Cho vay ngang hàng (p2p lending) là gì? Cho vay ngang hàng có bị cấm không?

26/06/2023

Cho vay ngang hàng (p2p lending) là gì? Cho vay ngang hàng có bị cấm không?

Nội dung

P2P Lending đã phát triển trên toàn cầu nói chung như một phương thức tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Hình thức giúp nguồn tiền trong dân được lưu thông mà không cần thông qua các tổ chức trung gian tài chính.

1. Cho vay ngang hàng (p2p lending) là gì?

P2P Lending (Peer to Peer Lending - tiếng Việt: Cho vay ngang hàng) là mô hình cho vay hiện đại trên nền tảng công nghệ số, tại đây người đi vay và người cho vay (nhà đầu tư) sẽ được kết nối trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua các tổ chức tín dụng hay ngân hàng truyền thống nào.

Theo dự đoán của Transparency Market Research (công ty nghiên cứu thanh toán thị trường), quy mô thị trường P2P Lending toàn cầu có thể đạt con số 900 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng cao khoảng 20%/năm. Tại Việt Nam, P2P Lending cũng đang phát triển mạnh với khoảng 40 trong tổng số 100 công ty công nghệ tài chính đang hoạt động có dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Cụ thể vai trò của các bên trong một giao dịch P2P Lending gồm:

Cho vay ngang hàng (p2p lending) là gì?

Trường hợp cho vay ngang hàng tại thị trường Việt Nam hiện nay

Trang web cho vay P2P: là nền tảng giao dịch trực tiếp người vay với người cho vay (hay là nhà đầu tư), được đại diện, quản lý bởi công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Công ty này sẽ có vai trò tìm kiếm, đánh giá và thẩm định các hồ sơ vay của người đi vay, đồng thời có trách nhiệm thu hồi khoản vay khi đến kỳ hạn, đảm bảo tiền lãi và gốc cho nhà đầu tư.

Người đi vay: là đối tượng tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các khoản vay truyền thống từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, do họ gặp vướng mắc ở các thủ tục hành chính, nhưng vẫn muốn có khoản vay với kỳ vọng một mức lãi suất tốt hơn việc vay ngân hàng.

Người cho vay: là những nhà đầu tư cá nhân muốn nhận được lợi tức từ khoản tiền nhàn rỗi mình đang có, với kỳ vọng có được lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng và có độ bền vững hơn các kênh đầu tư khác.

2. Lịch sử ra đời của hình thức cho vay ngang hàng

P2P Lending được hoạt động tại Anh từ năm 2005 trên nền tảng Zopa. Tiếp sau đó là Funding Circle được ra đời vào tháng 8 năm 2010.

Mục đích lớn nhất của các nền tảng cho vay này khi đó là nhằm cung cấp khoản vay cho các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, đang không nhận được sự trợ giúp tín dụng từ các ngân hàng hoặc có khó khăn lúc bấy giờ.

Lịch sử ra đời của hình thức cho vay ngang hàng

Giai đoạn phát triển của việc vay ngang hàng

Cho đến nay đã có tới hàng trăm nền tảng P2P Lending lớn nhỏ khác nhau xuất hiện trên toàn thế giới, ước tính giá trị giao dịch thường xuyên lên tới hàng tỷ đô la mỗi năm.

Tại Mỹ, mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending bắt đầu phát triển vào tháng 2 năm 2006 với Prosper và LendUp. Theo thống kê của LendUp, công ty này đã ban hành 117,412 khoản vay với số tiền là 151,256,0075 USD; trong khi đó, Prosper cũng ban hành 63,023 khoản vay tương đương với số tiền lên tới 433,570,651 USD.

Ở thị trường Trung Quốc, nổi bật là những cái tên CreditEase, Lufax, Tuandai hay China Rapid Finance và DianRong. Một số liệu thống kê cho thấy CreditEase có tới 500,000 khoản vay trong năm tương đương 3.2 tỷ USD và tăng trưởng mạnh sau mỗi năm. Tuy nhiên, sự biến tướng trong cách thức hoạt động đã khiến chính phủ Trung Quốc tăng cường các biện pháp nghiêm ngặt, tăng cường kiểm tra và siết chặt hoạt động của các công ty P2P Lending.

Đây cũng chính là lúc các nền tảng P2P Lending tại Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có mặt tại Việt Nam.

3. Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam hiện nay

Hiện tại, dù chỉ mới du nhập có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, song đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ cung cấp dịch vụ cho vay theo hình thức P2P Lending ở nước ta.

Các công ty P2P Lending truyền thống chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ ngắn hạn, phục vụ cho mục đích tiêu dùng, với hạn mức khoảng dưới 10 triệu đồng, cùng mức lãi suất không quá 20%/năm.

Thực trạng vay ngang hàng tại Việt Nam hiện nay

Thực trạng vay ngang hàng hiện nay và những điểm cần lưu ý

Tuy nhiên, do thiếu hệ thống hành lang pháp lý, nước ta hiện nay chưa có những cơ chế chính thức để kiểm soát hoạt động cho vay trực tuyến, dẫn đến hệ lụy P2P Lending truyền thống đã bị nhiều tổ chức tín dụng đen lợi dụng, đội lốt cơ chế ngang hàng để cho vay nặng lãi, với mức lãi phí ngất ngưởng lên tới 84% hay hơn 100%/năm.

Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã đề xuất Dự thảo Nghị định nhằm đưa hoạt động này vào khuôn khổ. Song song với đó, trong quá trình thử nghiệm và đánh giá cơ chế mới, người dân cũng cần tỉnh táo để có thể nhận biết các ứng dụng uy tín, tránh tiền mất tật mang hay dính vào tín dụng đen.

4. Cách thức hoạt động của P2P Lending

Với mô hình P2P Lending, người vay và người cho vay được kết nối trực tiếp qua các website cung cấp dịch vụ cho vay. Điều khoản và điều kiện được công khai minh bạch rõ ràng, trong đó mức lãi suất cho vay ngang hàng sẽ được đặt ra sẽ dựa trên mức độ uy tín từ hồ sơ của người đi vay.

Cách thức hoạt động của P2P Lending

Cách thức hoạt động của mô hình P2P Lending

Một quy trình vay và cho vay qua mô hình P2P Lending sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Người cho vay (hay nhà đầu tư) sẽ mở một tài khoản đầu tư trên website của các đơn vị kết nối và nạp tiền vào tài khoản.

Bước 2: Người vay tiền cũng mở một tài khoản vay trên website của đơn vị kết nối cho vay, đăng ký hồ sơ tài chính của bản thân và đợi phê duyệt.

Bước 3: Đơn vị tài chính sẽ sử dụng công nghệ để thẩm định riêng, chấm điểm hồ sơ của nhà đầu tư và người đi vay để hoàn thành hồ sơ.

Bước 4: Sau khi được duyệt hồ sơ của 2 bên thành công:

Người vay tiền có thể yêu cầu khoản vay mà mình mong muốn là bao nhiêu, họ có thể chia nhỏ khoản vay của mình và vay từ nhiều người khác nhau.

Phía nhà đầu tư sẽ xem xét và lựa chọn đối tác cần vay thông qua hồ sơ có sẵn trên hệ thống để có thể quyết định cho vay hay không. Nhà đầu tư cũng có thể phân bổ nguồn tiền thành nhiều khoản khác nhau và tiến hành cấp vốn cho nhiều người.

Bước 5: Người vay nhận khoản vay, đến kỳ hạn cần giải ngân, người vay sẽ thanh toán tiền gốc và cả lãi cho nhà đầu tư. Mọi thao tác được thực hiện và xử lý ngay trên nền tảng trực tuyến của đơn vị kết nối rất tiện lợi và nhanh chóng.

