Nợ chú ý là một trong 5 nhóm nợ quá hạn và có số lượng người mắc phải tương đối cao. Việc để rơi vào tình trạng nợ chú ý sẽ tác động tiêu cực đến điểm tín dụng cũng như khiến bạn gặp khó khăn trong việc vay vốn. Cùng Vega Fintech tìm hiểu về nhóm nợ chú ý và cách thoát khỏi tình trạng này nhé.
Nợ chú ý hay còn gọi là nợ nhóm 2 - là nhóm nợ quá hạn thanh toán từ trên 10 ngày đến 90 ngày, khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu những vấn tiếp tục chậm trả.
Trong lĩnh vực tín dụng có 5 nhóm nợ như sau:
Nợ nhóm 1 (Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ quá hạn nhẹ nhàng nhất, người vay quá hạn trả nợ dưới 10 ngày. Nợ nhóm 1 được đánh giá là nợ trong hạn, vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi.
Nhóm 2 (Nhóm nợ chú ý): Đây là nhóm nợ quá hạn trả nợ từ trên 10 ngày đến 90 ngày, khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn tiếp tục bị chậm trả.
Nhóm 3 (Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Khoản nợ đã quá hạn trả nợ từ trên 90 ngày đến 180 ngày, dù đã được gia hạn trả nợ lần đầu. Xem thêm: Nợ xấu nhóm 3
Nhóm 4 (Nhóm nợ nghi ngờ): Khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày dù đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
Nhóm 5 (Nhóm nợ rủi ro cao, có khả năng mất vốn): Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên nhưng vẫn chưa thanh toán. Đây là khoản nợ xấu nhất, nặng nhất và bạn sẽ không thể vay được ở đơn vị tín dụng nào nếu rơi vào nhóm nợ này.
Nợ chú ý thuộc nợ nhóm 2 nhưng chưa rơi vào nhóm nợ xấu
Mặc dù nợ chú ý - nợ nhóm 2 chưa bị đánh giá là nợ xấu, nhưng đây là tình trạng báo động, hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang vay vốn cần phải hoàn thành trả nợ đúng hạn nếu không muốn rơi vào nhóm nợ tồi tệ hơn bởi nợ xấu là hành vi tài chính tiêu cực và để lại nhiều hệ lụy.
Lý do khiến người vay rơi vào nhóm nợ chú ý là bởi không thanh toán nợ đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng tín dụng, thậm chí sau khi đã được cơ cấu lại nợ, được gia hạn thời gian trả nợ nhưng vẫn tiếp tục chậm trả.
Lỗi này thường hay mắc nhất ở những người mở thẻ tín dụng nhưng lại ít sử dụng nhưng lại không khóa thẻ, hủy thẻ, do vậy họ dễ bị quên mất thời hạn sao kê và trả những khoản phí thường niên hoặc phí phát sinh.
Việc người dùng không thanh toán số tiền tối thiểu ghi trong sao kê thẻ tín dụng rất dễ khiến bạn rơi vào nhóm nợ chú ý, thậm chí nếu tiếp tục không thanh toán, bạn sẽ rơi vào nợ nhóm 3 - nhóm nợ xấu.
Cá nhân không thanh toán nợ đúng hạn dễ bị rơi vào nhóm nợ cần chú ý
Ngoài ra, những người thường xuyên chi tiêu hết hạn mức thẻ tín dụng và không có khả năng chi trả cũng rất dễ bị rơi vào nhóm nợ chú ý. Việc chi tiêu quá tay này cho thấy bạn đang có vấn đề về tài chính hoặc không biết cách kiểm soát chi tiêu.
Một số người mua hàng trả góp (mua điện thoại, máy tính, xe máy trả góp…) nhưng không thanh toán đúng hạn cũng rất dễ rơi vào nhóm nợ này.
Bạn cần phải nhớ việc chậm trả nợ khiến bạn rơi vào nhóm nợ chú ý không chỉ làm giảm điểm tín dụng cá nhân (điểm CIC) khiến bạn khó khăn khi vay tiền hoặc mua hàng trả góp sau này mà bạn sẽ phải trả phí phạt, lãi phạt cho hành vi thanh toán nợ chậm này. Thông thường, những khoản phí phạt và lãi phạt sẽ rất cao và nó sẽ khiến cho khó khăn tài chính thêm chồng chất.
Bất kể bạn vay thế chấp (vay tiền có tài sản đảm bảo) hay vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) thì ngân hàng và cách tổ chức tài chính cũng phải trả cứu lịch sử tín dụng của bạn trước khi duyệt hồ sơ vay vốn.
