Chữ ký số là gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số

12/04/2023

Chữ ký số là gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số

Nội dung

Chữ ký số là công cụ đắc lực của doanh nghiệp. Đây được xem là giải pháp hoàn hảo của mọi doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch điện tử. Cùng tìm hiểu về chữ ký số và các loại chữ ký số phổ biến nhất trên thị trường.

I. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là chữ ký điện tử dùng để thay thế cho chữ ký thường bằng tay trên văn bản tài liệu hay các thiết bị điện tử. Thông qua chữ ký số này sẽ giúp xác thực được người gửi tài liệu đối với các giao dịch điện tử và đảm bảo rằng nội dung gốc của tài liệu không bị thay đổi sữa chữa.

Chữ ký số là gì?

Thông tin về chữ ký số trên thị trường hiện nay

Hầu hết các cá nhân và đơn vị tổ chức đều sử dụng chữ ký số. Một số trường hợp được yêu cầu sử dụng chữ ký số như: kê khai thuế, nộp thuế qua phương tiện điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử cần có chữ ký điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử... Chữ ký số là bước tiến lớn trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

Xem thêm: Chữ ký điện tử và lợi ích to lớn trong thời đại số

II. Lợi ích của chữ ký số

1. Đảm bảo được tính pháp lý trong giao dịch trực tuyến

Chữ ký số sử dụng công nghệ cao, độ bảo mật thông tin tuyệt đối nên có thể xác nhận tính pháp lý cho các tài liệu điện tử. Sử dụng chữ ký số đảm bảo được tính nguyên bản của tài liệu được gửi đi. Đồng thời là căn cứ xác định người gửi chính xác, tránh giả mạo thông tin

Các tài liệu điện tử sử dụng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với văn bản được đóng dấu và ký tay. Chữ ký số là phương thức để công nhận tính pháp lý của văn bản điện tử.

2. Đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin tài liệu

Chữ ký số sử dụng công nghệ bảo mật mà chỉ có người nhận văn bản đã ký mới mở được văn bản, đảm bảo v không bị thay đổi sửa chữa.Ngăn chặn giả mạo chữ ký

Việc tạo ra một chữ ký số giống với chữ ký số đang sử dụng, có khả năng kiểm tra bằng mã hóa công khai là bất khả thi. Theo nghiên cứu của chuyên gia, khả năng giả mạo chữ ký số là vô cùng thấp, trong khi giả mạo chữ ký tay có thể lên đến 55 - 70%.

Tài liệu điện tử được ký số thì không thể thay đổi, mọi thay đổi dù lớn hay nhỏ đều bị phát hiện nhờ công nghệ mã hóa công khai. Khi tài liệu thay đổi chữ ký số, khóa công khai sẽ không tương thích với bí mật, đồng nghĩa với việc người nhận không thể sử dụng khóa công khai để giải mã tài liệu. Một khi đã ký số, tài liệu sẽ không có cơ hội thay đổi dù là một phần hay toàn bộ nội dung.

Lợi ích của chữ ký số

Chữ ký số mang lại cho người dùng nhiều lợi ích

3. Hỗ trợ xử lý công việc tiết kiệm thời gian

Chữ ký số giúp giảm thời gian và công sức xử lý giấy tờ cho doanh nghiệp. Thay vì in tài liệu, lưu trữ, ký tay, có thể ký hàng loạt văn bản điện tử trên máy tính và gửi trực tiếp cho lãnh đạo, đối tác… thông qua internet. Ngay cả khi người ký không có mặt thì việc ký vẫn hoàn toàn thực hiện được trên điện thoại với chữ ký số sử dụng công nghệ ký từ xa. Loại chữ ký số này có khả năng phân quyền sử dụng giữa các phòng ban, bộ phận ở trong công ty, làm giảm thời gian di chuyển hay chờ tới lượt ký.

4. Xác định nguồn gốc của văn bản

Chữ ký số cho phép xác định tác giả và tính nguyên gốc của văn bản. Chính vì không thể thay đổi sau khi ký số nên ngay cả khi chỉ có duy nhất 1 chữ số bị chỉnh sửa thì văn bản cũng không đem lại kết quả kiểm tra trùng khớp, từ đó dẫn đến bị vô hiệu.

Để xác định tính toàn vẹn, nguồn gốc của một tài liệu thì chữ ký số là công cụ duy nhất làm được điều này. Một văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số sẽ là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia giao dịch điện tử

III. Các loại chữ ký số hiện nay

1. Chữ ký số USB Token

Chữ ký số USB Token là chữ ký số sử dụng chiếc USB ký số để tích hợp phần mềm. Đây là chữ ký số được sử dụng phổ biến nhất.

