Để đảm bảo việc thực hiện thẩm định khách hàng được tiến hành một cách hiệu quả việc đảm bảo quá trình Customer Due Diligence cũng phải được chú tâm và thực hiện đầy đủ các bước. Vậy bản chất của CDD là gì? Việc ứng dụng CDD trong ngân hàng hiện nay được thực hiện ra sao? Hãy cùng Vega Fintech tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Customer Due Diligence (CDD) – đánh giá khách hàng là một quy trình thẩm định cơ bản, các dữ liệu của khách hàng sẽ được thu thập và sử dụng để đánh giá về mức độ rủi ro
Customer due diligence (CDD) được hiểu là một quy trình thẩm định khách hàng được các tổ chức tài chính sử dụng để thu thập, đánh giá thông tin liên quan về khách hàng để kiểm tra xem họ có đúng như những gì họ đã nói.
Có các cấp độ thẩm định của khách hàng, đó là: tiêu chuẩn, đơn giản hóa và nâng cao.
Thẩm định tiêu chuẩn
Điều này liên quan đến việc xác định và đảm bảo đánh giá khách hàng đó dựa trên một nguồn thông tin độc lập và đáng tin cậy.
Thẩm định đơn giản hóa
Điều này được áp dụng để đánh giá về các vấn đề rủi ro không đáng kể. Yêu cầu duy nhất của thẩm định là nhận dạng khách hàng và không cần xác minh danh tính.
Thẩm định nâng cao
CDD nâng cao được áp dụng khi các nguy cơ rủi ro như rửa tiền cao. Với các biện pháp sau:
Thông tin nhận dạng bổ sung; Thông tin về nguồn tiền; Bản chất mối quan hệ kinh doanh; Mục đích của giao dịch; Yêu cầu khách hàng phải thực hiện các thủ tục giám sát liên tục.
Xem thêm: eKYC là gì? Tầm quan trọng của KYC và eKYC trong Banking
CDD giúp kiểm soát các hoạt động gian lận như gian lận danh tính hoặc mạo danh
Có nhiều lý do để các tổ chức tài chính thực hiện thẩm định khách hàng và dành thời gian cũng như nỗ lực để thực hiện CDD. Cụ thể:
- CDD đảm bảo cho các tổ chức tài chính ngân hàng tuân thủ đúng các quy định và luật pháp.
- CDD đảm bảo rằng khách hàng đúng với những khai báo trong hồ sơ.
- CDD giúp kiểm soát các hoạt động gian lận như gian lận danh tính hoặc mạo danh.
- CDD cũng có thể hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật trong việc phát hiện các hoạt động tội phạm.
- CDD được thực hiện như một biện pháp để đối phó, ngăn chặn các mối đe dọa ngày càng tăng của hoạt động rửa tiền, tội phạm ma túy.
CDD cũng giúp các tổ chức tài chính duy trì lòng tin của khách hàng
Một trong những lợi ích chính của việc tiến hành CDD là bảo vệ các tổ chức tài chính chống lại rủi ro. Các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố là những tội phạm nghiêm trọng có thể gây tổn hại đến uy tín và an toàn pháp lý của ngân hàng. Bằng cách tiến hành CDD kỹ lưỡng, các doanh nghiệp có thể thể hiện cam kết ngăn chặn tội phạm tài chính và duy trì các tiêu chuẩn về pháp luật.
Một lợi ích khác của CDD là thực thi pháp luật và tránh các hình phạt theo quy định hiện hành. Việc không thực hiện CDD phù hợp, kỹ lưỡng, đúng quy trình có thể dẫn đến các hình phạt về tài chính, về pháp lý và thậm chí là truy tố hình sự.
CDD cũng giúp các tổ chức tài chính duy trì lòng tin của khách hàng. Khách hàng mong đợi thông tin cá nhân và tài chính của họ được bảo vệ khỏi gian lận và trộm cắp. Bằng cách tiến hành CDD, các doanh nghiệp có thể giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận, bảo vệ dữ liệu của khách hàng và tạo lòng tin cho họ.
CDD sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ của khách hàng để tìm hiểu mức độ tin cậy của các thông tin
Quy trình thẩm định khách hàng CDD thường bao gồm các bước dưới đây:
Xác định khách hàng
Bước đầu tiên trong quy trình CDD là xác định khách hàng và xác định hồ sơ rủi ro của họ. Điều này được tiến hành từ các tài liệu nhận dạng và thu thập thông tin về lịch sử kinh doanh, nguồn tài chính của khách hàng.
Xác minh danh tính
Khi khách hàng đã được xác định, bước tiếp theo là xác minh danh tính của họ. Có thể xem xét các giấy tờ tùy thân như bằng lái xe hay hộ chiếu, cũng như kiểm tra hồ sơ công khai từ các nguồn thông tin khác.
Đánh giá hồ sơ của khách hàng
Sau khi danh tính của khách hàng đã được xác minh, ngân hàng sẽ đánh giá hồ sơ rủi ro của khách hàng dựa trên thông tin thu thập được và bất kỳ yếu tố liên quan nào khác, giúp ngân hàng xác định mức biện pháp CDD cần thiết.
Tìm hiểu và xác minh các thông tin bổ sung
Tùy thuộc vào hồ sơ rủi ro của khách hàng, ngân hàng có thể cần thu thập và xác minh thông tin bổ sung về các hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng bao gồm việc xem xét báo cáo tài chính, thu thập tài liệu tham khảo từ các tổ chức tài chính khác và xem xét hồ sơ công khai cũng như từ các nguồn thông tin khác.
Theo dõi các hoạt động của khách hàng
Quy trình CDD không chỉ diễn ra một lần mà diễn ra liên tục. Khi các hoạt động của khách hàng thay đổi theo thời gian, hồ sơ rủi ro của họ cũng có thể thay đổi. Do đó, các ngân hàng cần phải theo dõi và cập nhật liên tục các quy trình CDD của mình để phản ánh những thay đổi này.
Báo cáo hoạt động đáng ngờ
Nếu ngân hàng xác định bất cứ dấu hiệu hoạt động đáng ngờ nào trong quá trình CDD thì phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền theo luật pháp và các quy định về thẩm định khách hàng.
Thẩm định khách hàng CDD cũng liên quan chặt chẽ đến quy trình eKYC, nó bao gồm việc thu thập và xác minh thông tin về danh tính và hoạt động của khách hàng để đánh giá hồ sơ rủi ro của họ. eKYC sẽ thường tập trung để đánh giá về giới thiệu ban đầu của một khách hàng mới, trong khi CDD sẽ liên quan đến việc giám sát và đánh giá liên tục các hoạt động của khách hàng.
CDD sẽ liên quan đến việc giám sát và đánh giá liên tục các hoạt động của khách hàng
CDD cũng là nền tảng của quy trình KYC, quy trình này yêu cầu các công ty phải hiểu khách hàng của họ là ai, hành vi tài chính của họ và loại bỏ các rủi ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Với bài viết trên, hy vọng người đọc sẽ có cho mình được những thông tin cơ bản về CDD và những hoạt động thẩm định khách hàng của các tổ chức tài chính – ngân hàng. Vega Fintech chúc bạn thành công!