Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng có bị khóa không?

23/08/2023

Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng có bị khóa không?

Nội dung

Tài khoản 0 đồng có bị khóa không? thẻ ATM hết sạch tiền có bị khóa không? Đây là thắc mắc của nhiều người bởi vậy Vega Fintech sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và cách giải quyết khi bị khóa tài khoản ngân hàng.

1. Tài khoản 0 đồng có bị khóa không?

Tài khoản ngân hàng là phương tiện giúp cá nhân quản lý tài chính và dùng các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn. Để thuận tiện trong khi sử dụng, mỗi cá nhân thường mở nhiều tài khoản khác nhau, ở nhiều ngân hàng khác nhau.

Mỗi ngân hàng có quy định riêng về số dư tối thiểu trong tài khoản, có ngân hàng yêu cầu phải duy trì số dư tối thiểu 50 ngàn đồng, có ngân hàng không yêu cầu, khách hàng có thể tiêu hoặc rút hết toàn bộ.

Tài khoản 0 đồng có bị khóa không?

Hình ảnh tài khoản 0 đồng khiến nhiều người băn khoăn

Để tránh việc một cá nhân sở hữu quá nhiều tài khoản ngân hàng nhưng để lâu không sử dụng, phía ngân hàng sẽ khóa một chiều đối với tài khoản có số dư đáng kể và đóng tài khoản đối với tài khoản 0 đồng đã lâu không sử dụng.

Đối với ngân hàng có quy định về số dư tối thiểu, nếu trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm, khách hàng không phát sinh giao dịch, tài khoản cũng sắp hết thì ngân hàng sẽ trừ hết số dư tối thiểu vào phí quản lý và khóa tài khoản.

Ngân hàng BIDV sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong 6 tháng liên tục đối với tài khoản VND và 12 tháng liên tục đối với tài khoản ngoại tệ.

Ngân hàng Vietcombank quy định đóng tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết, khách hàng sẽ phải đến ngân hàng làm thủ tục nếu muốn mở lại tài khoản.

VietinBank cũng quy định sẽ đóng tài khoản khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch liên tiếp trong vòng 1 năm.

quy định sẽ đóng tài khoản khi số dư về 0

Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng không phát sinh giao dịch trong 1 năm sẽ bị khóa

Ngân hàng Techcombank quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu (50.000 VNĐ) và không có giao dịch trong 365 ngày liên tục (trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Techcombank sẽ thông báo trước 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản để khách hàng chủ động nắm được.

2. Nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị khoá

Làm sao biết thẻ, tài khoản ngân hàng của mình có bị khóa hay không? Nhiều người nhầm lẫn giữa tài khoản ngân hàng bị khóa và thẻ ATM bị khóa. Nếu thẻ ATM bị khóa, bạn chỉ không rút tiền hoặc quẹt thẻ thanh toán được, còn giao dịch bằng internet banking hay mobile banking vẫn bình thường. Trường hợp tài khoản bị khóa là mọi giao dịch đều không thực hiện được.

Có 2 cách kiểm tra:

Cách 1: Kiểm tra tài khoản ngân hàng bị khóa qua dịch vụ Internet Banking của ngân hàng bằng cách đăng nhập và kiểm tra thẻ, tài khoản ngân hàng có đang hoạt động hay bị khóa.

Cách 2: Kiểm tra bằng máy ATM, cho thẻ vào, nhập mã PIN và thực hiện một giao dịch chuyển hoặc rút tiền, nếu tài khoản ngân hàng bị khóa thì màn hình ATM sẽ có thông báo hiển thị.

Có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản bị khóa như: Do tài khoản 0 đồng để lâu không sử dụng, tài khoản còn tiền nhưng phía ngân hàng nghi ngờ có giao dịch phi pháp, bị người khác xâm phạm, do nợ tín dụng quá hạn, khóa theo yêu cầu của chủ tài khoản, do tài khoản hết hạn sử dụng.

Tài khoản 0 đồng không phát sinh giao dịch liên tiếp 12 tháng

Nguyên nhân này thường do khách hàng không còn nhu cầu sử dụng do có quá nhiều tài khoản ngân hàng, không quản lý hết dẫn đến việc tài khoản để quá lâu không sử dụng. Thông thường, nếu không có phát sinh giao dịch chủ động từ phía chủ tài khoản trong 1 năm liên tiếp thì ngân hàng sẽ khóa tài khoản của bạn.

Tài khoản 0 đồng không phát sinh giao dịch liên tiếp 12 tháng

Tài khoản 0 đồng có thể do khách hàng để lâu, bị trừ hết vào phí quản lý tài khoản

Ngân hàng nghi ngờ tài khoản của bạn bị xâm phạm

Tài khoản ngân hàng của mỗi người đều được bảo mật nhiều lớp để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên hệ nếu hệ thống nhận thấy tài khoản của bạn phát sinh giao dịch đáng ngờ mà không phải do chủ tài khoản thực hiện thì sẽ thực hiện lệnh khóa ngay tức thì.

Tài khoản có giao dịch phi pháp

Khi ngân hàng phát hiện tài khoản của bạn có giao dịch phi pháp thì sẽ tiến hành khóa tài khoản lại cho đến khi được làm rõ vấn đề.
Khóa tài khoản ngân hàng theo yêu cầu từ chủ sở hữu

Khi khách hàng bị rơi, mất thẻ ATM, Credit, Debit…, bị rơi, mất thiết bị có đăng nhập tài khoản ngân hàng hoặc nghi ngờ có người xâm nhập tài khoản thì sẽ yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản. Lúc này ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện tạm khóa tài khoản để đảm bảo an toàn.

Nợ tài khoản tín dụng quá hạn

Nếu khách hàng sử dụng tài khoản tín dụng và để dư nợ quá lâu không thanh toán sẽ dẫn đến lịch sử tín dụng xấu và ngân hàng sẽ khóa tài khoản lại.

3. Cách mở lại tài khoản khi bị khoá

Có 2 cách để mở lại tài khoản ngân hàng khi bị khóa, bạn có thể tham khảo và chọn cách thuận tiện nhất cho mình:

Đến quầy giao dịch của ngân hàng để làm thủ tục trực tiếp

Khi bị khóa thì tài khoản ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch nữa, nếu muốn tiếp tục sử dụng các giao dịch với tài khoản ngân hàng đó thì khách hàng cần đem giấy tờ tùy thân ra ngân hàng để làm thủ tục mở lại tài khoản.

Bạn cần điền vào đơn yêu cầu mở lại tài khoản, nộp đơn đăng ký mở lại tài khoản kèm theo giấy tờ tùy thân. Nhân viên ngân hàng đối chiếu thông tin và mở lại tài khoản cho bạn.

Gọi đến tổng đài hỗ trợ của ngân hàng

Trường hợp tài khoản của bạn bị khóa nhưng bạn không thể trực tiếp đến ngân hàng để làm thủ tục thì có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để được hỗ trợ.

Bạn cần cung cấp đủ thông tin về giấy tờ tùy thân, thông tin tài khoản… đáp ứng đủ điều kiện mới được mở khóa.

Gọi đến tổng đài hỗ trợ của ngân hàng

Nếu có nhu cầu mở lại tài khoản để dùng, cần làm việc với ngân hàng

4. Những thắc mắc khi tài khoản ngân hàng bị khoá

Tài khoản ngân hàng bị khoá có rút được tiền không?

Khi tài khoản ngân hàng bị khóa, bạn hoàn toàn không thể thực hiện được bất cứ giao dịch nào bao gồm cả rút tiền.

Điều này khác với việc thẻ ATM bị khóa, bạn không rút được tiền bằng thẻ ATM nhưng vẫn rút được bằng ứng dụng Mobile banking, vẫn chuyển tiền được và dùng được internet banking.

Tài khoản ngân hàng bị khoá có mất tiền không?

Thông thường, các ngân hàng quy định tài khoản không sử dụng liên tiếp 12 tháng sẽ bị khóa. Trường hợp tài khoản của bạn để lâu không dùng dẫn đến bị khóa thì ngân hàng sẽ trừ số tiền quản lý tài khoản trong thời gian 12 tháng và sẽ thông báo cho bạn biết khi khóa tài khoản để khách hàng có hướng giải quyết.

Mở lại tài khoản ngân hàng bị khoá có mất phí không?

Thông thường các ngân hàng sẽ hỗ trợ mở lại tài khoản bị khóa miễn phí. Khách hàng chỉ mất phí trong trường hợp làm mất thẻ, nhập sai mã PIN… hoặc đang nợ tiền tại tài khoản tín dụng.

Vậy làm thế nào với những tài khoản ít sử dụng? Để tránh bị khóa tài khoản, thỉnh thoảng bạn nên thực hiện giao dịch chuyển tiền, rút tiền hoặc thanh toán online. Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản nữa, bạn nên báo với ngân hàng để đóng tài khoản lại, tránh lãng phí khi bị trừ các khoản phí như phí quản lý, phí SMS Banking…

Qua thông tin từ Vega Fintech chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng có bị khóa không?” Hãy theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để biết thêm những thông tin về công nghệ đầy thú vị nhé.

Tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam