đổi thông tin mới có thể nắm bắt và giải mã.
Việc mã hoá thông tin hiện nay đang là vấn đề được coi trọng nhằm bảo mật thông tin và dữ liệu
Về kỹ thuật, nó là quá trình chuyển đổi cấu trúc từ văn bản đơn thuần nhưng không thể hiểu được nội dung của nó là gì. Cấu trúc này được hiểu là bản mã. Lúc này các thông tin ban đầu sẽ chuyển sang dạng ngôn ngữ khác khác với văn bản ban đầu.
Xem thêm: Mã hoá thông tin thành dữ liệu là quá trình gì? Cách thức diễn ra?
Mã hóa sẽ đảm bảo các vai trò sau:
Mã hóa được thực hiện để đảm bảo rằng không có ai có thể đọc thông tin hoặc dữ liệu ngoại trừ người nhận hoặc chủ sở hữu của khối dữ liệu đó. Nó đảm bảo tính riêng tư, bí mật một cách cao nhất.
Mã hóa giúp tránh các vi phạm dữ liệu trong trường hợp các thiết bị chứa dữ liệu của tổ chức, cá nhân bị đánh cắp hoặc việc trao đổi các thông tin nhạy cảm, bảo mật cũng không bị rò rỉ.
Mã hóa khóa công khai, và sẽ thiết lập rằng máy chủ gốc trang web có sở hữu khóa riêng và được cấp chứng chỉ SSL.
Vì những lý do trên mà nhiều quy định sẽ yêu cầu các đơn vị xử lý dữ liệu của người dùng phải giữ dữ liệu được mã hóa.
Vai trò quan trọng của quá trình mã hoá thông tin
Mã hóa cổ điển được xem là một loại mã hóa phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó là cách mã hóa có phần đơn giản nhất và tồn tại lâu nhất trong lịch sử mã hóa của thế giới. Ưu điểm của nó là tính đơn giản và không cần sử dụng đến khóa bảo mật. Người gửi và người nhận chỉ cần cùng biết về thuật toán của mã hóa cổ điển trong tài liệu thì sẽ đọc hiểu được nội dung trong đó.
Tuy nhiên nó cũng có hạn chế là tính không an toàn. Chỉ cần một người thứ ba biết được thuật toán mã hóa thì dữ liệu mã hóa sẽ không được bảo mật nữa. Nó cũng dễ dàng bị rò rỉ thông tin và những người chuyên nghiệp sẽ dễ dàng giải mã thuật toán và đánh cắp dữ liệu.
Việc mã hoá cổ điển có nhiều rủi ro và ngày càng không còn phù hợp với thời đại số phát triển như hiện nay
Loại mã hóa này được dùng để mã hóa những thứ không cần dịch lại phần nguyên bản gốc ban đầu để tạo thành chuỗi dữ liệu. Chúng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu mà không lưu mật khẩu nên tính bảo mật cao.
Khi đăng nhập, mật khẩu sẽ được chuyển thành ký tự. Sau đó hệ thống sẽ đối chiếu các ký tự này với mật khẩu trong CSDL. Nếu trùng khớp thì sẽ tiến hành đăng nhập còn nếu không sẽ tiến hành báo lỗi. Đặc điểm của loại mã hóa này là trong cùng 1 điều kiện với dữ liệu đầu vào giống nhau thì kết quả sau chuyển đổi sẽ như nhau.
Mã hóa đối xứng là một loại sơ đồ được mã hóa đặc biệt, trong đó khóa sẽ vừa dùng mã hóa vừa giải mã tệp tin. Mục đích của nó trước đây là mang đến một cách liên lạc bí mật giữa nhà nước với quân đội. Nhưng ngày nay nó đã được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính để giúp tăng cường bảo mật dữ liệu.
Ưu điểm của loại nó chính là: tính bảo mật cao, nhanh chóng, có thể nhân rộng cấp độ khi bảo mật, ít phức tạp, khó phá vỡ.
Phương thức mã hoá đối xứng đang được nhiều người quan tâm
Mã hóa bất đối xứng được sử dụng cặp khóa mã hóa. Nghĩa là sử dụng khóa chung và riêng để mã hóa và giải mã.
Khóa riêng được dùng để giải mã có tính chất bí mật với người nhận thông tin. Tất cả các thứ được mã hóa bằng khóa chung đều được giải mã với thuật toán hay khóa riêng tương ứng.
Mã hóa bất đối xứng có đặc điểm là khá chậm bởi bản chất phức tạp và việc tính toán cao. Chính vì thế, nó được dùng để trao đổi chìa khóa an toàn thay vì truyền thông tin với số lượng lớn.
Những ứng dụng thực tế của việc mã hoá thông tin
Mã hóa có những ứng dụng như sau:
- Mã hoá giúp bảo vệ cho các thông tin của doanh nghiệp tuyệt đối. Điều này sẽ hạn chế được việc dữ liệu bị xâm nhập và đánh cắp bởi các tin tặc.
- Các dữ liệu (tập tin, hình ảnh, CSDL) trong máy đều được mã hóa an toàn.
- Có một số các bộ nhớ USB cũng cho phép mã hoá các thông tin thông qua mật khẩu.
- Có thể sử dụng mã hoá TLS đối với HTTPs để mã hoá trong quá trình máy chủ và trình duyệt trao đổi.
Hy vọng với bài viết này, Vega Fintech đã cung cấp cho bạn được những thông tin về mã hóa, các loại mã hóa và ứng dụng của chúng. Từ đó hạn chế được những rủi ro mà các tin tặc muốn tìm thông tin với ý đồ xấu.
Tìm hiểu thêm: Trình tự quy trình xử lý thông tin nhanh chóng, xác xác