Vai trò của Fintech trong việc nâng cao sức khoẻ tài chính như thế nào?

13/03/2023

Vai trò của Fintech trong việc nâng cao sức khoẻ tài chính như thế nào?

Nội dung

Fintech đã và đang có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua việc thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ tài chính. Từ việc giúp cho các dịch vụ tài chính trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn, phù hợp hơn với các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành như ngân hàng, Fintech cũng góp phần nâng cao khả năng thanh toán, hợp đồng và đầu tư, cho vay, huy động vốn cộng đồng đặc biệt là giúp nâng cao sức khỏe tài chính. Vậy vai trò này của Fintech cụ thể ra sao, hãy tìm hiểu cùng Vega Fintech!

1. Khái niệm sức khỏe tài chính

Sức khỏe tài chính là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình chính, bao gồm các khía cạnh đa dạng như tiền mặt tiết kiệm, thu nhập để có thể chi trả cho các chi phí cố định, xây dựng giải pháp khi về hưu, hay giá trị tài sản ròng cá nhân. Con số biểu thị này không cố định mà nó sẽ phụ thuộc sự biến động giá cả hàng hóa, dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, hay là tỷ lệ lãi suất… Kết quả của việc kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ khiến cho bạn có thể nắm bắt được những gì bạn đang có, và từ đó xây dựng được cuộc sống ổn định trong tương lai.

Hiện nay, theo dõi, kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân hay doanh nghiệp là việc cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn nhờ vào việc chi tiêu đúng mức mà còn giúp bạn hiểu được tài chính của mình ra sao, tạo ra những dự phòng cho những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai như đau ốm, mất việc hay biến động kinh tế từ thị trường...

Khái niệm sức khỏe tài chính

Đánh giá sức khoẻ tài chính hiện nay

Các dấu hiệu điển hình của sức khỏe tài chính bền vững bao gồm dòng thu nhập ổn định, chi phí thay đổi hiếm gặp, cùng lợi nhuận từ các khoản đầu tư tăng mạnh và số dư tiền mặt có xu hướng tăng lên. Để cải thiện sức khỏe tài chính của mình, bạn cần đánh giá giá trị tài sản ròng hiện tại của mình ra sao, từ đó tạo ngân sách mà bạn có thể gắn bó, xây dựng được quỹ khẩn cấp và thanh toán các khoản nợ.

Các chuyên gia tài chính đã đưa ra các hướng dẫn sơ bộ cho từng chỉ số về sức khỏe tài chính cá nhân, nhưng tình hình của mỗi người là khác nhau vì vậy mỗi người lại có một cách để triển khai kế hoạch tài chính riêng. Đặc biệt Fintech là một trong những công cụ hiệu quả đang được áp dụng thường xuyên để nâng cao sức khỏe tài chính cho khách hàng.

2. Vai trò của công nghệ Fintech

Công nghệ Fintech - nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả

Công nghệ tài chính hay Fintech có thể hiểu là việc áp dụng các công nghệ mới mẻ, thông minh và sáng tạo cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp,dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và tiện lợi với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống trước đó.

Tài chính được phát triển toàn diện phát huy hiệu quả tối đa thông qua ứng dụng Fintech để giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt trong các trường hợp thiên tai, ảnh hưởng do dịch bệnh. Đặc biệt Fintech giúp nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân cho khách hàng bởi chúng cho khách hàng biết được khả năng tài chính của bản thân ra sao, từ đó mang lại những kế hoạch chi tiêu, đầu tư phù hợp nhằm nâng cao tài chính của bản thân để đề phòng trước mọi rủi ro.

Với Fintech, các bạn có thể nâng cao sức khỏe tài chính bằng cách:

- Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể

- Lập ngân sách chi tiêu hợp lý

- Thanh toán các khoản nợ sớm

- Tạo quỹ dự phòng khẩn cấp

- Đầu tư tài chính

Vai trò của công nghệ Fintech

Fintech đóng vai trò rất lớn trong hệ thống và sự phát triển của lĩnh vực tài chính hiện nay

Fintech với vai trò thay đổi các kênh dịch vụ truyền thống

Fintech thường được sử dụng thường xuyên cho các lĩnh vực đa dạng, bao gồm: Dịch vụ tín dụng, tiền gửi và huy động vốn; Dịch vụ thanh toán, hay bù trừ và quyết toán, bao gồm cả tiền kỹ thuật số; Dịch vụ quản lý đầu tư bao gồm cả thương mại; và cả ngành Bảo hiểm.

Các tác động mà Fintech tạo ra khẳng định tầm quan trọng trên các nền tảng công nghệ mới mang lại:

Thay đổi các kênh dịch vụ tài chính truyền thống phù hợp hơn với xu thế: Xu hướng phát triển mạnh mẽ của những kênh bán hàng qua kênh Internet như dịch Internet banking; Mobile banking; hay là Ngân hàng Kỹ thuật số; Tablet Banking… thuận tiện hơn, đảm bảo và đặc biệt là an toàn hơn chính là nhờ tác động của Fintech.

Ứng dụng công nghệ cao như Big Data từ đó có thể phân tích hành vi của khách hàng, giảm bớt chi phí nhưng vô cùng hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thay đổi thị trường lao động lĩnh vực tài chính: Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ gia tăng.

