Web API là gì? Những tính năng nổi bật khi sử dụng web API

24/05/2023

Web API là gì? Những tính năng nổi bật khi sử dụng web API

Nội dung

Nhiều nhà lập trình đánh giá Web API có nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ tốt cho lập trình Web. Để hiểu rõ hơn Web API và đặc điểm nổi bật của loại API này, mời các bạn theo dõi bài viết.

1. Web API là gì?

Web API (Application Programming Interface) là một giao diện lập trình ứng dụng được cung cấp bởi các ứng dụng web để cho phép các ứng dụng khác tương tác với chúng thông qua mạng Internet. Web API thường được sử dụng để cung cấp các dịch vụ web, cho phép các ứng dụng khác có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên của một ứng dụng web.

Web API là gì?

Thông tin cơ bản về web API mà bạn cần biết

Chúng ta thường thấy web API phổ biến tại: API của Google Maps, Twitter, Facebook, YouTube, Amazon, v.v. Các Web API có thể được cung cấp dưới dạng RESTful (Representational State Transfer) hoặc các giao thức khác như SOAP (Simple Object Access Protocol) và XML-RPC (XML Remote Procedure Call).

Xem thêm: API Gateway là gì? Cấu hình và tính năng của API Gateway

2. Ưu điểm của web API

Web API sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Dưới đây là danh sách những ưu điểm của Web API:

Đa nền tảng: Web API có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, macOS, Linux, Android, iOS, v.v. Sử dụng rộng rãi trên các ứng dụng như: Desktop, mobile và Website.

Mở: Web API cung cấp một phương thức để các ứng dụng khác có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên của một ứng dụng web mà không cần phải quan tâm đến cấu trúc bên trong của ứng dụng đó. Điều này giúp cho việc phát triển ứng dụng diễn ra nhanh chóng hơn và giảm thiểu các lỗi do việc sử dụng không chính xác các tài nguyên.

Linh hoạt: Web API cho phép các ứng dụng khác truy cập vào các tài nguyên của một ứng dụng web thông qua giao thức HTTP và có thể truyền các tham số khác nhau cho mỗi yêu cầu. Điều này giúp cho các ứng dụng khác có thể sử dụng các dịch vụ của một ứng dụng web theo cách phù hợp với nhu cầu của chúng. Linh hoạt với các dạng dữ liệu trả về Client: XML, Json hay định dạng khác.

Ưu điểm của web API

Lợi ích của web API mang lại

Tương tác: Web API cho phép các ứng dụng khác có thể giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin hoặc thực hiện các thao tác phức tạp hơn. Ví dụ, một ứng dụng có thể sử dụng API của một ứng dụng khác để tạo ra một trang web tùy chỉnh cho người dùng.

Tiết kiệm chi phí: Sử dụng Web API cho phép các ứng dụng khác sử dụng các tài nguyên của một ứng dụng web mà không cần phải triển khai và duy trì các hạ tầng phức tạp. Điều này giúp giảm thiểu chi phí cho việc phát triển ứng dụng và cho phép các ứng dụng khác sử dụng các dịch vụ của một ứng dụng web với chi phí thấp hơn.

3. Những tính năng trên web API

Web API hỗ trợ restful và các phương thức như: Get/Post/put/delete dữ liệu, giúp xây dựng HTTP server đơn. Hỗ trợ đầy đủ những thành phần của HTTP: caching, URI, versioning, request/response headers, content format.

Tự động hóa sản phẩm: giúp người dùng dễ dàng tự động quản lý công việc. Cập nhật luồng công việc tạo hiệu quả tốt.

Tích hợp linh động: cho phép lấy nội dung ở bất kỳ Website nào đó một cách dễ dàng, khiến trải nghiệm người dùng tăng lên. API giúp công ty chia sẻ thông tin được chọn, tránh những yêu cầu không mong muốn.

Cập nhật thông tin theo thời gian thực: giúp thay đổi và cập nhật thông tin mới theo thời gian thực, giúp những thông tin truyền đi tốt, chính xác hơn và dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn.

Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng: Bất kỳ người dùng nào sử dụng cũng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ.

Hỗ trợ các thành phần MVC như: controller, routing, action result, model binder, filter, IoC container, unit test, dependency injection.

Những tính năng trên web API

Những tính năng chính của web API trong hệ thống API

4. Cách thức hoạt động của web API

Khi website thực hiện một lệnh API để lấy thông tin thì sẽ trả về nội dung dạng JSON hoặc XML. 4 bước sau giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động lấy dữ liệu qua Web API.

Xây dựng URL API gửi tới máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

Sau khi nhận được thông tin máy chủ cung cấp, ứng dụng nguồn thực hiện kiểm tra xác thực và tìm tới nguồn nội dung để tạo nội dung trả về phù hợp nhất.

Phía server gửi lại thông tin theo định dạng JSON hoặc XML qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

Website yêu cầu phân tích các dữ liệu JSON/SML gửi tới để thực hiện các hoạt động như lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu, hiển thị thông tin cho người dùng đọc.

Cách thức hoạt động của web API

Cách thức hoạt động của hệ thống web API

Web API trở thành một phần không thể thiếu trong lập trình website. Web API không chỉ cải tiến hiệu quả hoạt động của web mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng. Hy vọng bài viết của Vega Fintech sẽ giúp các bạn hiểu hơn phần nào Web API, cách thức hoạt động, ứng dụng của Web API.