Trong nền kinh tế hàng hóa, sự ra đời và phát triển của tín dụng là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu tín dụng là gì và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế hiện nay.
Hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn, là mối quan hệ sử dụng vốn giữa một bên là người cho vay, một bên là người đi vay, cam kết hoàn trả tiền hoặc hàng hóa đá vay kèm theo khoản lãi.
Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả. Người cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho người cần vay, người đi vay sẽ phải hoàn trả lại cả gốc và lãi theo đúng cam kết, thỏa thuận.
Tín dụng là mối quan hệ vay - trả giữa người có tiền nhàn rỗi và người cần vốn
Khái niệm tín dụng gắn liền với nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của tín dụng bắt nguồn từ việc luân chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lời đối với tiền tệ nhàn rỗi tạm thời. Một bên có nhu cầu về vốn nhưng chưa tích lũy kịp, một bên có tiền nhàn rỗi sẽ dẫn đến sự hình thành cung cầu tiền tệ giữa người vay và người cho vay, do đó tín dụng xuất hiện.
Do nhu cầu sử dụng vốn ngày càng lớn dẫn đến sự ra đời của các quỹ tín dụng, ngân hàng với nhiều sản phẩm tín dụng khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu như: phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, chi trả học tập, chi tiêu…
Hiện nay, có thể chia thành 3 nhóm tín dụng cơ bản là tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng cá nhân chỉ các khoản vay mượn phục vụ cho nhu cầu cá nhân như: Mua nhà, mua xe, du học, tiêu dùng, mua sắm…
Tín dụng doanh nghiệp chỉ các khoản vay của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh như vay để xoay vòng hoặc bổ sung vốn, vay mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vay thực hiện dự án…
Có 3 nhóm tín dụng lớn hướng đến cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng
Tín dụng ngân hàng chỉ mối quan hệ vay mượn giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chức khác, trong đó ngân hàng đóng vai trò là bên đi vay và cho vay, những cá nhân và doanh nghiệp gửi tiết kiệm sẽ là bên cho vay.
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống và hoạt động kinh doanh của cá nhân và các tổ chức.
Tầm quan trọng của tín dụng thể hiện ở những điểm sau:
Đối với những dự án quy mô lớn hàng chục tỷ, trăm tỷ thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực nếu không có sự hỗ trợ của tín dụng.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày càng cao, người dân có nhu cầu vay chi tiêu, mua hàng trả góp, vay phục vụ du học, kinh doanh nhỏ…
Hoạt động tín dụng cũng hình thành vốn lưu động, vốn cố định cho doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn tiền nhàn rỗi đến đúng đối tượng, giúp các dự án được hoàn thiện và vận hành trong thực tế cũng như tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.
Tín dụng cung cấp vốn cho cá nhân và doanh nghiệp
Đối với người dân, tín dụng vi mô hay những khoản cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng… cực kỳ quan trọng, là công cụ hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn tài chính, giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, hỗ trợ mua xe, xây dựng nhà cửa, kinh doanh nhỏ lẻ, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống.
Hạch toán là tính toán những khoản chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để kinh doanh thì phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng, trả nợ vay (cả gốc và lãi) đúng hạn.
Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi biện pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, tự vươn lên qua các hoạt động của mình.
Tín dụng khiến doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và hạch toán rõ ràng
Để quản lý đồng vốn đi vay một cách hiệu quả thì hạch toán kinh tế phải giám sát chặt chẽ sao cho vốn được sử dụng đúng mục đích, tối ưu lợi nhuận. Vì vậy, tín dụng thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện quá trình hạch toán của mình.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng ra đời có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Thông qua việc huy động tiền gửi tiết kiệm từ nguồn tiền nhàn rỗi của người dân, ngân hàng tập hợp lại thành nguồn vốn lớn, cho các doanh nghiệp vay để mua vật tư, nhà xưởng, thuê nhân công sản xuất, kinh doanh và thực hiện những dự án quy mô lớn.
Việc cung ứng vốn kịp thời của tín dụng ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất liền mạch, không bị gián đoạn, đồng thời doanh nghiệp có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học để thúc đẩy và mở rộng sản xuất.
Tín dụng giúp doanh nghiệp có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh
Có thể nói, nguồn tín dụng trung và dài hạn là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: lợi nhuận, an toàn, phát triển không ngừng… trong khi nguồn vốn trung – dài hạn của chính doanh nghiệp sở hữu không đủ đáp ứng.
Hoạt động của ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến tiền tệ. Nếu ngân hàng có nguồn vốn ổn định để đầu tư dài hạn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc đem cho vay ngắn hạn. Ngoài khoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung dài hạn còn là vũ khí cạnh tranh rất có hiệu quả giữa các ngân hàng với nhau.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại
Bên cạnh đó, để kinh tế của một quốc gia phát triển thì phải mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, do đó cần có lượng vốn lớn, dự trữ ngoại tệ lớn. Lúc này, tín dụng ngân hàng là phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế.
Việc tạo điều kiện thuận lợi về tài chính là công vụ cạnh tranh có hiệu quả bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, dịch vụ…
Mỗi ngành nghề sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, một trong những vai trò của tín dụng là hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động của những ngành nghề cần thiết cho xã hội. Thông thường những ngành này chịu tác động của quá trình tự nhiên hoặc đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ví dụ: Ngành nông nghiệp nước ta đang cần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa do đó cần nguồn tín dụng rất lớn để hỗ trợ bà con nông dân và những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
Tín dụng có vai trò hỗ trợ những ngành mũi nhọn hoặc đang kém phát triển
Ngành mũi nhọn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, có thế mạnh lâu dài, gắn liền với chiếc lược phát triển kinh tế, do vậy cần nguồn vốn lớn đầu tư vào để duy trì vị thế.
Tín dụng cá nhân giúp nâng cao đời sống người dân, có thể thấy rõ nét như những khoản vay trả góp mua xe, mua nhà, những khoản vay chi tiêu… đã mang lại lợi ích lớn thế nào đến người dân.
Tín dụng tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống người dân.
Qua những thông tin Vega Fintech tổng hợp ở trên, có thể thấy tín dụng đã mang lại rất nhiều lợi ích trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để tín dụng nói riêng và tài chính nói chung cùng phát triển, việc ứng dụng công nghệ Fintech là vô cùng quan trọng.