5. Ưu và nhược điểm của P2P Lending

a) Những ưu điểm của P2P Lending

Với bên vay: Nhờ P2P Lending có thể tiếp cận được nguồn vốn trực tiếp từ bên cho vay vốn, đặc biệt là với các món vay nhỏ, ngắn hạn một cách đơn giản không cần các thủ tục phiền hà mất thời gian. Phí và lãi suất của hình thức này có thể thấp hơn so với vay tiêu dùng thông thường qua trung gian do tiếp cận trực tiếp, sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn (Big data) để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó người đi vay cũng có thêm lựa chọn về kênh huy động vốn.

Với nhà đầu tư (bên cho vay), mô hình P2P Lending cung cấp một kênh đầu tư, góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư. Cùng với lợi tức khá hấp dẫn cho người cho vay (lãi suất thường cao hơn gửi tiết kiệm hoặc đầu tư trái phiếu thông thường).

Với công ty P2P Lending, đây là một lĩnh vực hoạt động mới, khai thác nền tảng công nghệ sẵn có, đem lại nguồn thu, đa dạng hóa hoạt động và tăng thêm việc làm cho nhân viên.

Những ưu điểm của P2P Lending

Những ưu điểm của mô hình P2P Lending

b) Một số rủi ro chính của P2P Lending

P2P Lending không phải tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động cũng như các quy
định của luật pháp về các tổ chức tín dụng hay công ty quản lý đầu tư. Vì vậy nếu xảy ra rủi ro, các bên liên quan không chịu trách nhiệm hoặc không được giải quyết đền bù như hoạt động vay vốn thường lệ. Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ thiếu cụ thể, sẽ dẫn đến việc thiếu căn cứ để giải quyết khi xảy ra rủi ro… có thể dẫn đến chậm phát triển các dịch vụ P2P Lending, và không đáp ứng kịp cho nhu cầu thị trường.

Nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro hơn so với bên vay, bởi vì tại nhiều quốc gia, bên vay vẫn được hưởng nhiều quyền lợi theo quy định về bảo vệ người đi vay như các quy định về lãi suất, quyền được cung cấp thông tin… trong khi nhà đầu tư lại không được bảo vệ như việc cho vay vốn như trong hệ thống ngân hàng. Bên cho vay cũng có khả năng chịu rủi ro nếu công ty P2P Lending hoạt động không hiệu quả dẫn đến khả năng mất vốn.

Ngoài ra, những biến tướng của hình thức cho vay P2P Lending như lừa đảo, áp dụng lãi suất cũng như phí cao ngất ngưởng bất chấp khả năng trả nợ của bên vay; hoặc bên vay trốn tránh trả nợ từ đó dẫn đến diễn biến rất phức tạp, hệ lụy kinh tế và xã hội khó lường.

Rủi ro kỹ thuật và lừa đảo cũng là một yếu tố có thể gây ra rủi ro cho các bên tham gia thị trường P2P Lending như lỗi kỹ thuật, tấn công mạng, mất cắp thông tin…

6. Lợi ích của hình thức cho vay ngang hàng

Đối với thế hệ trẻ, là thế hệ luôn thích ứng với công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Với sự phát triển không ngừng của mô hình vay vốn trực tiếp, trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ được giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách chính trên chiếc điện thoại, với chi phí thấp hơn do được quản lý trực tuyến, ít các quy định nghiêm ngặt, thủ tục phiền phức cùng mức lãi suất tốt hơn nhiều so với ngân hàng hay công ty dịch vụ tài chính. Mặt khác, với các bạn trẻ có tầm nhìn xa, thì P2P Lending sẽ là kênh đầu tư khả quan, rất thu hút, mang lại lợi nhuận không tưởng cho người cho vay.

Đối với người tiêu dùng, mô hình vay ngang hàng P2P Lending sẽ tạo nên kênh cấp vốn chính thống, lãi suất không quá cao chỉ theo quy định Nhà Nước ban hành, và thực hiện hoàn toàn trong hành lang pháp lý cho phép. Từ đó sẽ giúp đẩy lùi được lực lượng tham gia vay nóng tín dụng, tránh được tín dụng đen với những hậu quả khó lường.