Đối với những người đang gặp vấn đề về nợ, các ngân hàng sẽ phải xem xét thật kỹ, thậm chí những khách hàng đang mắc nợ xấu sẽ bị từ chối cho vay cho mức độ rủi ro và khả năng mất vốn quá cao, người vay khó đảm bảo khả năng trả nợ..
Nếu đang thuộc nhóm nợ chú ý, việc vay tiền ngân hàng sẽ rất khó khăn
Mặc dù nợ chú ý là nhóm nợ chậm trả thuộc dạng nhẹ, thế nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ gặp thuận lợi khi vay vốn bởi các ngân hàng sẽ nghi ngờ về khả năng thanh toán của bạn, do vậy việc duyệt vay sẽ rất phức tạp, thậm chí không thể vay từ các ngân hàng.
Khi bạn đang rơi vào nhóm nợ chú ý nhưng cần vay vốn, vậy cách sau đây sẽ khiến cho khả năng được duyệt vay của bạn cao hơn:
Trước tiên, bạn cần phải trả hết khoản vay cũ, khoản nợ cần chú ý càng sớm càng tốt trước khi đăng ký gói vay mới.
Tìm người bảo lãnh vay: Nếu có người đứng ra bảo lãnh khoản vay giúp bạn chứng minh được phần nào khả năng trả nợ, ngân hàng xem xét cấp gói vay cho bạn. Người bảo lãnh vay phải là người có lịch sử tín dụng tốt và chưa từng bị nợ xấu.
Sử dụng tài sản đảm bảo: Đây là phương pháp hữu hiệu và phổ biến nhất để đảm bảo khả năng trả nợ của bạn. Nếu như tài sản thế chấp của bạn đáp ứng được điều kiện của ngân hàng thì khả năng được duyệt vay sẽ cao hơn.
Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, thanh toán xong khoản nợ chậm trả nhưng vẫn bị ghi nhận tình trạng nợ trên hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam - CIC.
Theo quy định, nếu khoản vay quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng và người vay đã tất toán thì CIC sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng, có nghĩa là lịch nợ tiêu cực của bạn sẽ không xuất hiện trên lịch sử tín dụng.
Cách xoá nợ chú ý tối ưu nhất
Đối với các khoản vay chậm thanh toán và bị liệt vào nhóm nợ cần chú ý, sau khi hoàn thành trả nợ, khách hàng có thể yêu cầu làm bản xác nhận đã chi trả kèm theo lý do trễ hạn tín dụng của mình. Thông thường, lịch sử nợ chậm trả trên CIC sẽ được xóa sau 12 tháng kể từ ngày tất toán khoản vay.
Nếu bạn đang rơi vào nhóm nợ cần chú ý và có nhu cầu vay tiền, chắc hẳn bạn sẽ muốn nhanh chóng thoát khỏi nhóm nợ này và xóa tình trạng nợ trên hệ thống CIC. Thực tế, việc xóa lịch sử nợ tiêu cực là không đơn giản và cần nhiều thời gian do Trung tâm thông tin tín dụng
Việt Nam có trách nhiệm phải đảm bảo tính nguyên vẹn của thông tin tín dụng cá nhân và không được điều chỉnh dữ liệu trừ khi có văn bản đề nghị với lý do dẫn đến sai sót dữ liệu.
Hiện nay, CIC đã những cung cấp lịch sử nợ xấu đối với các khoản nợ dưới 10 triệu đồng, tức là nếu bạn chậm trả khoản nợ dưới 10 triệu thì bạn sẽ được xóa lịch sử nợ xấu ngay khi hoàn thành trả nợ bao gồm cả tiền gốc, lãi và phí phạt.
Thoát nợ chú ý và những luy ý cho khách hàng cá nhân
Với khoản nợ chú ý hoặc nợ chậm trả có giá trị từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, bạn cần hoàn thành trả nợ và đợi 1 năm tiếp theo để được xóa lịch sử xấu. Việc CIC ngừng cung cấp lịch sử nợ xấu không có nghĩa là dữ liệu nợ xấu biến mất mà nó vẫn được lưu trữ trên hệ thống, do vậy
Để thoát khỏi nợ nhóm 2 hoặc không bao giờ bị rơi vào nhóm nợ này, khi vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, người vay cần chú ý đến thời hạn trả nợ trên hợp đồng, đồng thời có kế hoạch sử dụng vốn cũng như kế hoạch trả nợ hợp lý để không bị rơi vào tình trạng nợ trả chậm.
Nếu bạn đang thuộc nhóm nợ chú ý, phải tìm cách trả nợ càng sớm càng tốt, tránh để rơi vào nợ nhóm 3 hoặc những nhóm nợ xấu hơn bởi bạn sẽ không thẻ vay vốn nếu như có lịch sử nợ xấu. Hãy theo dõi Vega Fintech để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé!