Ví điện tử (e-wallet / Digital wallet) đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Dạo quanh các nhà hàng, siêu thị, có thể thấy lượng thanh toán thông qua ví điện tử rất lớn. Thế nhưng, ví điện tử cũng khiến người dùng đối mặt với nhiều rủi ro về mất tiền, bị đánh cắp thông tin, Cùng Vega Fintech tìm hiểu nhé.
Ví điện tử là một công nghệ quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi đại dịch Covid diễn ra, nhiều người chuyển sang dùng ví điện tử để tránh thanh toán bằng tiền mặt lại được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhiều người cho rằng dùng e-wallet còn tiện lợi hơn dùng thẻ ATM, thẻ Visa bởi khi liên kết với ngân hàng, mình có thể thanh toán qua quét mã, hoàn toàn không cần mang theo thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại trong tay là “có tất cả”.
Nhiều hãng liên tiếp mở ví điện tử với nhiều ưu đãi thu hút khách hàng
Nắm bắt được thị hiếu này, nhiều hãng liên tiếp cho ra đời các ví điện tử, điển hình như Samsung pay, Apple Pay, Shopee Pay, Viettel Pay, Momo, Moca, VNPay, Vimo, Zalo Pay…
Ví điện tử có rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:
- Điều kiện mở ví dễ dàng, không cần phải đến các điểm đăng ký dịch vụ, chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại và đăng ký online, xác minh online.
- Dễ dàng thực hiện các thao tác như thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền.
- Nhiều ưu đãi, khuyến mãi từ tổ chức phát hành ví liên tục cập nhật.
- Có thể dùng cho các giao dịch khác như thanh toán hóa đơn điện nước, mua vé xem phim, thanh toán học phí, đi chợ online… vô cùng tiện lợi.
- Dễ dàng truy vấn tài khoản.
- Không mất phí quản lý như tài khoản ngân hàng.
- Bảo mật cao (đối với những ví có uy tín, được nhiều người sử dụng).
Ví điện tử đem lại tiện ích cho cuộc sống
Bên cạnh đó, ví điện tử cũng có những nhược điểm như:
- Mất phí chuyển tiền: Thông thường người dùng sẽ được miễn phí một vài lần chuyển tiền đầu tiên, những lần chuyển tiền sau sẽ phải trả phí theo phần trăm số tiền chuyển.
- Dễ bị treo giao dịch khi lượng người dùng trên hệ thống lớn, khi ví bảo trì…
- Người dùng phải đối mặt với rủi ro bị đánh cắp thông tin nếu không có hiểu biết về an toàn khi sử dụng mạng internet.
Khi công nghệ Fintech được ứng dụng phổ biến thì nhiều ví điện tử ra đời, được người dùng đón nhận và tận hưởng sự tiện ích từ nó. Thế nhưng, nhiều người bị mất tiền, đột ngột bị “hack ví” do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Do ví điện tử là mô hình khá mới nên hành lang pháp lý về ứng dụng chưa được thông qua hoàn toàn và chính thức. Chưa có bộ luật, chế tài nào quy định về pháp lý của ví điện tử và những rủi ro. Thị trường Việt Nam có 9 Doanh nghiệp được “thí điểm” hành lang pháp lý, tức là chưa có một cơ quan chức năng nào đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi xảy ra tranh chấp, mất mát.
Hiểu rõ những rủi ro khi dùng ví điện tử để biết cách phòng tránh
Mặc dù ví điện tử rất thịnh hành ở Việt Nam nhưng cộng đồng liên kết ví điện tử tại Việt Nam chưa có tính hợp tác, liên kết với nhau, chưa thống nhất.
Thực tế một người muốn dùng các ví điện tử khác nhau sẽ phải tạo nhiều tài khoản trên nhiều ví, tài khoản của khách hàng được quản lý bởi nhiều nguồn khác nhau nên rất khó quy trách nhiệm về một bên.
Các ứng dụng ví điện tử còn thiếu tính cộng sinh với các ngân hàng dẫn đến hạn chế về tốc độ luân chuyển dòng tiền.
