Nếu là một tín đồ shopping thường xuyên thì khuyên bạn không nên bỏ lỡ dịch vụ cashback. Đây là một trong những mô hình hoàn tiền cực hời từ ngân hàng đấy!
Cashback hay hoàn tiền là một “phần thưởng” khi bạn tiêu dùng đến một số tiền nhất định (do ngân hàng đặt ra) bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ thì bạn sẽ được hưởng lại một tỷ lệ phần trăm nhỏ (từ 1% - 8% tuỳ từng ngân hàng) theo số tiền đã chi tiêu đó.
Tìm hiểu về Cashback và những hoạt động mà Cashback mang lại cho người dùng
Phần thưởng này có thể hoàn lại tiền vào thẻ, với một số ứng dụng và trang web hoàn tiền thì có thể nhận tiền mặt thực tế, đồng thời, cung cấp thêm cho khách hàng một cách kiếm lại tiền khi mua hàng hoá.
Về bản chất thì cashback giống như một hình thức khuyến mãi, giảm giá hay chiết khấu, nhằm kích thích mua hàng và tạo nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.
Cashback được ra đời từ năm 1986, tấm thẻ hoàn tiền đầu tiên là thẻ Discover, số tiền hoàn dao động từ 1% - 5%/giao dịch, ngoài ra mua hàng tại một số điểm giao dịch được chỉ định sẽ giúp bạn kiếm thêm được tiền và phần thưởng do chương trình quan hệ đối tác của nhà phát hành.
Khi đăng ký làm thẻ cashback, dù bạn sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay mua sắm trực tuyến thì vẫn được hoàn tiền. Tuy nhiên số tiền hoàn và tiền kiếm từ thẻ cashback sẽ chỉ có thời gian sử dụng nhất định.
Dùng thẻ cashback bạn cũng được hưởng nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi của các gian hàng liên kết với tổ chức phát hành thẻ cashback. Một số loại thẻ cashback có thể tham khảo: thẻ cashback của HSBC, thẻ cashback của Citibank, thẻ cashback của VIB, BIDV, Sacombank...
Vậy cách thức hoạt động của cashback là gì?
Nguyên lý hoạt động của thẻ cashback
Để hiểu rõ hơn, ta có thể lấy một vài ví dụ như sau:
Với thẻ tín dụng, các đơn vị phát hành thẻ cashback kết hợp với đối tác của họ thực hiện chương trình hoàn tiền trên mỗi giao dịch, nhà bán lẻ sẽ trả lại một tỷ lệ nhất định cho đơn vị phát hành thẻ, sau đó đơn vị phát hành thẻ chia lại một phần cho khách hàng.
Với thẻ ghi nợ, ngân hàng sẽ chiết khấu luôn và trả trực tiếp vào thẻ cho khách hàng.
Với các ứng dụng, trang web hoàn tiền, đa phần là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… khách hàng sử dụng app hoàn tiền như Shopback, Cashbag… Các app này cũng hoạt động giống như thẻ tín dụng, liên kết với nhãn hàng, nhãn hàng chia phần trăm cho app rồi app chia lại cho người dùng.
Những ưu và nhược điểm mà thẻ cashback mang lại
Ưu điểm:
Khi đăng ký làm thành viên, dù bạn sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay mua sắm trực tuyến thì vẫn được hoàn tiền;
Được mua sắm một số sản phẩm với giá ưu đãi, khi nhà bán hàng liên kết với thẻ cashback mà bạn sử dụng;
Có thể kiếm thêm thu nhập tiền mặt nhờ các ứng dụng và trang web hoàn tiền khi cùng mua sắm hàng hoá, sản phẩm như nhiều người khác;
Thẻ tín dụng cashback vẫn có chức năng như thẻ tín dụng bình thường, cho khách hàng tiêu xài trước, trả tiền sau với 45 ngày không lãi suất.
Nhược điểm:
Một số thẻ sẽ giới hạn về thời hạn sử dụng phần tiền hoàn và cả số tiền kiếm được khi tiêu dùng tại các địa điểm nhà phát hành thẻ chỉ định. Quá thời hạn thì phần thưởng có thể bị huỷ;
Thẻ tín dụng cashback có thể có lãi suất thường niên cao hơn so với thẻ tín dụng bình thường;
Không phải lúc nào bạn cũng được hoàn tiền ngay, không kịp lúc;
Một số ngân hàng và các đơn vị hoàn tiền sẽ cho bạn tích điểm dặm bay, đôi khi số dặm bay có giá trị hơn cả tiền mặt, như vậy, nếu bạn là người ít sử dụng dịch vụ hàng không thì bạn sẽ bị thiệt thòi.
Những lợi ích quan trọng mà cashback mang lại
Đối với ngân hàng, nếu sử dụng cashback thì sẽ nhận được lợi ích như sau:
- Tạo được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Khi các ngân hàng đều có thẻ cashback thì yếu tố lôi kéo khách hàng chính là phần trăm tiền hoàn lại;
- Khách hàng sẽ chi tiêu bằng thẻ của ngân hàng thường xuyên hơn nhờ các chương trình liên kết với thẻ cashback của ngân hàng với các đối tác của họ, từ đó, nguồn thu của ngân hàng cũng tăng hơn.
- Đối với khách hàng, nếu sử dụng cashback thì nhận được rất nhiều ưu đãi:
- Mua sắm không lãi suất đến 45 ngày nếu sử dụng thẻ tín dụng cashback;
- Tiết kiệm được một số tiền khi chi tiêu và mua sắm, số tiền này dù nhỏ nhưng theo thời gian sẽ tích tiểu thành đại;
Ngoài ra, các đối tác liên kết với ngân hàng cũng sẽ tung ra nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi nhằm kích cầu thương mại, có thể được mua sản phẩm với giá sỉ chẳng hạn. Khách hàng nhờ đó cũng được hưởng nhiều lợi thế hơn so với những người không sử dụng thẻ cashback.
Các loại thẻ cashback phổ biến hiện nay
Top những thẻ cashback nhiều ưu đãi nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay có:
Thẻ tín dụng cashback của ngân hàng HSBC, với những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng như: Hoàn tiền lên đến 1 triệu đồng với chủ thẻ mới phát hành. Hoàn tiền tối đa lên đến 8% cho mọi hoạt động chi tiêu, mua sắm tại cửa hàng tiện ích, siêu thị hoàn 6%. Đóng học phí, bảo hiểm hoàn 1%, các chi tiêu còn lại hoàn 0.5%. Với những khách hàng có nhận lương qua ngân hàng HSBC còn được hoàn thêm 2% (tối đa 200,000 đồng/tháng);
Thẻ tín dụng Citibank Cashback: Khi chi tiêu tại CGV được hoàn tiền 6%, thanh toán các dịch vụ của Grab hoàn 6%. Các chi tiêu bảo hiểm hoàn 4%. Các chi tiêu về mua sắm ở TTTM hoàn 2%…
Thẻ tín dụng cashback của VIB: Thanh toán phí bảo hiểm Prudential hoàn tiền 6%. Chi tiêu cho y tế giáo dục hoàn 6%. Chi tiêu tại rạp phim CGV, Lotte Cinema sẽ hoàn tiền 3%. Tất cả các giao dịch còn lại hoàn tiền 3% với mức hoàn tối đa 1 triệu đồng.
Thẻ tín dụng cashback Sacombank: Với bảo hiểm du lịch toàn cầu, giá trị bồi thường lên đến 11.6 tỷ đồng. Với các chi tiêu online cả trong nước và ngoài nước đều được hoàn 5%, chi tiêu tại nước ngoài qua máy POS được hoàn 3%, các chi tiêu khác được hoàn 0.5%. Đặc biệt số ngày miễn lãi tối đa là 55 ngày.
Thẻ tín dụng cashback của BIDV: Hoàn tiền 6% khi mua sắm qua các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki. Với các giao dịch khác hoàn 3%, giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ hoàn 2% và các giao dịch còn lại thì hoàn 0.3% (chương trình tích lũy điểm thường hoàn tiền tối đa 600,000 VND/tháng).
Các bước mở thẻ cashback đơn giản
Các cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự từ 15 tuổi trở lên, không khó khăn trong nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo quy định của luật pháp thì đều có thể mở được thẻ cashback.
Bước 1: Tìm ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ cashback: Đầu tiên, tìm hiểu các ngân hàng hoặc công ty tài chính có cung cấp thẻ cashback. Bạn có thể tham khảo thông tin trên trang web của họ hoặc đến ngân hàng trực tiếp để hỏi thông tin về thẻ.
Bước 2: Điều kiện và yêu cầu: Kiểm tra các yêu cầu và điều kiện để mở thẻ cashback. Hồ sơ thường gồm: giấy tờ tùy thân, hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú (bản sao). Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính (có thể là bảng lương của bạn tại công ty), hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu phát hành thẻ tín dụng theo hình thức cần tài sản đảm bảo), hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ (giấy đề nghị cấp thẻ) theo mẫu của tổ chức phát hành, và các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng đơn vị.
Bước 3: Điền đơn đăng ký: Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu, điền đơn đăng ký thẻ cashback. Bạn có thể làm điều này trực tuyến thông qua trang web của ngân hàng hoặc đến trực tiếp chi nhánh gần nhất.
Bước 4: Xác minh thông tin: Sau khi điền đơn đăng ký, bạn có thể cần cung cấp các giấy tờ cá nhân và thông tin tài chính để ngân hàng xác minh và xem xét đơn đăng ký của bạn.
Bước 5: Chờ phê duyệt: Sau khi gửi đơn đăng ký, bạn sẽ phải chờ để ngân hàng xử lý và phê duyệt thẻ của bạn. Thời gian chờ phê duyệt có thể khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng.
Bước 6: Nhận thẻ và kích hoạt: Nếu đơn đăng ký của bạn được chấp thuận, bạn sẽ nhận được thẻ cashback qua thư hoặc đến chi nhánh ngân hàng để nhận. Sau khi nhận thẻ, bạn cần kích hoạt thẻ theo hướng dẫn của ngân hàng.
Bước 7: Sử dụng thẻ cashback: Khi thẻ đã được kích hoạt, bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán mua sắm hoặc chi tiêu hàng ngày. Nhớ đọc kỹ các chương trình cashback và điều kiện để hiểu rõ các ưu đãi và cách tích lũy tiền hoàn lại.
Như vậy, trên đây là các thông tin liên quan đến cashback, dịch vụ hoàn tiền đang rất nổi với các tín đồ mua sắm thường xuyên. Hãy truy cập Vegafintech.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích về tình hình công nghệ tài chính bạn nhé!