Metadata là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong các tài liệu công nghệ, vậy metadata là gì? Tại sao phải sử dụng siêu dữ liệu metadata? Mọi thông tin chi tiết về thuật ngữ này sẽ được Vega Fintech giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Metadata hay siêu dữ liệu/dữ liệu đặc tả là dữ liệu được sử dụng để cung cấp thông tin về những dữ liệu khác. Nói đơn giản, siêu dữ liệu sẽ tóm tắt các đặc tính cơ bản về dữ liệu, từ đó hỗ trợ việc tìm kiếm và làm việc với dữ liệu một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi quan sát 1 bức ảnh, bạn chỉ thấy được màu sắc và vật thể trong bức ảnh này. Nhưng nếu xem xét trong metadata thì bạn có thể nắm rõ các thông tin như định dạng, kích thước, thời gian chụp ảnh.
Metadata là thuật ngữ được nhiều người tìm kiếm trong thời đại công nghệ 4.0
Đối với thời đại công nghệ, metadata giữ một vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong quá trình xây dựng website. Theo đó, siêu dữ liệu giữ vai trò mô tả nội dung trang web, cùng hệ thống key word liên kết chặt chẽ với nội dung.
Phần lớn thông tin đều hiển thị theo dạng thẻ meta, khi người dùng tìm kiếm những metadata sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm của họ, điều này đồng nghĩa với việc độ chính xác của siêu dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc người dùng có truy cập vào website hay không.
Bạn có thể khởi tạo metadata theo phương pháp thủ công hoặc xử lý tự động. Tạo theo phương pháp thủ công thường có tính chính xác hơn, tuy nhiên việc tạo tự động dù không chuẩn xác hoàn toàn nhưng lại giúp tiết kiệm thời gian.
Lợi ích to lớn mà ứng dụng metadata mang lại cho con người
Có thể khẳng định rằng, vai trò của metadata trong thời đại 4.0 như hiện nay là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nguồn gốc của siêu dữ liệu này lại ít người biết đến.
Thuật ngữ metadata được biết đến lần đầu tiên vào năm 1969, do Jack E. Myers – Nhà sáng lập của Metadata Information Partners sử dụng. Nhãn hiệu metadata chính thức được đăng ký vào năm 1986.
Xem thêm: Data là gì? Những ứng dụng quan trọng của data trong doanh nghiệp
Trên thực tế, siêu dữ liệu được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như metadata trong thư viện, metadata trong tệp tin hay metadata trong mạng internet.
Metadata trong thư viện giúp cơ cấu lại các thông tin khoa học và dễ dàng tra cứu hơn. Đây giống như một phương tiện hỗ trợ phân loại các thông tin lưu trữ.
Trong phần thẻ danh mục thường bao gồm mạng lưới dữ liệu tương tự một cuốn sách. Thành phần cơ bản gồm có: tên sách, tác giả, phần mục lục, tóm tắt nội dung, mã danh mục.
Thiết bị nào khi lưu trên máy tính đều có 1 metadata liên kết. Nó cung cấp các thông tin về xuất xứ và một vài thông tin quan trọng khác. Metadata lưu trữ gồm tên file, mạng máy chủ, tên thiết bị, nơi lưu trữ tệp tin.
Định dạng metadata có thể hiểu theo nghĩa chỉ định, tức là khả năng xử lý nhiều lượt truy cập mạng internet. Khi không có siêu dữ liệu đồng nghĩa với không có thông tin truyền tải qua mạng internet.
Siêu dữ liệu khi truyền tải qua mạng cần tiếp tục chia ra thành nhiều gói khác nhau. Trong đó mỗi gói sẽ mang thông tin đích cụ thể. Hiểu đơn giản, một gói tin khi gửi qua mạng internet đều cần đến siêu dữ liệu metadata để hoàn tất công việc.
Xác định metadata nhanh chóng, chính xác
Metadata ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý dữ liệu như: Email, điện thoại, mạng xã hội…
- Email: Khi ai đó gửi đi hoặc nhận lại một email, email này luôn chứa nhiều thông tin như: địa chỉ người gửi và nhận, thời gian gửi email, địa chỉ IP. Siêu dữ liệu trong trường hợp này sẽ gửi tin đến chính xác địa người nhận. Sau đó, chúng sẽ được sắp xếp và hiển thị sao cho người dùng dễ quan sát nhất.
