Đánh giá khả năng thanh toán nợ cá nhân, giải pháp nào tối ưu?

26/09/2023

Đánh giá khả năng thanh toán nợ cá nhân, giải pháp nào tối ưu?

Nội dung

Tỷ lệ khả năng trả nợ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân, cho phép đo lường được dòng tiền khả dụng của một công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ hiện tại. Tỷ số khả năng trả nợ cho các nhà đầu tư biết liệu công ty có đủ thu nhập để có thể trả các khoản nợ của mình hay không.

1. Khả năng thanh toán nợ là gì?

Tỷ lệ khả năng trả nợ của một doanh nghiệp là thuật ngữ dùng trong tài chính và thanh toán các khoản tiêu dùng nói chung. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được hiểu là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp hiện đang có để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc là nợ.

Khả năng thanh toán nợ là gì?

Tìm hiểu về khả năng thanh toán nợ cá nhân

Tỷ số khả năng trả nợ được tính là Thu nhập hoạt động ròng hàng năm / Tổng dịch vụ nợ

Một doanh nghiệp có tỷ lệ khả năng trả nợ cao, chứng tỏ doanh nghiệp đó có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ hay khoản vay của doanh nghiệp. Theo đó, năng lực tài chính lớn mạnh cho thấy khả năng thanh toán cao hơn. Được thể hiện là doanh nghiệp luôn luôn có đủ tài chính để bảo đảm thanh toán các khoản nợ (ngắn hạn hoặc là dài hạn), khoản vay tiêu dùng.

Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp các vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ trước đó, có thể dẫn đến việc phá sản.

2. Ý nghĩa và vai trò của việc xác định khả năng thanh toán nợ

Tỷ lệ khả năng trả nợ có thể phản ánh tình hình hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Đại lượng này không chỉ đặc trưng cho thời điểm nhất định mà còn là cơ sở để đánh giá các tình trạng hoạt động doanh nghiệp trong tương lai và thể hiện được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa và vai trò của việc xác định khả năng thanh toán nợ

Chức năng của hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ của cá nhân

Từ đó đưa ra các phương án hoạt động hay đầu tư, hợp tác hoặc cho vay thích hợp, tạo được thế chủ động cho doanh nghiệp,…

– Một doanh nghiệp có tài chính tốt được thể hiện thông qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Việc kinh doanh, hoạt động có hiệu quả mang lại khả năng thanh toán các khoản nợ. Năng lực tài chính cao cũng giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. Không những có đủ khả năng thanh toán nợ hay khoản vay mà còn có thể tham gia các hoạt động kinh doanh khác.

– Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó kém hiệu quả. Doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ hay đảm bảo được việc chi trả đúng hạn. Dễ dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra, các đánh giá về khả năng thanh toán còn là cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình của doanh nghiệp đó.

Đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Những đánh giá đó góp phần tạo cơ sở cho các giải pháp được đưa ra. Ý nghĩa này được đặt ra với các doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản vay thấp. Hoặc giúp các doanh nghiệp đang phát triển có thêm kinh nghiệm. Từ đó có thể đưa hoạt động doanh nghiệp phát triển hơn.

3. Giải pháp đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân hiệu quả

Ngoài việc trực tiếp tính tỷ lệ khả năng trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp thì việc thẩm định tín dụng cũng là một trong số giải pháp đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân hiệu quả.

Giải pháp đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân hiệu quả

Đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau

Thẩm định tín dụng hoạt động phân tích, đánh giá khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay nợ.

Trong thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, các cán bộ tín dụng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định và đưa đánh giá về các khách hàng trước khi cho vay. Một số tiêu chuẩn thường được các ngân hàng thương mại áp dụng trong các công tác thẩm định khách hàng cá nhân như tiêu chuẩn thẩm định tín dụng như 5C (character, capacity, capital, collateral, conditions) hay tiêu chuẩn là 5P (purpose, payment, protection, policy, pricing). Nhìn chung, các nội dung thẩm định tín dụng thường được các ngân hàng thương mại sử dụng như sau:

Thẩm định cơ sở pháp lý của khách hàng

Thẩm định cơ sở pháp lý là việc thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý của khách hàng để có thể làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng. Đây là một phần của công việc thẩm định giúp cán bộ tín dụng chọn lọc những khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết được những tranh chấp xảy ra trong quá trình vay vốn.

Thẩm định tư cách của khách hàng

Thẩm định tư cách của khách hàng là việc xem xét, đánh giá năng lực, trí tuệ hay uy tín và đạo đức của người đi vay. Đánh giá này của cán bộ tín dụng có thể chủ quan, nhưng trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đây là yếu tố quyết định liệu một khoản vay nhỏ của khách hàng có được phê duyệt hay không.

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng là việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó làm cơ sở ra quyết định cho vay. Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp và những nguồn thông tin khác, cán bộ tín dụng cũng sẽ đánh giá khả năng tài chính hiện tại như thế nào cũng như khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng.

Thẩm định phương án, mục đích vay vốn

Thẩm định phương án, mục đích vay vốn của khách hàng là quá trình phân tích, đánh giá mục đích sử dụng vốn của khách hàng là gì và mục đích đó có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam không và có khả thi hay không.

Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng

Thẩm định tài sản đảm bảo là công tác định giá, đánh giá tài sản được khách hàng dùng để bảo đảm khoản vay cho khách hàng. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi: giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản dùng làm bảo đảm được nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ); có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý phần tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.

Như vậy, để đánh giá khả năng thanh toán nợ cá nhân thì cần nhiều phương pháp khác nhau như tính toán đến tỷ lệ khả năng trả nợ và các yếu tố khác kèm theo. Xác định được khả năng thanh toán nợ cá nhân, thì các ngân hàng hay tổ chức tín dụng dễ dàng có thể cấp vốn và khoản vay cho khách hàng được nhanh chóng hơn. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!