Để sử dụng chữ ký số USB Token cần cài đặt tiện ích ký số trên máy tính. Khi sử dụng, USB sẽ cắm trực tiếp vào máy tính. Tiếp theo, tiến hành đăng nhập vào chữ ký số của mình bằng một mã PIN và thực hiện các thao tác giao dịch.

2. Chữ ký số HSM

Chữ ký số HSM (Hardware Security Module) sử dụng thiết bị HSM để lưu trữ cặp khóa và chứng thư số. Loại chữ ký này được cài đặt cho các ứng dụng chữ ký số với yêu cầu tốc độ cao, đáp ứng xác thực và mã hóa ngay lập tức.

Để cắm vào máy tính hoặc một thiết bị độc lập có kết nối mạng HSM sẽ được sản xuất ở dạng thức một thẻ PCMCIA hoặc card PCI. Chữ ký HSM cho phép người dùng cùng lúc thực hiện hàng nghìn chữ ký, thay vì 4 - 5 chữ ký như USB Token.

Các loại chữ ký số hiện nay

4 dạng chữ ký số sử dụng nhiều nhất hiện nay

3. Chữ ký số SmartCard

Chữ ký số SmartCard khác biệt hoàn toàn với USB Token và HSM bởi nó được tích hợp trên sim điện thoại. Nhờ đó, người dùng có thể nhanh chóng thực hiện ký số ngay trên điện thoại di động mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên, chữ ký số SmartCard còn tồn tại hạn chế là phải phụ thuộc vào loại SIM mà nhà cung cấp lựa chọn. Đồng thời, khi thuê bao nằm ngoài vùng phủ sóng, người dùng phải chấp nhận rủi ro như không thể thực hiện ký số, ký số chậm,...

4. Chữ ký số từ xa

Chữ ký số từ xa (Remote Signature) được sử dụng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Với chữ ký số này, người dùng dễ dàng ký số mọi lúc mọi nơi, như trên điện thoại, máy tính...

Tuy vậy, loại chữ ký số này chưa được áp dụng rộng rãi bởi còn một số vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu mà nhà cung cấp đang nghiên cứu.

IV. Chữ ký số nào là tốt nhất hiện nay

Trong bài viết này Vega Fintech sẽ giới thiệu cho các bạn 3 loại chữ ký số tốt nhất hiện nay.

1. Chữ ký số điện tử Viettel-CA

Viettel-CA được cung cấp bởi Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Chữ ký Viettel sử dụng nhiều trong các dịch vụ hành chính công như kê khai thuế qua mạng, đấu thầu trực tuyến, hải quan điện tử, các giao dịch điện tử...

Bên cạnh chữ ký số USB, Viettel còn phát triển Mobile-CA sử dụng ứng dụng trên sim di động Viettel giúp người dùng thực hiện ký văn bản ở những nơi có mạng Viettel phủ sóng.Chữ ký số trên sim của Viettel đã khắc phục nhược điểm thiếu linh hoạt của USB token nhưng lại bất tiện cho người dùng không sử dụng mạng Viettel.

Chữ ký số nào là tốt nhất hiện nay

Chữ ký số được phát triển bởi Viettel

2. Chữ ký số điện tử VNPT-CA

VNPT-CA là giải pháp chữ ký số đến từ Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT. VNPT-CA được công nhận về tính pháp lý tương đương con dấu và chữ ký doanh nghiệp. Chữ ký số VNPT có thể sử dụng trong các giao dịch điện tử như ký hợp đồng, kinh doanh trực tuyến, ký kết văn bản thỏa thuận...

Giá chữ ký số VNPT cao nhất trên thị trường nên không phù hợp cho doanh nghiệp mới thành lập.

3. Chữ ký số điện tử BKAV-CA

BKAV-CA phát triển bởi tập đoàn Công nghệ BKAV. BKAV-CA cho phép ký số trong các dịch vụ hành chính công và các giao dịch điện tử thông thường. Bên cạnh đó, còn tích hợp vào hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước giúp các đơn vị Ngân hàng dễ dàng giao dịch với đơn vị này.

BKAV-CA có nhược điểm là chỉ có thể ký được trên máy tính, chưa hỗ trợ nhiều người ký trên cùng 1 tài liệu, khó kiểm soát việc ký số của các đối tượng cùng sử dụng.

Các doanh nghiệp có thể an tâm sử dụng Chữ ký số. Bởi đây là thiết bị đảm bảo an toàn, có độ chính xác, tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu cao. Chữ ký số được xem là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký. qua đó giúp cá nhân, tổ chức yên tâm hơn với giao dịch điện tử của mình. Chúng tôi hy vọng rằng với mỗi chia sẻ mà chúng tôi đem đến về chữ ký số sẽ là một phần nhỏ hỗ trợ bạn trong công việc cũng như nghiên cứu.