Sim rác được xem là một trong những tác nhân gây ra cuộc gọi lừa đảo, những tin nhắn làm phiền. Vậy tại sao nhiều người vẫn sử dụng sim rác? Hãy cùng Vega Fintech tìm hiểu ngay.
Khái niệm “Sim rác” xuất hiện từ rất sớm, dùng để chỉ những số sim điện thoại không chính chủ, hình thức dãy số không theo quy luật nào, không có giá trị về mặt thẩm mỹ hay sưu tầm. Sim rác thường có nhiều khuyến mãi nghe, gọi, dùng 4G để vào mạng nên được nhiều người mua để sử dụng trong thời gian ngắn, khi hết khuyến mãi thì lập tức bỏ đi.
Thuật ngữ “sim rác” ám chỉ cả sim chính chủ và sim phát tán nội dung rác
Nhiều cá nhân thích sử dụng sim rác bởi họ có thể dùng để đăng ký các tài khoản trên mạng xã hội, nhắn tin quảng cáo sản phẩm dịch vụ, tạo tài khoản chơi game…Thế nhưng chính những điều này lại gây phiền toái cho những người khác, thậm chí dùng sim rác để lừa đảo.
Theo quy định, từ tháng 8/2022 trở đi, mọi thuê bao mới phải được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có nghĩa là khi đi mua sim, người mua phải đem theo CMND/CCCD để đăng ký sim chính chủ.
Mặc dù vậy, tại nhiều cửa hàng sim thẻ tư nhân, khách hàng vẫn có thể mua sim mà không cần đem theo giấy tờ như quy định dẫn đến sim rác vẫn lọt ra thị trường.
Sim rác ra đời do phát tán nhiều tin nhắn rác. Tin nhắn rác là một dạng dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp thông qua việc trực tiếp nhắn tin cho người tiêu dùng để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Thế nhưng khi những tin nhắn này không cần thiết và gây phiền toái cho người nhận thì sẽ bị xếp vào hàng tin rác, do đó sim phát tán tin rác, cuộc gọi rác sẽ bị gọi là sim rác.
Dùng sim rác phát tán tin sẽ khó truy tìm thủ phạm
Theo các chủ đại lý sim thẻ, khi chịu sức ép doanh số từ nhà mạng, nhân viên sẽ khai khống thông tin cá nhân nhằm kích hoạt sim và đưa xuống các đại lý, bởi vậy mới có thông tin khách hàng mua sim tại cửa hàng tư nhân không cần phải mang theo CMND/CCCD là vì thế.
Một số nhà mạng đặt thời hạn kích hoạt cho sim, sau thời hạn này sim chưa kích hoạt sẽ bị thu hồi về kho. Do đó nếu các đại lý muốn giữ số sẽ phải kích hoạt toàn bộ sim trong kho và nạp tiền, phát sinh cước hàng tháng để duy trì sim.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong số hơn 100 triệu thuê bao di động thì có khoảng 50 triệu thuê bao chỉ dùng dịch vụ thoại và tin nhắn. Mặc dù các nhà mạng đã thu hồi gần 10 triệu sim kích hoạt sẵn nhưng vẫn còn nhiều người vì tâm lý chủ quan, ngại đăng ký thông tin chính chủ nên đã mua sim rác dẫn đến nhiều hệ lụy.
Sim rác được bán tràn lan với mức giá khá rẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sử dụng sim rác hay sim không chính chủ sẽ đem lại rủi ro cho người dùng thế nào. Trong thực tế, không ít người dùng sim rác và liên tục nhận những cuộc gọi đòi nợ, đe dọa từ số máy lạ.
Do sim được đăng ký bằng thông tin của người khác nên bạn không phải chủ sở hữu chính thức, có thể bị chặn bất cứ lúc nào.
Dùng sim rác dễ gặp nhiều rủi ro mất số, mất dữ liệu
Nếu làm mất, hỏng sim, bạn sẽ không thể đến nhà mạng để làm thủ tục khôi phục sim, cũng không thể báo khóa sim bởi sim không được định danh chính chủ.
Dùng sim rác có nguy cơ bị mất dữ liệu do có mức độ bảo mật kém. Nếu bạn dùng sim rác để nhận mã OTP, mã xác minh của ngân hàng hoặc tài khoản mạng xã hội thì nguy cơ bị lộ và mất thông tin là rất lớn.
Sim rác không chính chủ có thể bị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ và thu hồi số bất cứ lúc nào, người dùng sẽ có nguy cơ bị mất số, gián đoạn liên lạc, sử dụng.
Cách thức ra đời và hoạt động của sim rác hầu hết tương tự nhau, đó là: Các đại lý bán lẻ sẽ kích hoạt sẵn sim và bán cho người dùng kèm theo nhiều quảng cáo về những ưu đãi như: Có sẵn tiền trong tài khoản chỉ việc nghe gọi, đã đăng ký gói data 4G dung lượng cao dùng thoải mái…
Người mua sim rác có thể là người lớn tuổi thiếu hiểu biết về quy trình, thủ tục đăng ký sim chính chủ hoặc những người trẻ xác định không gắn bó với số điện thoại này, chỉ dùng một thời gian ngắn hoặc đến khi hết khuyến mãi thì bỏ nên cũng không mặn mà với việc thông tin sim thuộc về ai.
Cần nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng sim không chính chủ
Thậm chí có nhiều đơn vị mua sim rác về để gửi tin nhắn quảng cáo spam đến hàng loạt người dùng khác bởi khó có thể truy tìm được chủ dùng thực sự.
Chính vì nhu cầu khá lớn và giá rẻ, cộng với tâm lý dễ dãi của người dùng nên bất chấp những quy định, lộ trình loại bỏ sim rác của chính quyền thì sim rác vẫn đang được mua, bán trên thị trường và để lại hệ lụy.
Nói tóm lại, sim rác là thuật ngữ dùng để chỉ những sim điện thoại không chính chủ và phát tán thông tin rác gây phiền nhiễu cho người khác. Để loại bỏ hoàn toàn sim rác, ngoài việc dùng chế tài xử phạt, bản thân người dùng cũng cần ý thức rõ những rủi ro mà loại sim này mang lại cũng như tuân thủ việc đăng ký sim chính chủ một cách nghiêm túc.
Tìm hiểu thêm: SIM chính chủ là gì? Cách kiểm tra xem SIM đã chính chủ hay chưa