- Điện thoại: Dữ liệu được thu thập gồm số điện thoại của người gọi và nhận, thời gian cuộc gọi và vị trí GPS.
- Mạng xã hội: Thông tin hoạt động của người dùng bao gồm comment, like, chia sẻ đều là metadata. Những thông tin này sẽ được lưu lại và phục vụ công tác nghiên cứu hành vi người dùng, từ đó đề xuất các nội dung quảng cáo phù hợp.
- Hệ thống website: Metadata của một trang web bao gồm tiêu đề, nội dung mô tả, thời điểm xuất bản và vô số thông tin khác. Các thông tin này đều là dữ liệu để phục vụ việc thiết lập danh mục web.
- Kho lưu trữ tệp tin: Metadata có nhiệm vụ sắp xếp phim, tệp âm nhạc theo trình tự khoa học. Metadata MP3 được xem như điển hình của thư viện kỹ thuật số, giúp người dùng tìm thấy danh sách bài hát, nghệ sĩ, tên tác giả và thời điểm phát hành.
Metadata được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày
Metadata được thể hiện theo các dạng và sắc thái khác nhau, mang theo thông tin bổ sung về nơi tạo ra tài nguyên như: Ai tạo ra? Nó có ý nghĩa như thế nào? Lần truy cập gần nhất là khi nào? cùng nhiều chi tiết khác.
Metadata mô tả đối tượng và bổ sung nhiều sắc thái hơn cho cách thức những đối tượng này thể hiện.
Có 3 dạng Metadata chính gồm: Descriptive (mô tả), Administrative (quản trị) và Structural (cấu trúc).
- Siêu dữ liệu mô tả: Thêm các thông tin về người tạo ra tài nguyên và giải thích rõ tài nguyên đó là gì, gồm những gì.
- Siêu dữ liệu quản trị: Những thông tin về nguồn gốc, quyền truy cập vào tài nguyên và dạng tài nguyên sẽ do siêu dữ liệu này cung cấp.
- Siêu dữ liệu cấu trúc: Các dữ liệu bổ sung về cách tổ chức dữ liệu như các mối liên hệ và cấu trúc đang tồn tại sẽ thuộc siêu dữ liệu này.
Metadata khi đã được xác định trong bối cảnh cụ thể của một chương trình quản trị dữ liệu lớn hơn thì bước quan trọng cuối cùng là tìm kiếm một công cụ quản lý metadata để giúp việc nắm bắt, sắp xếp, đánh giá, lưu trữ hiệu quả hơn. Quy trình này cần đảm bảo tính tự động để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý dữ liệu.
Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng bảng tính, việc nắm bắt, xuất bản và cập nhật siêu dữ liệu trên các dự án dữ liệu hiện tại và tương lai sẽ góp phần làm giảm thời gian tìm kiếm thông tin, qua đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và sáng suốt hơn.
Bằng cách hiểu và đánh giá dữ liệu từ các khía cạnh khác nhau, cùng một chương trình quản trị dữ liệu tích hợp, các công ty/tổ chức có thể xây dựng thành công bảng thuật ngữ toàn diện, đảm bảo giải pháp quản lý và trao quyền cho mọi người dùng dữ liệu để tận dụng những dữ liệu đáng tin cậy.
Cách quản lý siêu dữ liệu hiệu quả
Ngày nay, siêu dữ liệu metadata có mặt khắp mọi nơi, giúp cuộc sống của chúng ta phần nào trở lên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, internet hay bất kỳ mạng công cộng nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
Người dùng có thể tự tạo metadata về bản thân khi đăng ký sử dụng các dịch vụ số. Do vậy, việc bảo mật dữ liệu cá nhân nên được chú trọng đặc biệt. Nếu cảm thấy không tin tưởng với ứng dụng nào đó, bạn không nên cung cấp/nhập thông tin cá nhân của mình.
Trên đây là những chia sẻ về metadata, hy vọng với những thông tin này bạn đọc có thể hiểu hơn về khái niệm siêu dữ liệu cũng như vai trò, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng.
Đừng quên theo dõi Vega Fintech để cập nhật thêm nhiều tin tức công nghệ mới nhất nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Database là gì? Các ứng dụng quan trọng của cơ sở dữ liệu (database)