Fintech với vai trò thay đổi các kênh dịch vụ truyền thống

Fintech giúp thay thế một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ so với kênh truyền thống

Fintech mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho khách hàng

Bên cạnh việc quan tâm tới các mô hình ngân hàng truyền thống, Fintech còn là nguồn tiếp cận mới mẻ hơn cho các khách hàng có thể đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả từ đó cải thiện được sức khỏe tài chính của mình. Fintech không những giúp giảm chi phí khi tìm kiếm thông tin mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng như:

- Tiếp cận tức thì: Khả năng của công nghệ hiện đại có thể mang dịch vụ đến cho mọi người ở bất kỳ nơi nào và chỗ nào họ cần là động lực lớn và cũng là điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy tài chính toàn diện đầy đủ.

- Chi phí thấp không đáng kể: Với việc cung cấp dịch vụ tài chính hiệu quả hơn, công nghệ Fintech có thể giúp dịch vụ trở thành chấp nhận được với cả những khách hàng thu nhập thấp hơn và điều này khiến cho nhiều người sử dụng dịch vụ hơn.

- Bảo đảm an toàn: Khi không sử dụng đến tiền mặt, dịch vụ tài chính đa dạng của Fintech sẽ trở nên an toàn hơn và minh bạch hơn cho cá nhân, hay các doanh nghiệp và cả Chính phủ.

- Sản phẩm và kênh phân phối đổi mới đa dạng: Những mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ mới hiện đại có thể mở ra nhiều sản phẩm và phương thức phân phối mới dễ dàng sử dụng và thêm nhiều giá trị gia tăng, thêm nhiều lợi nhuận hơn so với các sản phẩm truyền thống.

- Nâng cao năng suất: Khi sản phẩm được cung cấp thuận tiện hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng thời đại mới, rõ ràng khách hàng được lợi nhiều hơn dù cho nguồn lực của hộ gia đình và doanh nghiệp không thay đổi.

Xem thêm: Công ty Fintech là gì? Top 6 Công ty Fintech tốt nhất Việt Nam

3. Dự đoán sự phát triển của công nghệ Fintech trong tương lai

Nhờ có khả năng tái định hình ngành tài chính ngân hàng với việc tác động mạnh mẽ đến các yếu tố quan trọng của ngành, do vậy chắc chắn Fintech sẽ còn đổi mới và hoạt động mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là với nhiều ưu thế nổi bật khó có thể bỏ qua tại thị trường Việt Nam.

Fintech với nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là đất nước có lợi thế nhất định về cơ sở hạ tầng cho Fintech, với hơn 70% dân số sử dụng internet, 145,8 triệu thuê bao đăng ký điện thoại chính chủ (150% dân số) trong đó 95% là điện thoại thông minh, tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội cũng tương đối cao đạt 73%.

Theo Bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu trong năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam đang được xếp hạng 70 thế giới, trong đó TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có mạng lưới công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng đặc biệt là nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến tiện lợi hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây chứng tỏ thị trường để phát triển công nghệ tài chính này ở nước ta là cực kỳ lớn.

Không chỉ các startup Fintech mới tham gia vào cuộc đua, mà nhiều ngân hàng thương mại cũng đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, hay TPBank… nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng an toàn, nhanh chóng, thông suốt.

Fintech với nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam

Fintech ngày càng có nhiều cơ hội phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với tài chính Việt Nam

Các lĩnh vực hoạt động của Fintech tại Việt Nam cực kỳ đa dạng, mang lại giá trị cao

Có thể nói, với nhiều lĩnh vực khác nhau, Fintech hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa với các lĩnh vực:

1. Thanh toán với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay và Momo... hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS4 như Hottab, hay SoftPay;

2. Gọi vốn, các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, Betado hay là FirstSetp...;

3. Cho vay trực tuyến nhanh chóng

4. Quản lý tài chính cá nhân như BankGo, hay Moneylover, Mobivi;

5. Quản lý dữ liệu như Trusting, Social, và Circle Bii;

6. Chuyển tiền như Matchmovie và Cash2v;

7. Blockchain như Bitcoin Vietnam hay VBTC Bitcoin.

Về giá trị giao dịch, thị trường Fintech Việt Nam cũng cho thấy mức tăng cao của Fintech nói chung, từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên tới 12,9 tỷ USD vào năm 2021 (Iris, 2021). Theo đó, các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan về tiềm năng phát triển Fintech tại Việt Nam trong tương lai khi rót thêm hàng chục triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở trong nước. Khảo sát của UOB và cộng sự trong năm 2021 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN về nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của Fintech với 375 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư của 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực Châu Á.

Fintech tại Việt Nam với những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ

Để thúc đẩy Fintech phát triển, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan, như:

Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn năm 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014);

Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016);

Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016);

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016);

Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017);

Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính cả nước (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017);

Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử và tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017).

Như vậy, Fintech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, góp phần thay đổi bộ mặt của lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới. Với điều kiện hiện tại của Việt Nam cho thấy, trong bối cảnh hội nhập và phát triển không ngừng, triển vọng phát triển Fintech tại Việt Nam rất lớn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo, quản lý rủi ro, đặc biệt là an ninh, bảo mật thông tin và an ninh mạng cho cả ngành tài chính nói chung.

Là một trong những đơn vị tiên phong cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, Vega Fintech luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm, công nghệ tài chính tốt nhất, tối ưu nhất cho khách hàng.