Hợp đồng điện tử là gì? Nguyên tắc khi ký hợp đồng điện tử

13/04/2023

Hợp đồng điện tử là gì? Nguyên tắc khi ký hợp đồng điện tử

Nội dung

Hợp đồng điện tử đang trở thành xu thế nhờ có nhiều ưu điểm. Đặc biệt, trong thời đại chuyển đổi số cùng xu hướng văn phòng không giấy, việc sử dụng hợp đồng điện tử càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.

I. Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Điều 33 và Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005, thì hợp đồng điện tử được định nghĩa như sau:

"Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận lại và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự"

Hợp đồng điện tử là gì?

Thông tin về hợp đồng điện tử và quy định của loại hợp đồng điện tử

Có thể hiểu đơn giản, hợp đồng điện tử được thiết lập, gửi, nhận và lưu trữ thông qua các phương tiện điện tử như kỹ thuật số, công nghệ điện tử, quang học... Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống hợp đồng văn bản truyền thống.

II. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

1. Thực hiện tất cả các giao kết qua thông điệp điện tử

Đặc trưng của hợp đồng điện tử là giao kết, đề nghị thực hiện giao kết, lưu trữ bằng thông điệp điện tử, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Thông điệp điện tử là thông tin được tạo ra, gửi, nhận và lưu bằng phương tiện điện tử, bao gồm chứng từ điện tử, điện báo, điện tín, email, fax,...

2. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử trên môi trường số

Mọi bước trong quy trình ký kết đều thực hiện trên môi trường số hóa Internet. Hai bên không cần in hợp đồng, tài liệu ra giấy hay gặp mặt trực tiếp để giao kết hợp đồng.

Vì vậy các bên cần thận trọng khi thỏa thuận, soạn, ký kết, lưu trữ hợp đồng. Các hoạt động sửa hợp đồng, điều chỉnh cần có lịch sử chỉnh sửa để làm cơ sở nếu có tranh chấp.

Điều này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử, gồm: bảo mật cao, tìm kiếm dễ dàng, lưu trữ an toàn, tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian.

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng điện tử

3. Có tối thiểu 3 chủ thể góp mặt vào hợp đồng điện tử

Hợp đồng truyền thống chỉ cần 2 chủ thể là bên bán và bên mua. Nhưng với hợp đồng điện tử, ngoài 2 chủ thể bán và mua thì cần chủ thể thứ 3 là các nhà cung cấp mạng hay cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử có vai trò đảm bảo giá trị pháp lý cho hợp đồng. Chủ thể thứ 3 không tham gia vào hoạt động đàm phán, ký kết hợp đồng điện tử mà chỉ hỗ trợ đảm bảo hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý và thực hiện hiệu quả.

4. Áp dụng hợp đồng điện tử trong phạm vi nhất định

Hợp đồng điện tử không áp dụng cho tất cả giao dịch. Theo Luật giao dịch điện tử 2005 thì loại hợp đồng này chỉ áp dụng với lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh doanh hoặc hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Hợp đồng điện tử không áp dụng với một số giao dịch như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh...

5. 3 nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được quy định theo Điều 35 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định như sau:

3 nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Căn cứ theo điều luật này có thể thấy pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử khi giao kết, thực hiện, yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, bảo mật,... nhưng trong khuôn khổ pháp luật.

III. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử

Tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí: Các thao tác, quy trình liên quan đến hợp đồng điện tử đều được thực hiện thông qua nền tảng internet nhanh chóng. Nhờ đó, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, chi phí cho các bên tham gia.

Minh bạch cao: Nội dung trong hợp đồng điện tử có tính minh bạch cao. Các bên tham gia được tự do thỏa thuận về điều khoản, bổ sung nội dung theo đúng quy định của pháp luật.

Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử

Những lợi ích quan trọng của hợp đồng điện tử

Dễ lưu trữ, quản lý: So với hợp đồng văn bản giấy tốn kém chi phí in ấn, quản lý, lưu trữ thì hợp đồng điện tử giúp tối ưu các công việc này. Các thông tin của hợp đồng đều được lưu trữ trong hệ thống điện tử, giúp các bên dễ dàng tìm kiếm, truy cập, tra cứu các loại hợp đồng.

Đơn giản, tiện lợi: Hợp đồng điện tử tích hợp với nhiều loại chữ ký số hỗ trợ việc ký kết nhanh chóng, không mất thời gian và công sức ký tay. Người dùng có thể ký hợp đồng điện tử mọi nơi, mọi lúc trên các thiết bị có kết nối mạng. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử diễn ra nhanh chóng mà các bên không cần gặp mặt trực tiếp.

IV. Nguyên tắc cần chú ý khi ký kết hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được quy định theo Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau:

Nguyên tắc cần chú ý khi ký kết hợp đồng điện tử

V. Những quy định về hợp đồng điện tử

Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định về giao kết hợp đồng điện tử như sau:

Những quy định về hợp đồng điện tử

VI. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Theo Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005 hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng truyền thống. Cụ thể: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”

Bên cạnh đó, Điều 14 Luật giao dịch điện tử 2005 cũng có quy định:

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Hiểu đúng về hợp đồng điện tử giúp khách hàng áp dụng thành công, tiết kiệm thời gian, bảo vệ được quyền lợi của mình. Trên đây là những thông tin về hợp đồng điện tử và những lưu ý về tính pháp lý khi áp dụng hình thức ký kết này. Mong rằng thông tin Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử.