Ngày nay, khi sử dụng thẻ tín dụng ít ai để ý đến yếu tố vô cùng quan trọng là lãi thẻ tín dụng. Bạn sẽ bị phải chịu khoản phí kha khá khi chi tiêu “quá tay”, không đảm bảo khả năng chi trả theo quy định. Vì vậy, để dùng thẻ hợp lý, chủ thẻ nên hiểu rõ lãi suất thẻ tín dụng. Hiểu rõ về cách tính lãi suất và phí phạt sẽ giúp hạn chế những khoản phí “từ trên trời rơi xuống” đấy nhé.
Tìm hiểu về khoản lãi suất thẻ tín dụng
Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ phải trả cho ngân hàng khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc thanh toán không đúng hạn toàn bộ dư nợ của kỳ sao kê trước. Lãi suất phụ thuộc vào quy định của ngân hàng với từng sản phẩm thẻ tín dụng tại từng thời kỳ.
Mức lãi suất của thẻ tín dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: quy định của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ, tình trạng tín dụng của người sử dụng thẻ, loại thẻ và quốc gia mà thẻ được phát hành. Lãi suất thẻ tín dụng thường được thông báo cho người sử dụng trước khi họ sử dụng thẻ và có thể được điều chỉnh theo thời gian.
Tìm hiểu thêm: Rút tiền mặt thẻ tín dụng: Có nên hay không?
Trường hợp phát sinh lãi suất tín dụng
Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh trong một số trường hợp như sau:
- Không trả số tiền dư nợ tối thiểu đúng hạn: Nếu không thực hiện chi trả số tiền chi tiêu ở mức tối thiểu thì bị tính phí trả chậm, phí này khoảng 4 - 6% dư nợ.
- Không thanh toán toàn bộ nợ trong thời gian miễn lãi: Bạn bị tính lãi trên tổng số tiền đã dùng với mức lãi suất cao, dao động trên 20%. Lãi suất thường được tính hàng tháng và thường áp dụng cho số tiền chưa thanh toán tính từ ngày giao dịch đến ngày thanh toán cuối cùng.
- Lãi suất thẻ tín dụng còn xảy ra khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt hay quy đổi ngoại tệ. Với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường sẽ bị áp dụng lãi suất cao hơn so với giao dịch mua sắm và tính từ ngày rút tiền đến ngày khách hàng thanh toán cuối cùng.
Xác định thời gian không mất lãi suất tín dụng
Thời gian miễn lãi suất thẻ tín dụng thông thường là 45 ngày. Thời gian được tính bắt đầu từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, cộng với 15 ngày ân hạn. Điều này tương tự với thẻ có thời hạn 55 ngày, lúc này thời gian ân hạn là 25 ngày thay vì 15 ngày như thông thường.
Thời gian miễn lãi suất thẻ tín dụng tối đa 45 ngày = Thời gian chốt sao kê tối đa 30 ngày + Thời gian ân hạn 15 ngày
Các loại lãi suất tín dụng cơ bản hiện nay
Lãi suất chung: Thẻ tín dụng bản chất là vay trước trả sau. Do vậy, mức lãi suất chung tính như các khoản vay thông thường. Mức lãi dao động từ 11% đến 17% tùy ngân hàng và loại thẻ tín dụng.
Lãi suất rút tiền mặt: Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng từ cây ATM/máy POS khiến bạn mất thêm phí từ 3% đến 5% trên giá trị giao dịch.
Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ: là phí phát sinh khi dùng thẻ tín dụng để giao dịch tại nước khác. Mức phí dao động 2% đến 4% tên tổng số tiền giao dịch, tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.
Cách tính lãi suất tín dụng nhanh chóng và chính xác
Khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại ATM/máy POS, sẽ bị mất thêm phí rút tiền mặt. Phí được tính khi giao dịch rút tiền kết thúc.
Ví dụ: Ngày 1/7, bạn rút tiền tại máy ATM là 5 triệu và chu kỳ thanh toán là từ 1/7 đến ngày 15/8 với lãi suất chung là 20% và phí rút tiền mặt là 3%. Nhưng tới 20/8 mới thanh toán 5 triệu thì các khoản phí phải trả là:
Phí rút tiền mặt sẽ bằng: 5.000.000 x 3% = 150.000 VNĐ
Lãi suất từ 1/7 đến ngày 20/8 là: 5.000.000 x 20% /365 x 50 ngày = 137.000 VNĐ.
Tổng phí phải trả khi rút 5 triệu tiền mặt là: 150.000 + 137.000 = 287.000 VNĐ.
Khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng, có 2 trường hợp tính lãi xảy ra.
Nếu đến hạn, người dùng thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư trên sao kê ngân hàng sẽ không thu lãi giao dịch trong kỳ sao kê đó.
Ví dụ: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là 15/7, lãi áp dụng 20%/ năm. Bạn hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ trước hạn 15/7 sẽ không bị mất bất kỳ khoản phí nào.
Khi tới hạn thanh toán, đã trả nợ ít nhất bằng khoản tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi với mọi giao dịch trong kỳ sao kê. Phần nợ còn lại (bao gồm gốc, lãi, phạt, phí) chưa thanh toán tiếp tục bị tính lãi trên sao kê của kỳ tiếp.
Ví dụ: Sử dụng thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi trong 45 ngày và chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán là 15/7, lãi suất 20%/ năm. Số dư nợ cần thanh toán tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Trong tháng 6 bạn sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu:
Ngày 8/6 mua hàng tại Big C 5 triệu. Dư nợ 1 là 5 triệu.
Ngày 16/6 chi trả thanh toán hóa đơn 1 triệu. Dư nợ 2 là 6 triệu.
Ngày 30/6 trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 là 3 triệu.
Trong trường hợp này, bạn thanh toán đủ dư nợ tối thiểu và còn nợ 3 triệu thì lãi sẽ bị tính:
Dư nợ 1 từ 8/6 đến 14/6: Tiền lãi = 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VNĐ.
Dư nợ 2 từ 15/6 đến 29/6: Tiền lãi = 6.000.000 x 20%/365 x 15 ngày = 49.316 VNĐ.
Dư nợ 3 từ 1/7 đến 15/7: Tiền lãi = 3 triệu x 20%/365 x 15 ngày = 24.658 VNĐ.
Tổng lãi cần phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 19.179 + 49.316 + 24.658 = 93.153 VNĐ. Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn bị tính lãi cho tới thời điểm thanh toán đủ nợ cho ngân hàng.
Cách hạn chế lãi suất tín dụng mà ai cũng nên biết
Bị tính lãi suất cao trong khi dùng thẻ tín dụng là điều không ai muốn. Để tránh tình trạng này, nên áp dụng một số bí quyết sau:
Chọn lãi suất quá hạn phù hợp: Khi mở thẻ, cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn ngân hàng có quy định mức lãi suất quá hạn ưu đãi, trong khả năng chi trả của bạn.
Thanh toán nợ đúng hạn: Sẽ giúp bạn không bị mất thêm phí trả chậm và lãi cho các khoản chi tiêu.
Suy nghĩ kỹ lưỡng khi dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt: Khi thật sự cần thiết mới nên rút tiền bằng thẻ tín dụng, vì sử dụng tính năng này sẽ bị mất thêm phí rút tiền.
Chia nhỏ nợ để trả: Ngân hàng tính lãi dựa vào số dư nợ giảm dần nên hãy chia nhỏ số tiền và cố gắng trả sớm để giảm lãi.
Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính và đảm bảo khả năng chi trả khi đến hạn.
Lãi suất tín dụng của các ngân hàng lớn tại thị trường Việt Nam
Tùy thuộc vào từng ngân hàng, hạn mức thẻ, lãi suất thẻ tín dụng thường dao động từ 20%/năm trở lên. Tuy nhiên, để biết ngân hàng nào phát hành thẻ tín dụng lãi suất thấp nhất hãy xem bảng lãi suất sau đây:
Ngân hàng |
Mức lãi suất/tháng (%) |
HSBC |
2.31% – 2.6% |
Citibank |
2.15% – 2.5% |
ACB |
2.06% – 2.15% |
Sacombank |
1.6% – 2.15% |
Shinhan Bank |
2.16% |
Standard Chartered |
2.15% |
Eximbank |
1.9% – 2.0% |
OCB, PVcombank |
1.83% |
Nam Á Bank |
1.25% – 1.75% |
LienVietPostBank |
1.5% – 1.67% |
BIDV |
1.25% – 1.5% |
SHB, Vietinbank |
1.50% |
ACB |
1% (nếu thỏa mãn điều kiện sử dụng |
Thông qua bài viết trên thì bạn sẽ thấy lãi suất của thẻ tín dụng sẽ không còn là nỗi lo nếu biết cách chi tiêu thông minh và hợp lý. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, tận dụng tối ưu lợi ích từ thẻ tín dụng nhé. Vega Fintech mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến là hữu ích.
Tìm hiểu bài viết liên quan: Cách làm thẻ tín dụng và điều kiện mở thẻ tín dụng mới nhất 2023