GINI là gì? Vai trò và công thức tính hệ số GINI nhanh chóng

27/09/2023

GINI là gì? Vai trò và công thức tính hệ số GINI nhanh chóng

Nội dung

Hệ số GINI được xem là một công cụ dùng để đánh giá về mức độ chênh lệch của nền kinh tế xã hội. Nó còn được gọi là thước đo bất bình đẳng. Vậy về bản chất hệ số này là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Công thức tính như thế nào và vai trò của nó ra sao trong xã hội hiện đại? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

1. GINI là gì?

GINI là gì?

Những thông tin cơ bản của hệ số GINI

Hệ số Gini còn có tên gọi khác là hệ số Lorenz, tiếng Anh gọi là: Gini coefficient. Hệ số này mang tên nhà khoa học C. Gini người Italia. Đây được xem là thước đo bất bình đẳng được dùng phổ biến nhất.

Hệ số Gini được hiểu đơn giản là một chỉ số được dùng để đo lường về mức độ bất bình đẳng trong việc phân phối thu nhập; tài sản của một nhóm dân số hoặc một quốc gia. Đây là một phương pháp định lượng được sử dụng để xác định về mức độ chênh lệch trong một tập hợp từ một quan điểm thu nhập hay phân bố tài sản.

Hệ số Gini được thể hiện bằng một giá trị từ 0 đến 1. 0 đại diện cho sự bình đẳng khi tất cả mọi người đều nhận được cùng một giá trị tài sản; 1 đại diện cho sự bất bình đẳng khi một người hoặc một nhóm sở hữu toàn bộ tài sản hoặc thu nhập.

Hệ số Gini được tính toán bằng phương pháp vẽ đường biểu đồ Lorenz. Biểu đồ này mô tả phân phối về tích lũy của thu nhập hay tài sản trên đồ thị. Sau đó sẽ tính diện tích bên dưới đường Lorenz so sánh với diện tích bên trong tam giác bình đẳng. Giá trị hệ số Gini chính là tỷ lệ của diện tích trong tam giác so với diện tích dưới đường Lorenz.

2. Ý nghĩa của hệ số GINI

Hệ số Gini được xem là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ chênh lệch kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia và kết quả này sẽ giúp các nhà quản lý cũng như chính phủ đưa ra được các chính sách hợp lý, điều chỉnh các chính sách để nhằm giảm bớt bất bình đẳng và đảm bảo việc phân phối tài sản; thu nhập được công bằng hơn.

Ý nghĩa của hệ số GINI

Ý nghĩa của chỉ số Gini và những ảnh hưởng

Căn cứ vào hệ số Gini này, người ta sẽ chia quốc gia thành ba nhóm có bất bình đẳng thu nhập:

Hệ số Gini < 0,4 thì quốc gia đó có mức bất bình đẳng thấp;

Hệ số Gini từ 0,4 -> 0,5 thì quốc gia đó có mức độ bất bình đẳng trung bình;

Hệ số Gini > 0,5 thì quốc gia đó có mức độ bất bình đẳng cao.

Trên thế giới hiện nay, nhóm các quốc gia có tình trạng bất bình đẳng thấp tập trung ở khu vực Đông Nam Á, Đông u, Trung Á và các nước thuộc tổ chức OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).

Các nước có hệ số bất bình đẳng ở mức cao tập trung ở các nước châu Mỹ Latinh và châu Phi.

Mức bất bình đẳng trong thu nhập trung bình ở Đông Á.

3. Vai trò của hệ số GINI

Vai trò của hệ số GINI

Vai trò của Gini trong thực tế và những dự án

Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm đối tượng trong một quốc gia, vùng, khu vực được thể hiện rõ thông qua hệ số Gini

Hệ số Gini đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối kinh tế xã hội. Nó là một trong những công cụ được sử dụng trong việc phân tích kinh tế và xã hội. Thông qua hệ số Gini, chúng ta có thể tìm được chính xác mức độ tập trung kinh tế vào một nhóm nhỏ trong xã hội để so với nhóm lớn hơn nhằm xác định và đo lường bất bình đẳng trong xã hội.

Một trong những tính ứng dụng của hệ số Gini là được dùng để phân tích về sự phân bố kinh tế và xã hội của một khu vực, một quốc gia. Hệ số Gini sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ cấu kinh tế và xã hội của một nước, sự phân bố thu nhập, tài sản giữa các tầng lớp xã hội hay những vùng địa lý khác nhau.

Hệ số GINI cũng cho phép chúng ta nhìn rõ hơn về độ bất bình đẳng của từng khu vực, quốc gia và những vấn đề cần giải quyết để cải thiện chất lượng của cuộc sống con người.

Ảnh 4: https://imgur.com/Ir8IJga

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách được nhà nước ban hành

Một trong những vai trò cũng không kém phần quan trọng của hệ số Gini là định hướng cho chính sách công. Hệ số Gini cao sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn và chính phủ cần thay đổi và áp dụng các chính sách để hạn chế sự chênh lệch, cải thiện về điều kiện sống của người dân, đồng thời tăng cường các chính sách tiếp cận các dịch vụ cho nhóm dân số khó khăn. Chính phủ hỗ trợ thêm cho các hộ nghèo, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và y tế, hỗ trợ việc làm và các cơ hội kinh doanh giúp giảm chênh lệch và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Hệ số Gini cũng góp phần không nhỏ trong việc giám sát tiến bộ. Bằng cách tính toán Gini theo thời gian thì chúng ta có thể theo dõi được các thay đổi tích cực trong việc giảm bất bình đẳng qua từng giai đoạn phát triển. Nếu hệ số này giảm thì nó sẽ thể hiện rằng các chính sách và biện pháp được đưa ra đã giảm đi sự chênh lệch đáng kể, cải thiện sự phân phối tài sản trong xã hội.

Thông qua việc so sánh hệ số này, những người quan tâm có thể nắm được rõ hơn về bản chất của nền kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Đồng thời dựa vào đó để tìm thấy các mô hình thành công trong việc giảm bất bình đẳng và áp dụng.

Nói tóm lại, hệ số GINI là một công cụ phân tích, đo lường về bất bình đẳng mà qua đó sẽ giúp định hướng cho chính sách công để giảm bớt sự chênh lệch cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. Công thức tính hệ số GINI

Hệ số Gini (G) sẽ được tính dựa trên đường cong Lorenz. Đường cong này được tạo bởi 2 yếu tố:

Tỷ lệ thu nhập của dân cư đã cộng dồn

Tỷ lệ dân số cộng dồn.

Hệ số là giá trị của A (được tạo bởi đường thẳng 45o từ gốc tọa độ và đường cong Lorenz) chia cho tổng diện tích A+B (diện tích tam giác vuông được tính nằm dưới đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).

Công thức tính:

G= A/ (A+ B)

Vì A+B = 0,5 (do đường bình đẳng tuyệt đối sẽ hợp với trục hoành một góc 45°), nên hệ số Gini: G = A/(0,5) = 2A = 1-2B.

Nếu đường cong Lorenz biểu diễn bằng hàm số Y=L(X) thì khi đó giá trị của B là hàm tích phân:

công thức tính

5. Ưu và nhược điểm của GINI

Hệ số gini có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của đường Lorenz vì đã lượng hóa được mức độ về sự bất bình đẳng trong việc phân phối thu nhập. Nó cho phép so sánh về mức độ bất bình đẳng trong thu nhập giữa các vùng, khu vực, quốc gia.

Ưu và nhược điểm của GINI

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng Gini

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như: diện tích A có thể như nhau nhưng tốc độ phân bố nhóm cư dân có mức thu nhập khác nhau là không tương ứng, do đó hình dạng của đường Lorenz sẽ là khác nhau.

Đặc biệt là khi các đường Lorenz giao nhau thì sẽ làm cho hệ số Gini trở thành một thước đo thiếu nhất quán; Hệ số này cũng không cho phép phân tách theo các phân nhóm rồi mới tổng hợp mà tính tổng chung luôn vào hệ số tổng của quốc gia.

6. Mối quan hệ của GINI và tín dụng hiện nay

Mối quan hệ của GINI và tín dụng hiện nay

Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng tới thị trường tín dụng

Hệ số Gini thường được dùng để biểu thị cho mức độ bất bình đẳng trong việc phân phối thu nhập giữa từng tầng lớp cư dân. Nó cũng được dùng để thể hiện về mức độ chênh lệch giàu nghèo, khi sử dụng trong trường hợp này thì các điều kiện phải thỏa mãn là không có cá nhân nào có thu nhập ròng âm.

Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm.

Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường về sự sai biệt trong hệ thống xếp loại của lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng. Nó mang tính ứng dụng cao và được các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính quan tâm để có thể bổ trợ cho nền tảng quản lý rủi ro tín dụng của mình thêm hiệu quả.

Đồng thời thông qua các chương trình chính sách của chính phủ sẽ triển khai tín dụng ưu đãi cho các vùng có kinh tế khó khăn để phát triển kinh tế, sản xuất.

Với những thông tin về hệ số Gini, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích, cập nhật thêm nền tảng thông tin về kinh tế để ứng dụng vào các kế hoạch tài chính của mình.

Cập nhật thêm các thông tin mới về công nghệ - tài chính – kinh tế mới nhất tại Vegafintech.vn bạn nhé!