ợi ích của hình thức cho vay ngang hàng

Lợi ích mà P2P Lending mang lại cho khách hàng

Mô hình cho vay P2P Lending từ đó đã khắc phục được những nhược điểm mà các kênh đầu tư truyền thống khác, mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư như:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: P2P Lending đã tạo ra một “sân chơi” đa dạng mới, giúp người dân có thể tham gia đầu tư tài chính một cách tiết kiệm và thông minh với số vốn thấp chỉ từ 1 triệu đồng. Chỉ cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, tiền vẫn sẽ sinh lời đều đặn, nhanh chóng ngay cả khi chỉ có số vốn khiêm tốn.

Lợi tức hấp dẫn: dao động lãi suất từ 15%/năm đến 20%/năm, tùy từng đơn vị kết nối cho vay. Mức lãi suất này tương đương với lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên các sàn chứng khoán, và cao hơn từ 2-3 lần so với mức lãi suất ngân hàng hiện nay.

P2P Lending có thể phát triển nhanh đến vậy trên toàn cầu là bởi những lợi ích mà mô hình này tạo ra cho một đất nước. Các nghiên cứu cho thấy, nếu được quản lý tốt, hoạt động cho vay ngang hàng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng tài chính toàn diện. Đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân ở vùng sâu vùng xa thiếu thông tin sẽ có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục và sự tiện lợi cao.

Ngoài ra, cho vay P2P có tiềm năng phát triển rất lớn, giúp các hộ kinh doanh và tổ chức có thể tiếp cận tài chính và qua đó góp phần quan trọng giúp đất nước trong nỗ lực tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước nói chung.

7. Rủi ro của hình thức cho vay này

Với hình thức cho vay ngang hàng, nhà đầu tư có thể mất tiền đã đầu tư trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán cao hơn cho các hình thức cho vay truyền thống. Để phát triển, P2P lending mở rộng cho vay đối với những người vay có rủi ro tài chính cao hơn, đặc biệt nếu cho vay P2P lending cung cấp các khoản vay cho cả những người vay đã bị từ chối tín dụng ngân hàng. Các khoản vay không được bảo đảm bởi bất kỳ tài sản thế chấp hay là hoặc được bảo đảm bởi bất kỳ bên thứ ba nào.

Rủi ro của hình thức cho vay này

Những rủi ro của hình thức P2P

Thứ hai, nền tảng hoạt động của cho vay ngang hàng là sự phát triển hoàn toàn trên nền tảng công nghệ, khi phần mềm bị lỗi hoặc ngừng hoạt động, bị tấn công thì rủi ro tất sẽ xảy ra. Khi đó, mọi dữ liệu của khách hàng cùng với điều kiện để dịch vụ được cung cấp liên tục đều sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là bị mất hết.

Thứ ba, cho vay P2P tuy có chi phí giao dịch ít hơn so với giao dịch trực tiếp, nhưng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư về hình thức cho vay này, một số công ty sử dụng những thông tin thổi phồng để thu hút khách hàng và đối tác, công ty P2P lending đưa quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng thực tế không phải vậy. Bản thân nhà đầu tư có thể không biết thông tin về người đi vay một cách cụ thể đủ để đánh giá rủi ro tài chính ra sao, dẫn đến tỷ lệ mất vốn cao hơn so với các khoản vay ngân hàng chính thống.

Thông tin được cung cấp bởi người đi vay thường không được xác minh và khi thông tin được xác minh, nó lại thường không chính xác với thông tin thật gây khó khăn cho việc giám sát khoản vay sau này.

Thứ tư, P2P lending tiềm ẩn rủi ro có thể tác động bất lợi đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội bởi các bên tín dụng đen thường lợi dụng hình thức này, trá hình hoạt động để kiếm lợi nhuận.

Nhìn chung, P2P Lending tại thị trường Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, cần được hoàn thiện hơn về mọi mặt, đặc biệt là sự quản lý của nhà nước và những quy định, điều khoản liên quan nhằm đảm bảo tính trung thực, độ tin cậy cho người sử dụng. Vega Fintech mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.