Rủi ro tín dụng là gì? Những nguyên nhân khiến cá nhân và doanh nghiệp rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng? Những hậu quả mà rủi ro tín dụng mang lại. Hôm nay hãy cùng Vega Fintech tìm hiểu rõ hơn về các rủi ro trong tín dụng nhé!
Rủi ro tín dụng hay còn gọi là Credit risk, đó là những rủi ro mà khách hàng vay vốn không là đúng những quy định và thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Phổ biến nhất trong trường hợp này là trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả khoản vay, khi đó ngân hàng hay đơn vị tín dụng không thu hồi được số vốn cho vay.
Rủi ro tín dụng mang đến hậu quả khó lượng cho ngân hàng
Trong trường này, ngân hàng bị tổn thất khi không thu hồi được số vốn và lãi suất cho vay đúng thời hạn. Nếu tình trạng rủi ro tài chính này thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế chung của đất nước.
Rủi ro tài chính có thể xảy ra ở nhiều hoạt động tài chính như vay trả góp, vay bảo lãnh, vay cam kết hay trên thị trường chứng khoán.
Rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. Trong đó, rủi ro danh mục được chia làm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại là những rủi ro phát sinh từ các yếu tố mang tính riêng biệt của các chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế cụ thể. Đối với những rủi ro tập trung là mức nợ cho vay được dồn vào một khách hàng, ngành kinh tế hay một số loại cho vay thuộc khu vực địa lý nhất định.
Phân loại rủi ro tín dụng cơ bản
Rủi ro giao dịch sẽ bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn là những rủi ro liên quan tới việc thẩm định và phân tích hồ sơ tín dụng. Rủi ro đảm bảo xuất phát từ những tiêu chuẩn đã được đảm bảo và thỏa thuận từ trước. Rủi ro nghiệp vụ là những rủi ro có liên quan tới việc quản trị các hoạt động cho vay.
Tùy từng loại rủi ro mà có những ảnh hưởng khác nhau tới đơn vị tín dụng, ngân hàng hay nền kinh tế chung.
Đơn vị thiệt hại đầu tiên phải kể đến là ngân hàng, do ngân hàng mất đi khả năng nhận lại vốn và mức lãi suất theo thỏa thuận đã thống nhất, tổn thất này tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng sau đó là ảnh hưởng tới nguồn vốn tự có.
Bên cạnh đó, nguồn vốn cho vay của ngân hàng thường xuất phát từ nguồn vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, vì vậy là nợ xấu quá nhiều thì ngân hàng cần phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho khách hàng gửi tiền. Nếu trường hợp nợ xấu kéo dài và ngân hàng không còn đủ khả năng chi trả cho khách hàng gửi tiền thì sẽ dẫn đến phá sản, điều này ảnh hưởng vô cùng xấu tới tình hình kinh tế chung, bởi ngân hàng là trụ cột của nền kinh đất nước, ngân hàng phá sản cũng là điềm báo lớn cho sự suy thoái kinh tế sắp diễn ra.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
Tổn thất của ngân hàng đánh mạnh vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội. Những rủi ro mà ngân hàng gặp phải sẽ làm gia tăng trở ngại về tài chính xã hội. Nếu có những thất thoát trong hoạt động tín dụng mà không được xử lý kịp thời thì có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
Rủi ro tín dụng sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên sẽ có những nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp và lớn mạnh nhất.
Ngân hàng là đơn vị chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, những tác động từ yếu tố kinh tế chung cũng có thể tác động mạnh mẽ lên ngân hàng. Những rủi ro tín dụng cũng bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội… chung.
Rủi ro tài chính do bị ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài, tuy nhiên chính những yếu tố bên trong cũng là tác nhân gây ra những rủi ro tài chính. Việc không xét duyệt kỹ hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ tín dụng không chính xác là những nguyên nhân hàng đầu gây rủi ro tín dụng.
Những rủi ro trong việc xét duyệt hồ sơ tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro
Việc kiểm soát được khả năng thanh toán nợ của khách hàng là yếu tố khó khăn vì những thay đổi tài chính trong quá trình vay, tuy nhiên thông qua điểm tín dụng, lịch sử tín dụng cũng như hồ sơ khách hàng, ngân hàng cũng có thể đánh giá được khả năng thanh toán một cách khách quan, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Ngân hàng cũng nên điều chỉnh lại những phương án dự phòng rủi ro, vốn dự trữ.
Khách hàng có mục đích vay tín chấp, vay thế chấp và lựa chọn ngân hàng là địa điểm vay uy tín. Tuy nhiên mục đích sử dụng của mỗi người là khác nhau, vì vậy ngân hàng không thể kiểm soát được.
Có những người cố tình lừa đảo, không tiến hành thanh toán đúng cho ngân hàng, khách hàng không có khả năng thanh toán…. Những điều đó là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng, khiến hệ thống gặp vấn đề. Nguyên nhân rủi ro tín dụng do khách hàng có thể từ khách hàng cá nhân cũng có thể là khách hàng doanh nghiệp.
Những nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe, mất việc, mâu thuẫn gia đình, rủi ro về đạo đức, do công ty phá sản, công ty sử dụng vốn vay chưa hợp lý….
Ngân hàng không nên đổ hết vào ngân sách tín dụng mà hãy phân bổ một cách hiệu quả, tránh những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Đưa ra những chính sách như: chính sách khách hàng, quy mô, hạn mức tín dụng chặt chẽ. Xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng cá nhân, tạo sự thống nhất chung trong quy trình quản lý và hoạt động.
Hiện nay, các thủ tục vay tín dụng khá đơn giản, đó cũng nguyên nhân mà nhiều đối tượng có mục đích lừa đảo tận dụng. Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của hồ sơ tín dụng, đồng thời đánh giá đúng khả năng trả nợ và thanh toán lãi của khách hàng.
Đưa ra những quy định thẩm định đầu vào là cách hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng
Phải xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, từ đó làm cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và xét duyệt hồ sơ cho những vay tiếp theo.
Tìm hiểu thêm: https://vegafintech.vn/vi/diem-tin-dung-tot-tiep-can-von-nhanh
Việc áp dụng những phương pháp bảo đảm nhằm đảm bảo sự an toàn của tài sản, phòng ngừa những rủi ro cho ngân hàng, tạo nên cơ sở pháp lý uy tín cho ngân hàng
Trên đây là những thông tin cơ bản mà Vega Fintech muốn mang đến cho bạn về rủi ro tín dụng. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và những rủi ro mà ngân hàng hay đơn vị tín dụng có thể gặp phải khi cho vay tín dụng.