Rủi ro được quan tâm nhất của ví điện tử đó là tính bảo mật. Mặc dù các đơn vị cung cấp Digital wallet đều cố gắng thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất cho các khách hàng nhưng khó tránh khỏi việc có khả năng cao bị mất tiền, mất thông tin cá nhân nếu làm mất điện thoại hay để lộ mật khẩu, lộ mã OTP.
Việc thanh toán bằng ví điện tử hầu như mới chỉ được chấp nhận ở những thành phố lớn. Người dùng ở các tỉnh, huyện xã sẽ khó tìm được điểm chấp nhận thanh toán qua ví nên vẫn phải dùng tiền mặt để thanh toán khi mua sắm và sử dụng dịch vụ.
Ở Việt Nam hiện nay có trên 20 ví điện tử, thế nhưng bạn chỉ nên chọn những ví được chứng nhận bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới về an toàn bảo mật. Hoặc nên sử dụng những ví có nhiều người dùng, được chấp nhận ở nhiều điểm thanh toán.
Khi tạo mật khẩu, bạn luôn được khuyến cáo sử dụng mật khẩu gồm chữ cái và số, chữ cái hoa, ký tự. Tránh sử dụng mật khẩu mặc định hoặc mật khẩu trùng với tên và ngày tháng năm sinh, mật khẩu trùng với các tài khoản mạng xã hội, trùng với tài khoản ngân hàng…
Đối với nhiều app ngân hàng, người dùng buộc phải thay đổi mật khẩu sau 6 tháng. Thế nhưng ví điện tử chưa bắt buộc điều này, bạn cần phải ghi nhớ để thay mật khẩu sau một thời gian sử dụng để tránh bị lộ.
Trước khi tải ví điện tử về điện thoại, bạn cần kiểm tra nhà phát hành, xem đánh giá của người dùng, lượt tải về để cân nhắc xem có nên tải hay không. Đối với hệ điều hành Android, bạn sẽ phải nâng cao cảnh giác bởi có nhiều ứng dụng giả mạo được phát hành trên CH Play.
Thông tin tài khoản và ngân hàng được liên kết với ví điện tử là thông tin tuyệt mật, không nên chia sẻ cho người khác để tránh rủi ro người lạ truy cập và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Việc tạo ví rất đơn giản, nếu người thân, bạn bè của bạn chưa có ví, bạn có thể hướng dẫn mở ví online chỉ trong vài phút.
Để lộ Password và OTP tiềm ẩn nhiều rủi ro
Ví điện tử có nhiều lớp bảo vệ, trong đó có password và OTP. Bạn cần tránh chia sẻ, tránh để lộ các mã này để phòng rủi ro.
Tốt nhất nên hạn chế bấm mật khẩu mà nên dùng tính năng xác nhận bằng vân tay để người khác không biết mật khẩu của mình là gì.
Hãy cài đặt phần mềm chống virus trên điện thoại của bạn, giống như trang bị thêm một bức tường bảo vệ bạn khỏi những kẻ xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.
Không nhiều người Việt chú ý đến điều này và vẫn rất “hồn nhiên” sử dụng wifi free ở nơi công cộng. Hãy đăng ký 4G, 5G để thực hiện giao dịch an toàn, mọi lúc mọi nơi.
Không dùng wifi công cộng để thanh toán qua ví
Không nên giao dịch với những website thiếu bảo mật. Hãy xem website có biểu tượng ổ khóa màu xanh ở đầu thanh địa chỉ hay không, nếu không có hoặc ổ khóa chuyển màu đỏ là trang web đó không an toàn.
Công bằng mà nói ví điện tử hay ví thật đều có nguy cơ bị đánh cắp như nhau nếu bạn không bảo quản cẩn thận. Nhưng xét về tỷ lệ mất mát thì trộm tiền qua ví điện tử khó hơn ví truyền thống, vì ví điện tử có nhiều lớp bảo mật.
Chỉ cần bạn nắm chắc những cách phòng chống rủi ro khi sử dụng ví điện tử do Vega Fintech chia sẻ thẻ sẽ đảm bảo an toàn.